Trong 10 ngày đầu của năm 2021, toàn thế giới đã có hơn 1,1 triệu ca phá thai, theo thống kê của trang Worldometer trích xuất dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Embed from Getty Images

Theo Worldometer, hàng năm thế giới có khoảng từ 40 triệu đến 50 triệu ca phá thai, tương đương trung bình có 125.000 ca phá thai mỗi ngày.

Hiện tại, phá thai là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong trên thế giới, với khoảng 42,7 triệu ca phá thai xảy ra trong năm 2020.

Theo Worldometer, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, toàn thế giới có 42,7 triệu ca phá thai. Các nguyên nhân gây tử vong ở người hàng đầu khác gồm: bệnh ung thư (8,2 triệu người), bệnh do hút thuốc lá (5 triệu người) và bệnh HIV/AIDS (1,7 triệu).

Vấn đề sức khỏe được quan tâm nhiều nhất năm 2020 là đại dịch virus corona Vũ Hán. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, số ca tử vong toàn cầu do virus có nguồn gốc Trung Quốc này là khoảng 1,8 triệu người.

Theo thống kê của Worldometer, số nhân mạng bị chết do phá thai trên toàn cầu trong năm 2020 cao hơn tất cả số nạn nhân chết do ung thư, sốt rét, HIV/AIDS, hút thuốc lá, uống rượu và tai nạn giao thông cộng lại.

Tại Mỹ, tỷ lệ phá thai ở phụ nữ da đen cao gấp ba lần so với tỷ lệ phá thai ở phụ nữ da trắng. Theo số liệu phá thai năm 2018 do Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC) cung cấp, phụ nữ da đen có tỷ lệ phá thai cao nhất cả nước và phụ nữ da trắng có tỷ lệ phá thai thấp nhất.

Tỷ lệ phá thai ở phụ nữ da trắng Mỹ là 110 ca trên 1000 trẻ sơ sinh, trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ da đen là 335 ca trên 1000. Hơn một nửa số ca tử vong hàng năm của người da đen tại Mỹ là do phá thai.

Hơn 1/3 (33,6%) của tất cả trẻ chưa sinh tử vong do phá thai tại Mỹ là trẻ em da đen, cho dù người da đen chỉ chiếm 12,3% tổng dân số Mỹ.

Trong khi, người Mỹ da trắng – chiếm 66,6% tổng dân số cả nước, chiếm 38,7% của tất cả các ca phá thai ở Mỹ hàng năm.

Như Ngọc