Sau 25 năm được phổ truyền, chính quyền Trung Quốc vẫn âm thầm đàn áp Pháp Luân Công tại quốc gia này. Bất chấp những thông tin không đúng được tuyên truyền tại Đại Lục và sự ngăn cấm của chính quyền, Pháp Luân Công vẫn phát triển trên toàn cầu và có nhiều hoạt động đáng chú ý trong năm 2017.

Xem Phần 1 tại đây

phap luan cong
Các hoạt động nổi bật của Pháp Luân Công năm 2017 thu hút được sự quan tâm của dư luận

6. Ít nhất có 32 người tập Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Theo thống kê chưa hoàn chỉnh của website minghui.org, đến ngày 20/12/2017, tại 15 tỉnh thành tại Trung Quốc Đại Lục có ít nhất 32 người tập Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, trong đó người lớn tuổi nhất hơn 70 tuổi bao gồm:

  • Ông Lộ Nguyên Phong, 63 tuổi, người Thẩm Dương, năm 2014 bị bắt và xử 3 năm tù, ngày 19/11/2017 sau khi mãn hạn tù về nhà được 3 tuần, đến ngày 9/12 thì qua đời.
  • Bà Vu Quế Hương, 65 tuổi, người thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, ngày 20/6/2017, tức 4 ngày sau khi bị bắt giữ phi pháp thì qua đời.
  • Bà Hoắc Nhuận Chi, 73 tuổi, người huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm, từng bị bắt cóc phi pháp 2 lần, 7 lần bị giam giữ phi pháp, đến ngày 4/11/2017 thì qua đời. Khi còn sống, ở trong nhà tù bà bị bức hại nên bị ung thư, bị các loại cực hình như chích điện, bị đánh, bị treo; thân thể bị tra tấn, tinh thần bị ngược đãi.
dieu hanh
Ngày 20/7/2017, bộ phận người tập Pháp Luân Công tại miền Đông nước Mỹ đã tổ chức diễu hành tại thủ đô Washington DC kỷ niệm ngày 18 năm ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công (Ảnh: Epoch Times)

Cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân hạ lệnh thi hành các chính sách diệt chủng đối với người tập Pháp Luân Công như “đánh chết coi là tự sát”, “giết không tha”. Trong 18 năm qua, cảnh sát tại trại tạm giam, trại lao động cưỡng bức và nhà tù vẫn luôn thi hành các loại cực hình đối với người tập Pháp Luân Công, đồng thời cưỡng chế bắt họ sử dụng các loại thuốc thần kinh.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại Pháp Luân Công từ ngày 20/7/1999 đến nay, qua các thông tin rò rỉ được ra bên ngoài đã có ít nhất hơn 4000 người tập Pháp Luân Công bị bức hại đến chết. Do ĐCSTQ phong tỏa mạng internet nghiêm ngặt và cuộc bức hại vẫn còn đang tiếp diễn, nên con số này có thể chỉ là một con số rất nhỏ so với thực tế.

7. Nhiều người trên thế giới tập Pháp Luân Công

Mặc dù cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn đang diễn ra, nhưng người dân tại các nước như Bắc Mỹ, châu Âu, Nam Mỹ, châu Á, v.v. liên tục có người bước vào tập luyện Pháp Luân Công; có trường đại học tại Mỹ còn thiết kế một môn học để giới thiệu Pháp Luân Công đến sinh viên trong trường.

phap luan cong
Đại học Bắc Carolina phân hiệu tại Aiken giới thiệu Pháp Luân Công cho sinh viên. Ảnh chụp năm 2016, các giáo viên và sinh viên của trường đang tập các bài tập của Pháp Luân Công (Ảnh: NTDTV)

Mùa thu năm 2017, Đại học Bắc Carolina phân hiệu tại Aiken đã mở một môn học danh dự giới thiệu Pháp Luân Công đến sinh viên ưu tú có điểm GAP từ 3,5 trở lên. Tên môn học này là Môn học “Giới thiệu ngồi thiền và tu luyện Pháp Luân Đại Pháp” (Introduction to Falun Dafa Meditation and Cultivation), mã môn học là “HONS 201”.

Ngày 11/11/2017, một bộ phận người tập Pháp Luân Công tại Indonesia đến trường trung học ở bán đảo Batam để giới thiệu Pháp Luân Công cho học sinh và giáo viên.

phap luan cong
Hơn 700 học sinh và giáo viên tại Trường trung học Batam (Indonesia) đang tập Pháp Luân Công (Ảnh: Minghui.org)

Năm 1992, lần đầu tiên ông Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Công tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc; Pháp Luân Công là môn tu luyện lấy “Chân – Thiện – Nhẫn” là tiêu chuẩn, bao gồm 5 bài công pháp. Hiện nay, Pháp Luân Công được truyền rộng đến hơn 100 nước, cuốn sách chính của Pháp Luân Công là Chuyển Pháp Luân đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng. Từ năm 2000 đến năm 2003, ông Lý Hồng Chí đã 4 lần được để cử giải Nobel Hòa bình.

8. 2,6 triệu người ủng hộ kiện Giang Trạch Dân

Tại Trung Quốc Đại Lục, từ tháng 1/2017 đến đầu tháng 12/2017, có ít nhất 31 quan chức từ cấp tỉnh trở nên tham gia vào bức hại Pháp Luân Công bị miễn nhiệm chức vụ, bị đưa ra tòa xét xử, bị ngồi tù. Trong đó có: Tô Vinh, Tôn Chính Tài, Vương Tam Vận, Hoàng Hưng Quốc, Ngô Ái Anh, Dương Hoán Ninh, Tống Lâm, Vũ Trường Thuận, Tôn Hồng Chí, Từ Kiến Nhất, Triệu Lê Bình, Cốc Xuân Lập, Bạch Vân Sơn, Lã Tích Văn, Cái Như Ngân, Tô Hùng Chương, Dương Lỗ Dự, Ngô Thiên Quân, Ngu Hải Yến, Lý Văn Khoa, Trần Húc, Khê Hiểu Minh, Hà Sùng Nguyên, Mạc Kiến Thành, Hứa Tiền Phi, Chu Hóa Thần, Lưu Thiện Kiều, Hà Đình, Lỗ Vĩ, Lý Gia.

>>Bao nhiêu quan to Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công “ngã ngựa” trong năm 2017?

Đây cũng chỉ là một phần nhỏ. Theo thống kê từ trang Minghui.org, trong số những người chịu trách nhiệm trong việc bức hại Pháp Luân Công tại tỉnh Hắc Long Giang, có ít nhất 995 người “xảy ra chuyện”. Trong đó có 388 người bị tử vong, 179 người bị mất chức bị điều tra và bị tù giam. Đến ngày 14/8/2017, ghi nhận được 1368 trường hợp người tham dự bức hại Pháp Luân Công tại tỉnh Hà Bắc bị gặp chuyện xui rủi.

Trong 18 năm bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, rất nhiều người tích cực tham dự bức hại thuộc phe ông Giang Trạch Dân lần lượt được thăng quan, nắm giữ các vị trí quan trọng trong đảng, quân đội và tại các địa phương. Trên bề mặt, những quan to này “ngã ngựa” là do tham ô hủ bại, nhưng có lẽ đó cũng là do thiện ác báo ứng.

phap luan cong
Người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông diễu hành phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục (Ảnh: Epoch Times)

Ông Giang Trạch Dân vì phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, do đó bị gần 210.000 người tập Pháp Luân Công và người nhà của họ khởi kiện. Trên thế giới, đến ngày 8/12/2017, “Hoạt động Toàn cầu ủng hộ người dân Trung Quốc tố cáo hình sự Giang Trạch Dân” thu hút 31 nước và hơn 2,6 triệu người dân trên thế giới lên tiếng hưởng ứng và ủng hộ.

9. Đài Loan từ chối người tham dự bức hại Pháp Luân Công nhập cảnh

Ngày 11/12/2017, Thời báo Tự do của Đài Loan đưa tin, Đài Loan hạn chế những người vi phạm nhân quyền của chính quyền ĐCSTQ đến Đài Loan.

Hội đồng thẩm định những người vi phạm nhân quyền tại Đại Lục được thành lập bởi Cục di dân Trung Hoa Dân Quốc, Ủy ban sự vụ Đại Lục, gần đây có ít nhất 3 người vi phạm nhân quyền, tham gia bức hại Pháp Luân Công bị từ chối cho nhập cảnh vào Đài Loan.

dai loan cam nguoi vi pham nhan quyen
Theo truyền thông Đài Loan, gần đây Hội đồng thẩm định đã từ chối ít nhất 3 trường hợp người của chính quyền Trung Quốc vi phạm nhân quyền, bức hại Pháp Luân Công nhập cảnh vào Đài Loan. Ảnh là Phó chủ tịch Ủy ban sự vụ Đại Lục Khâu Thùy Chính (Ảnh: Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan)

Phó chủ tịch Ủy ban sự vụ Đại Lục Khâu Thùy Chính xác nhận hôm 11/12: quan chức ĐCSTQ chỉ cần từng bức hại Pháp Luân Công, lại thuộc Phòng 610 (cơ quan nằm ngoài pháp luật, được thành lập chuyên để bức hại Pháp Luân Công), sẽ trực tiếp không phê chuẩn cho họ đến Đài Loan, điều này cho thấy Đài Loan đang có hành động cụ thể để bảo vệ nhân quyền.

>>Đài Loan cấm một số người bức hại Pháp Luân Công nhập cảnh

Đại diện Đoàn luật sư nhân quyền Pháp Luân Công Đài Loan cho biết, có hàng ngàn người trong danh sách những quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền, danh sách này đã được đệ trình lên chính phủ Đài Loan, tháng 10/2017, đoàn luật sư này cũng đệ trình lên Bộ Ngoại giao Mỹ, hy vọng chính phủ Mỹ cũng sẽ cấm những người này đặt chân đến Mỹ, nếu như có tài sản tại Mỹ cũng cần đóng băng lại.

10. Hơn 292 triệu người thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới

Năm 2004, thời báo Epoch Times đăng loạt bài “Chín bài bình luận về ĐCSTQ”, từ đó dấy lên làn sóng tam thoái. Đến ngày 20/12/2107, trang Epoch Times thống kê có hơn 292 triệu người đã thanh minh rút ra khỏi tổ chức đảng, đoàn, đội (gọi là tam thoái) của ĐCSTQ.

Minh Tâm

Xem thêm: