Hôm thứ hai (6/12), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên sử dụng huyết tương của những người đã phục hồi khỏi COVID-19 để điều trị cho bệnh nhân đang bị bệnh. Tổ chức này nhấn mạnh, bằng chứng hiện tại cho thấy phương pháp điều trị này không cải thiện khả năng sống sót và cũng không giảm nhu cầu sử dụng máy thở đối với bệnh nhân.

Bao cao cua WHO do loi cho dong vat thay vi PTN Vu Han lam bung phat COVID 19 1
(Ảnh minh họa: Mark Van Scyoc/Shutterstock)

Giả thiết cho việc sử dụng huyết tương để điều trị COVID-19 là huyết tương của người đã hồi phục có chứa các kháng thể có thể vô hiệu hóa virus corona mới, ngăn nó tái tạo, cũng như ngăn chặn tổn thương mô.

Tuy nhiên, kết quả một số nghiên cứu thử nghiệm điều trị bằng huyết tương của người đã hồi phục không cho thấy lợi ích rõ ràng trong việc điều trị các bệnh nhân COVID-19 mắc bệnh nặng. Một thử nghiệm ở Hoa Kỳ đã tạm dừng vào tháng 3 sau khi phát hiện ra rằng, huyết tương không có khả năng giúp điều trị các bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ đến trung bình.

Trong một thông báo hôm 6/12, WHO nhận định, phương pháp này cũng tốn kém và mất nhiều thời gian để thực hiện.

WHO tiết lộ, một hội đồng các chuyên gia quốc tế đã đưa ra khuyến cáo quyết liệt trong việc phản đối sử dụng huyết tương của người đã hồi phục để điều trị những bệnh nhân không nghiêm trọng. Hội đồng này cũng khuyến cáo chống sử dụng huyết tương cho những bệnh nhân bị bệnh nặng và nguy kịch, ngoại trừ trong bối cảnh một thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên.

Khuyến nghị mới nhất được đăng trên Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) này dựa trên bằng chứng từ 16 thử nghiệm về phương pháp huyết tương liên quan đến 16.236 bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 ở các mức độ không nặng, nặng và nguy kịch.

Gia Huy (Theo Reuters)

Xem thêm: