Hôm 18/3, Liên minh 21 bang do Texas và Montana dẫn đầu đã khởi kiện Tổng thống Joe Biden vi hiến vì hành động rút giấy phép dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL ngay ngày đầu tiên nhậm chức, đơn phương lạm quyền thay đổi chính sách năng lượng do Quốc hội đề ra.

p2891641a101211385
Ông Biden, Tổng thống Dân chủ của Hoa Kỳ. (Nguồn ảnh: Public Domain / Lawrence Jackson / White House)

Đơn kiện được đệ trình bởi Tổng chưởng lý Ken Paxton bang Texas và Tổng chưởng lý Austin Knudsen bang Montana lên Tòa án Quận Liên bang của Texas.

Vụ kiện chỉ ra rằng chỉ có Quốc hội mới có quyền điều chỉnh “quy định thương mại giữa các bang và quốc tế”, bao gồm cả việc chấp thuận hoặc từ chối cấp phép đường ống đi qua các biên giới quốc tế.

Các bang yêu cầu Tòa án Liên bang Texas tuyên bố rằng việc chính quyền Biden thu hồi giấy phép dự án Đường ống dẫn dầu Keystone XL là bất hợp pháp và vi hiến, đồng thời họ đang cố gắng ngăn cản chính quyền Biden thực hiện lệnh thu hồi.

fb share
Tổng Chưởng lý bang Texas Ken Paxton (Ảnh: kenpaxton.com)

Tổng chưởng lý Ken Paxton bang Texas cho biết trong một tuyên bố vào hôm thứ Tư (ngày 18/3): “Tổng thống Biden đã coi việc hủy bỏ tất cả công việc của chính quyền trước đó là nhiệm vụ của mình ngay từ ngày đầu tiên nhậm chức và hoàn toàn phớt lờ những giới hạn quyền lực của Hiến pháp. Quyết định thu hồi giấy phép đường ống dẫn dầu của ông không chỉ là bất hợp pháp, mà còn phá hủy sinh kế của hàng ngàn công nhân, cũng như sinh kế của gia đình và cộng đồng của họ.”

“Chính quyền này tiếp tục thổi phồng các công việc năng lượng xanh hư cấu mà không nhận ra rằng hành động của họ trong thế giới thực sẽ ngăn cản những người Mỹ chăm chỉ có thức ăn trên bàn.”

Đường ống dẫn dầu Keystone XL là dự án hợp tác giữa Hoa Kỳ và Canada, với chiều dài 1930km, có thể vận chuyển khoảng 830.000 thùng dầu từ Canada và Montana ở miền bắc Hoa Kỳ đến miền trung Hoa Kỳ rồi thẳng đến Nhà máy lọc dầu Houston giáp với Vịnh Mexico ở miền Nam Hoa Kỳ.

Dự án đường ống dẫn dầu này từng bị Tổng thống Obama từ chối giấy phép, với lý do bảo vệ môi trường.

Sau khi nhậm chức vào năm 2017, Tổng thống Trump dựa trên đánh giá môi trường thời Obama để phê duyệt dự án, sau đó cấp giấy phép mới cho dự án vào năm 2019.

Việc xây dựng và vận hành Dự án Đường ống Dầu khí Keystone XL không chỉ cung cấp hàng ngàn việc làm trực tiếp và nhiều việc làm gián tiếp, cũng như cung cấp một nguồn thu thuế quan trọng cho các cộng đồng nghèo ở Trung Mỹ, mà còn giúp cải thiện mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Hoa Kỳ – Canada và quan trọng hơn nữa, dự án này là một trong những đóng góp quan trọng của Hoa Kỳ để đạt được độc lập về năng lượng.

Đạt được sự độc lập về năng lượng là một trong những thành tựu chính trị chính của Tổng thống Trump, và nó cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh quốc gia.

Ngay hôm đầu tiên nhậm chức (ngày 20/1 năm nay), ông Biden đã lập tức ban hành lệnh hành chính thu hồi giấy phép của Dự án Keystone XL, lý do là để ứng phó với khủng hoảng khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Austin Knudsen
Tổng chưởng lý Austin Knudsen của bang Montana (Ảnh chụp màn hình video)

Trong một tuyên bố ngày 18/3, Tổng chưởng lý Austin Knudsen của bang Montana đã chỉ trích hành động của ông Biden rằng: “Quyền điều chỉnh thương mại nước ngoài và giữa các tiểu bang thuộc về Quốc hội, chứ không phải tổng thống. Đây là một ví dụ khác về việc Tổng thống Joe Biden vượt quá vai trò Hiến pháp và gây tổn hại cho người dân Montana.”

“Hành động của ông ta thậm chí không mang lại bất kỳ lợi ích môi trường nào. Việc ông ta cố gắng hủy bỏ dự án Đường ống Keystone XL là một hành động ‘chiều chuộng’ đối với các nhà tài trợ giàu có ven biển của mình (pandering to his coastal elite friends). Điều này cho thấy sự khinh thường của ông Biden đối với các cộng đồng nông thôn ở Montana và các bang khác dọc tuyến đường – những người dân có thể được hưởng lợi từ dự án và cũng rất ủng hộ dự án.”

Ông Biden lập luận rằng vận chuyển dầu thô qua đường ống gây hại cho môi trường hơn bằng đường sắt hoặc vận chuyển được cho là phi lý, hơn nữa lập luận này của ông Biden cũng đã nhiều lần bị bác bỏ.

Các bang khác tham gia vụ kiện bao gồm Alabama, Arkansas, Georgia, Indiana, Kentucky, Louisiana, Mississippi, Missouri, Nebraska, North Dakota, Ohio, Oklahoma, South Carolina, South Dakota, Utah và Wyoming. 

Trình Văn, Vision Times

Xem thêm: