Trong các cuộc phỏng vấn 18 năm trước, ông Donal Trump đã dự đoán vấn đề vũ khí hạt nhân trên bán đảo Bắc Triều Tiên sẽ trở thành vấn đề quan trọng của tương lai, đồng thời ông cũng phê phán người đứng đầu chính phủ Mỹ khi đó có thái độ quá mềm mỏng trong vấn đề ngăn chặn Bắc Triều Tiên phát triển kho vũ khí. Ông cũng cảnh báo Washington và Bình Nhưỡng phải tiến hành đàm phán chi tiết ngay, các cuộc đàm phán sẽ vô dụng sau vài năm nữa.

Ảnh chụp nhà tài phiệt bất động sản Donald Trump năm 1999 tại Miami, Florida

Phản đối Thỏa thuận khung về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên – Mỹ

Năm 1994, tức thời kỳ ông Clinton làm tổng thống Mỹ, Mỹ và Bắc Triều Tiên đã ký kết Thỏa thuận khung về vấn đề hạt nhân (DPRK-U.S. Nuclear Agreed Framework). Căn cứ vào bản thỏa thuận này Bình Nhưỡng đồng ý đóng băng chương trình sản xuất Plutonium để đổi lấy trợ cấp xăng, dầu, lương thực cùng 2 nhà máy điện hạt nhân nước nhẹ, phục vụ cho sinh hoạt dân sự. Đổi lại, Bắc Bắc Triều Tiên sẽ tháo dỡ các cơ sở hạt nhân hiện có, và các thanh nhiên liệu Urani trong các lò phản ứng sẽ được đưa ra khỏi Bắc Triều Tiên dưới sự giám sát của IAEA (Cơ quan Năng lượng Nguyên tử).

Trong thời gian xây dựng lò phản ứng hạt nhân bằng nước nhẹ, vì để hóa giải khủng hoảng năng lượng của Bắc Triều Tiên, phía Mỹ đồng ý mỗi năm cung cấp cho Bắc Triều Tiên 500.000 tấn dầu nặng. Đổi lại, Bắc Triều Tiên phải cam kết lựa chọn các giải pháp để thực hiện phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Bắc Triều Tiên.

Theo các tài liệu liên quan cho thấy, năm 1995, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi 5,5 triệu đô la Mỹ để thực hiện cam kết trợ cấp dầu nặng cho Bắc Hàn.

Ông Donald Trump đã dự đoán trước được bế tắc hiện nay trong một cuộc phỏng vấn năm 1999. Ông cho cho rằng chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên sau 5 năm sẽ trở thành vấn đề lớn, đồng thời chỉ trích thỏa thuận khung do Tổng thống Clinton là vô dụng và đang hối lội Bắc Hàn: “Chúng ta (Washington) chính là đang nói (với Bắc Triều Tiên): ‘Hãy nghe đây, chúng tôi sẽ xây dựng lò phản ứng hạt nhân cho quý vị, chúng tôi sẽ cung cấp miễn phí nhiên liệu đốt cho quý vị. Chúng tôi sẽ cho quý vị tất cả.’” Trong cuộc phỏng vấn với Fox News năm 1999, ông Trump đã nói: “Xin hãy đừng tiếp tục xây (lò phản ứng hạt nhân cho Bắc Triều Tiên) nữa!”

Đến khi ông George W. Bush lên làm tổng thống, Bắc Bắc Triều Tiên bị coi là “quốc gia hiếu chiến” và liệt vào một trong những nước có nguy cơ hạt nhân cao. Năm 2002, Bắc Bắc Triều Tiên tuyên bố đơn phương rút khỏi Thỏa thuận khung về vấn đề hạt nhân, tức là tuyên bố sẽ tự phát triển vũ khí hạt nhân. 

Bắc Hàn sẽ là vấn đề lớn đối với nước Mỹ trong tương lai

Theo trang tin Breitbart, năm 1999 ông Trump đã có nhiều cuộc phỏng vấn với các kênh truyền thông, và có thể thấy ông luôn chú ý tới vấn đề Bắc Hàn, và ông hiểu rất rõ về Bắc Triều Tiên. Ông cũng thúc giục chính phủ Mỹ có thái độ cứng rắn hơn nữa để ngăn chặn chính quyền Bắc Bắc Triều Tiên có được vũ khí hạt nhân.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC năm 1999, ông Trump nói: “Bắc Triều Tiên đã mất kiểm soát, mọi người đều biết, chỉ là không có ai muốn nói ra mà thôi. Họ đang nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí hạt nhân.”

Bản tin của CNBC cũng nói, khi đó ông Trump mạnh mẽ kiến nghị Washington cần có cuộc đàm phán toàn diện và có kết quả với Bắc Triều Tiên, nếu không, 5 năm sau, sẽ không cách nào thông qua đàm phán để giải quyết vấn đề này. Ông Trump cho rằng, Washington nên nói với Bắc Triều Tiên: “Hiện tại, hãy để chúng ta cùng đàm phán ra kết quả, nhưng là kết quả thực sự, chứ không phải là kết quả giống như trước đây chúng ta đã đàm phán.”

Ông cho rằng, vấn đề  lớn nhất toàn cầu là sự lan rộng của vũ khí hạt nhân. Ông phê bình thỏa thuận được ký kết năm 1994 giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, và hoài nghi tính hữu hiệu của bản thỏa thuận này. Ông nói, lời lẽ trong bản thỏa thuận này được chọn lọc rất tốt, nhưng “kẻ xấu này (chính quyền Bắc Triều Tiên) vẫn sẽ phát triển (vũ khí hạt nhân), họ sẽ làm bất cứ việc gì mà họ muốn làm. Chúng ta sẽ chỉ ở địa vị yếu thế không có sức ép.”

Ông cũng không hy vọng Mỹ phát động một cuộc tấn công phủ đầu đối với Bắc Triều Tiên, bởi vì nó chắc chắn chỉ là lựa chọn cuối cùng. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh, hiện giờ Washington cần “đàm phán với những người này. Bởi việc mà họ (Bắc Triều Tiên) đang làm là vô cùng, vô cùng đáng sợ”.

Ông Trump còn phê bình những chính khách của Washington rằng họ đã không đối đãi nghiêm túc với sự uy hiếp của Bắc Triều Tiên. Ông nói: “Những chính khách mềm yếu của chúng ta quá sợ hãi khi làm bất cứ việc gì.”

Năm 1999, ông Trump còn nói chuyện về mối uy hiếp của Bắc Triều Tiên trên các kênh tin tức của NBC, CNN, ABC. Trong mỗi cuộc phỏng vấn, ông đều biểu đạt thái độ chán nản đối với hành động của chính phủ đối với nguy cơ tiềm tàng Bắc Hàn. Theo ông Trump, chính phủ Mỹ thiếu ý chí chính trị đối với vấn đề uy hiếp hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Trong cuộc phỏng vấn với CNN năm đó, ông Trump cảnh cáo chính phủ Mỹ: “Bắc Triều Tiên đang phát triển tên lửa đạn đạo!”.

Khi đó ông Trump cũng thừa nhận, tấn công quân sự có thể chỉ là lựa chọn cuối cùng, nhưng ông cũng nhấn mạnh, không nên loại trừ khả năng dùng vũ lực.

>> Con đường trở thành tổng thống của Donald Trump

Trung Quốc nắm chìa khóa để giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên

Chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc là đồng minh chủ yếu của Bắc Triều Tiên, cũng là đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia cô lập này. Mức độ Bắc Triều Tiên dựa vào thương mại với Trung Quốc lên đến trên 90%, do đó ông Trump cho rằng, chính quyền Trung Quốc đang nắm giữ chìa khóa để giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên.

Năm 1999, trả lời phỏng vấn của ABC, ông Trump nói: “Bắc Triều Tiên đã hoàn toàn mất kiểm soát, nhưng chính quyền Trung Quốc lại có thể khống chế chắc chắn Bắc Triều Tiên.”

Năm 2013, ông Trump một lần nữa nhấn mạnh về cách nhìn nhận của mình đối với quan hệ Trung Quốc – Bắc Triều Tiên trên Twitter: “Bắc Triều Tiên dựa vào Trung Quốc, nếu như Trung Quốc muốn làm, thì có thể sẽ rất dễ giải quyết vấn đề (kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên) này!”

Thời báo The Epoch Times từng đưa tin, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đang hát bè, trên thực tế, cuộc đàm phán 6 bên năm 2003 là trò lừa dối ru ngủ xã hội quốc tế, có bằng chứng cho thấy phe phái ông Giang Trạch Dân vẫn ngấm ngầm ủng hộ Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân.

Trong thời gian ông Trump tranh cử tổng thống, ông từng nhiều lần nhấn mạnh vấn đề Bắc Triều Tiên. Năm 2015, trong cuộc tranh luận lần thứ 2 của Đảng cộng hòa tại Thư viện tổng thống Ronald Reagan, khi nói về Thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Iran ông đã nhắc tới vấn đề Bắc Triều Tiên. Ông nói, mặc dù ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân là quan trọng, nhưng chú trọng kế hoạch hạt nhân của Bắc Triều Tiên cũng quan trọng không kém.

Tháng 1/2016, trong cuộc vận động tranh cử tại tiểu bang Iowa, ông Trump nhiều lần nhấn mạnh, Kim Jong-un không phải đang chơi trò chơi, “chúng ta cũng không thể chơi đùa với ông ta”, bởi vì ông ta thực sự có tên lửa đạn đạo, ông ta thật sự có vũ khí hạt nhân.

Thất vọng với Trung Quốc, ông Trump sẽ dùng vũ lực với Bắc Triều Tiên ?

Trong thời gian tranh cử tổng thống, ông Trump đã đề xuất rằng, biện pháp an toàn nhất là để Trung Quốc đi giải quyết mối đe dọa Bắc Triều Tiên. Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 4 vừa qua của ông Tập Cận Bình, ông Trump và ông Tập cũng đã từng thảo luận về vấn đề này.

Hồi tháng 7, ông Trump lại tiếp tục gây áp lực lên Bắc Kinh, đồng thời nói, nếu Bắc Kinh không giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên, thì có thể Mỹ sẽ quay trở lại thi trừng phạt thương mại với Trung Quốc.

Mặc cho sự nỗ lực của ông Trump, Trung Quốc vẫn không có những hành động lớn nào để ngăn chặn ngôn từ hiếu chiến, các vụ thử tên lửa và tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân có thể tấn công tới lãnh thổ Mỹ của Bắc Triều Tiên.

Sau vụ thử tên lửa xuyên lục địa cuối tháng 7 của Bắc Triều Tiên, ông Trump đăng trên Twitter :“Tôi thấy vô cùng thất vọng với Trung Quốc”, “Đối với vấn đề Bắc Triều Tiên, họ (Trung Quốc) không làm gì cả, chỉ nói suông. Chúng ta không thể để tình hình này tiếp tục phát triển. Lẽ ra Trung Quốc có thể rất dễ dàng giải quyết vấn đề này!”

Mấy ngày gần đây, chính phủ của ông Trump liên tiếp đưa ra những lời cảnh báo nghiêm khắc đối với chính quyền nhà họ Kim. Có các dấu hiệu cho thấy chính quyền Trump không loại trừ việc sử dụng quân sự như phương sách cuối cùng. Ngày 9/8, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis nói trong một bản tuyên bố: “tháng 12 năm ngoái (2016), tổng thống Donald Trump đã biết sự uy hiếp của Bắc Triều Tiên sẽ không ngừng gia tăng, do đó khi tiếp quản Nhà Trắng, ông đã đưa cho tôi một sắc lệnh nhấn mạnh chúng ta chuẩn bị chiến đấu trên phương diện phòng chống tên lửa đạn đạo và và mối uy hiếp bởi sức mạnh của vũ khí hạt nhân.

Hôm 8/8, ông Trump thề rằng nếu Bình Nhưỡng còn uy hiếp nước Mỹ, chính quyền ông Kim Jong-un “chứng kiến thấy ngọn lửa và cơn thịnh nộ chưa từng thấy trên thế giới.”

Cùng ngày, mục sư Robert Jeffress, bang Texas (Mỹ) có một phát ngôn thú vị trên đài CBN rằng: “Nói về Bắc Triều Tiên, thượng đế đã trao quyền cho ông Trump đi giải quyết vấn đề Kim Jong-un.”, “Tôi rất vui mừng khi thấy tổng thống của chúng ta  – không giống với chính phủ nhiệm kỳ trước đã lựa chọn thái độ mềm yếu đối với kẻ độc tài và kẻ áp bức người dân – sẽ không khoan nhượng đối với bất cứ mối đe dọa nào nhắm vào người dân Mỹ.

Hôm 9/8, Bắc Triều Tiên tung tin sẽ hoàn thành kế hoạch tấn công bằng tên lửa vào giữa tháng 8, và sẽ bắn 4 quả tên lửa gần bờ biển Guam (Mỹ). Ngay hôm sau, ngày 10/8, ông Trump đáp lại, nếu Bắc Triều Tiên tấn công Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ, thì “sẽ xảy ra chuyện mà họ không thể nào ngờ tới”. Ngày 11/8 ông Trump nói: “Hiện giờ phương án giải quyết bằng quân sự đã chuẩn bị xong hết, nếu Bắc Triều Tiên có hành động không lý trí, súng của Mỹ đã khóa mục tiêu, đạn đã lên nòng. Hy vọng ông Kim Jong-un tìm được một lối thoát khác”.  Ngày 15/8, Kim Jong-un loan báo hoãn kế hoạch tấn công Guam để “chờ xem động thái của Mỹ”.

Thành Đô

Xem thêm: