Kể từ khi chính phủ quân đội Myanmar đột nhiên phát động đảo chính đến nay, tình hình ngày càng rối loạn. Quân cảnh từng có thời điểm dùng đạn thật để trấn áp người biểu tình. Theo quan chức Liên Hiệp Quốc, chính phủ quân đội tăng cường trấn áp người dân, có ít nhất 38 người tử vong trong hoạt động biểu tình ngày 3/3. Liên Hiệp Quốc hình dung, đây là “ngày đẫm máu nhất” mà Myanmar đã trả qua kể từ khi xảy ra đảo chính quân sự đến nay. Ngày 3/3, một thiếu nữ người Myanmar gốc Hoa, 19 tuổi tên Ma Kyal Sin đã bị quân cảnh bắn trúng đạn ở cổ và không may qua đời. 

shutterstock 1928293964
Cảnh sát trấn áp đám đông bằng hơi cay ở Yangon, Myanmar ngày 3/3/2021. (Ảnh: Maung Nyan / Shutterstock).

Đặc sứ vấn đề Myanmar của Liên Hiệp Quốc Christine Schraner Burgener trích dẫn lời của các chuyên gia vũ khí cho biết, đoạn video được ghi lại cho thấy cảnh sát đã sử dụng súng tiểu liên 9mm và bắn đạn thật vào người biểu tình. Những chuyên gia vũ khí đã kiểm tra đoạn video này.

Bà Christine Schraner Burgener nói, một đoạn video khác cho thấy, một người biểu tình khi đó chưa bị bắt giữ bị cảnh sát lôi đi, sau đó bị trúng đạn ở khoảng cách khoảng 3 feet (khoảng 0,91m). Một đoạn video khác quay được cảnh quân đội Myanmar đuổi theo người biểu bình và bắn đạn thật vào họ, đồng thời đánh một nhân viên y tế.

Tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc ở New York, hôm thứ Tư (ngày 3/3), bà Christine Schraner Burgener nói rằng: “Ngày hôm nay là ngày đẫm máu nhất kể từ khi xảy ra đảo chính ngày 1/2 đến nay. Hôm nay, chỉ trong ngày hôm nay, đã có 38 người tử vong. Từ khi đảo chính đến nay, đã có hơn 50 người thiệt mạng, còn rất nhiều rất nhiều người bị thương.”

Truyền thông địa phương Myanmar đưa tin, do tình hình hỗn loạn, khó có thể xác định được chính xác số người tử thương ở các nơi trong ngày 3/3. Theo Hội cứu trợ trẻ em Myanmar, trong ngày có ít nhất 4 trẻ em tử vong, trong đó có một cậu bé 14 tuổi.

Đài Á Châu Tự Do đưa tin, cậu bé này bị quân nhân trên xe ô tô của quân đội bắn trúng đầu và tử vong, quân nhân đưa thi thể của cậu bé lên xe chở hàng và mang đi.

Hôm thứ Tư (ngày 4/3), người dùng Twitter @KOKANG OF MYANMAR đã chia sẻ một bức ảnh, trong ảnh cho thấy quân cảnh lôi thi thể người biểu tình, không có một chút tôn trọng nào đối với người đã chết.

497771f346b3d322c3af10fd8409b1d3
(Ảnh cắt từ video YouTube / NTDTV)

Từ khi đảo chính đến nay, người dân Myanmar tiếp tục xuống đường kháng nghị cuộc đảo chính này và cả việc bắt giữ lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

Hôm 28/2, Liên Hiệp Quốc nói rằng lực lượng an ninh Myanmar đã nổ súng ở nhiều thành phố để xua đuổi đám đông biểu tình, khiến cho ít nhất 18 người tử vong.

Trong thời gian xảy ra biểu tình, lực lượng an ninh đã bắt giữ hàng trăm người, bao gồm cả phóng viên tin tức.

Bà Christine Schraner Burgener cho biết, từ khi xảy ra đảo chính đến nay, đã có khoảng 1.200 người ở Myanmar bị bắt. Bà bổ sung thêm, người nhà của họ không biết tung tích hoặc tình trạng sức khỏe của họ.

Tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar, cảnh sát chống bạo động dưới sự hỗ trợ của binh lính đã giải tán đám đông tập trung, và dùng hơi cay để xua đuổi khoảng 1.000 giáo viên và sinh viên trên đường phố, đồng thời có thể nghe thấy tiếng súng.

Hôm 3/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhà Trắng Ned Price cho biết: “Chúng tôi cảm thấy vô cùng sốc và ghê tởm khi nhìn thấy người dân Myanmar bị khủng bố bạo lực vì kêu gọi khôi phục chính phủ dân sự một cách hòa bình.”

 

Hôm 2/3, các ngoại trưởng các nước Đông Nam Á đã có một cuộc họp thảo luận về cuộc khủng hoảng chính trị này. Sau cuộc họp, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra một tuyên bố, chỉ kêu gọi chấm dứt bạo lực, và tiến hành đàm phán về việc làm thế nào đạt được giải pháp hòa bình.

Quan chức ngoại giao của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc cho biết, dự kiến Hội đồng bảo an sẽ có cuộc họp kín vào thứ Sáu (ngày 5/3) để thảo luận về tình hình Myanmar. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc sẽ khó có thể có hành động điều phối nhất trí, bởi vì hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an là Trung Quốc và Nga gần như chắc chắn sẽ phủ quyết.

Thiếu nữ 19 tuổi người Myanmar gốc Hoa tử vong do trúng đạn

Được biết, thiếu nữ này tên Ma Kyal Sin, tên tiếng Hoa là Đặng Gia Hy (Deng Jia Xi).

Thời Thời báo Tự do Đài Loan dẫn thông tin cho biết, hôm 3/3, quân đội Myanmar đã đàn áp đẫm máu người biểu tình.

Reuters đưa tin, trước khi sự việc xảy ra, một người biểu tình tại địa phương đang ở bên cạnh cô gái này, khi đó họ đang biểu tình hòa bình.

Trước khi trúng đạn, Ma Kyal Sin vẫn kiên định đứng trong đám đông biểu tình, còn cho biết “chúng tôi sẽ không chạy trốn”, “chúng tôi không thể đổ máu”. Sau đó đã bị quân cảnh nổ súng trấn áp. Ma Kyal Sin bị trúng đạn ở cổ, người biểu tình xung quanh đã lập tức cấp cứu, nhưng cô đã không qua khỏi.

Bạn bè mô tả cô là người vui vẻ, yêu thương gia đình. Sau khi quân đội phát động đảo chính, Ma Kyal Sin lựa chọn xuống đường biểu tình đấu tranh đòi lại dân chủ.

Một người biểu tình cho biết, Ma Kyal Sin là một người biết quan tâm, bảo vệ những người khác đi cùng. Tại hiện trường biểu tình, cô từng đập vỡ ông nước để cho người biểu tình lấy nước rửa mắt, còn từng nhặt lựu đạn hơi cay ném về phía cảnh sát.

Sau sự việc, bức ảnh chiếc áo có dòng chữ “Mọi thứ sẽ ổn” mà cô mặc tại hiện trường đã lập tức được lan tỏa trên khắp mạng xã hội.

Có người đã tìm ra bài đăng cuối cùng của Ma Kyal Sin trên mạng xã hội, trên đó viết rằng nếu có một ngày không may gặp nạn trong cuộc biểu tình, cô hy vọng có thể được hiến tạng, để lại sự yêu thương cho nhân gian … đã khiến không ít cư dân mạng rơi nước mắt.

Quân đội Myanmar nổ súng trấn áp, trên đường phố xuất hiện lựu đạn hơi cay có chữ tiếng Trung giản thể

Sau khi Myanmar xảy ra đảo chính quân sự, có không ít dư luận chỉ thẳng rằng đằng sau chính phủ quân đội Myanmar có Đảng Cộng sản Trung Quốc chống lưng.

Ngày 2/3, trong hoạt động kháng nghị ở Sanchaung Township, có người dân đã nhặt được một quả lựu đạn hơi cay do chính phủ quân đội sử dụng, do vỏ bên ngoài lựu đạn hơi cay đều có chữ viết và chưa bị nhiệt độ cao làm tan chảy. Có thể nhìn thấy rõ chữ viết tiếng Trung giản thể, cho thấy độ sáng và thời gian cháy của lựu đạn, điều này khiến người dân Myanmar vô cùng sửng sốt.

Tình hình Myanmar ngày càng bất ổn, cộng thêm không ít dư luận chỉ thẳng rằng lần đảo chính quân sự này có ĐCSTQ đứng sau chống lưng, nên địa phương đã xuất hiện tình cảm chống Trung Quốc. Địa phương cũng lan truyền thông tin cho biết nhiều người Hoa đã bị tấn công bởi những người không rõ danh tính, người Hoa tại địa phương cũng tự cảm thấy nguy hiểm.

Chính phủ Đài Loan ngay từ tháng 2 đã bố trí 2 máy bay đến Myanmar để đón người dân Đài Loan trở về, trong khi đó phía Đại sứ quán Trung Quốc vẫn chưa có động thái nào, có phóng viên của truyền thông tiếng Trung đã nhiều lần gọi điện để hỏi nhưng cũng không nhận được bất cứ hồi đáp nào.

Trí Đạt (t/h)

Xem thêm: