Thế giới ngày nay không nước nào có đủ sức thách thức tàu sân bay của Hải quân Mỹ trên đại dương, có thể nói Mỹ có khả năng vô địch trong những nước có năng lực tác chiến ở vùng biển xa khơi.

GettyImages 666333574 600x400 1
Ford là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân thứ 11 của Mỹ. Con tàu này có khả năng tải 78 máy bay tác chiến – tương đương lực lượng không quân một nước với khả năng quân sự thông thường. (Nguồn: Mass Communication Specialist 2nd Class Ridge Leoni/U.S. Navy via Getty).

Một tàu sân bay hải quân về bản chất là một căn cứ không quân di động nổi. Hải quân không dựa vào các căn cứ trên bộ nên không dễ bị tổn thương như không quân. Ngoài ra, tàu sân bay cũng đóng một vai trò mà những hạm đội tàu nhỏ không bao giờ có thể thực hiện được.

Quân đội Mỹ hiện đang vận hành 11 tàu sân bay, bao gồm 10 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz và 1 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Ford. Dưới đây là 5 lý do khiến tàu sân bay của Mỹ là không thể thay thế.

1. Khả năng sát thủ

Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ khiến đối thủ phải suy nghĩ kỹ trước khi tung đòn tấn công. Chúng duy trì chiến lược răn đe gửi đến những kẻ xâm lược tiềm năng thông điệp vô địch của Hải quân Mỹ trong chiến tranh thực tế.

Khả năng sát thương của một tàu sân bay dĩ nhiên bắt nguồn từ loại vũ khí được trang bị. Tàu sân bay lớp Nimitz và Ford của Mỹ được trang bị hàng chục máy bay chiến đấu tấn công, chủ yếu là F/A-18E và F/A-18F Super Hornet, đồng thời được trang bị thêm các hệ thống phòng không và tên lửa.

id13538461 1000w q95 600x345 1
Hình máy bay chiến đấu F-35C của Hải quân Mỹ hạ cánh trên USS Carl Vinson vào ngày 17/6/2021. (Nguồn: Caden Richmond / Hải quân Mỹ).

Về số lượng, mỗi tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ có khả năng tải hơn 80 loại máy bay thuộc những loại khác nhau, còn tàu sân bay lớp Ford có khả năng tải khoảng 100 máy bay. So sánh, tàu Liêu Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc có khả năng tải chưa bằng một nửa so với một tàu sân bay của Mỹ khi chỉ mang được tối đa khoảng 40 máy bay. Bản thân tàu sân bay là sân bay di động trên biển, số lượng máy bay trên tàu sân bay không thể tăng lên, do đó hiệu quả tác chiến đã được ấn định.

Một phần khác về khả năng sát thủ của tàu sân bay là sức chống lại các cuộc tấn công. Trong xung đột, hệ thống vũ khí của tàu sân bay mỗi ngày có khả năng tấn công hàng trăm mục tiêu trên bộ hoặc trên biển.

2. Tính linh hoạt

Các tàu sân bay boong lớn chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ vốn dĩ đa chức năng, có thể cùng lúc đảm trách nhiều nhiệm vụ khác nhau như tấn công, kiểm soát vùng biển và phòng không.

Tàu sân bay trên biển chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng có tầm hoạt động không giới hạn, chúng không bao giờ cần tiếp nhiên liệu, cho phép tàu di chuyển khoảng 700 dặm trong một ngày. Các hoạt động liên tục chống lại các đối thủ ở xa sẽ vô cùng khó khăn nếu không có tàu sân bay.

Tính linh hoạt của tàu sân bay cũng nhờ chúng là căn cứ quân sự di động nổi trên biển không thể thay thế. Trong trường hợp xảy ra xung đột bên ngoài lục địa Mỹ thì Hải quân cung cấp mọi thứ cần thiết cho cuộc xung đột; trong khi ý nghĩa của việc dựa vào một loạt tàu nhỏ hơn, phân tán, kết hợp với các căn cứ của đồng minh là rất hạn chế. Các tàu sân bay hải quân sẽ đóng một vai trò quan trọng trong trường hợp xảy ra xung đột ở Thái Bình Dương, đặc biệt là với Trung Quốc.

3. Chi phí

Chi phí cho tàu sân bay là rất cao: Một nhóm tấn công tàu sân bay có thể tốn 1 tỷ USD mỗi năm để vận hành. Nhưng đối với Mỹ, con số đó chưa đến 10% trong chi tiêu một ngày của Chính phủ Liên bang: Mỗi ngày chi khoảng 16 tỷ USD, tương đương chi phí đóng mới và trang bị cho một tàu sân bay lớp Ford mới.

Đối với một tàu sân bay tuổi thọ 50 năm thì chi phí vận hành sau khi đóng là khoảng 800 triệu USD mỗi năm, tuy nhiên nếu hóa đơn có thêm các tàu hộ tống khu trục hạm thì con số đó sẽ tăng thêm khoảng 200 triệu USD.

Cuối cùng, chi phí của một tàu sân bay là một khoản đầu tư dài hạn để đảm bảo hải quân có thể đạt được mục tiêu vận hành bền vững trong trường hợp chiến tranh nổ ra, trong khi nếu chỉ dựa vào các tàu chiến nhỏ hơn thì khó có thể hoạt động với cường độ mà tàu sân bay có thể duy trì.

4. Khả năng duy trì tác chiến

Tàu sân bay lớn chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng mạnh mẽ hơn bất kỳ phương án thay thế nào trong ứng phó một cuộc tấn công. Kích thước, khả năng cơ động và mức độ bảo vệ của tàu sân bay giúp con tàu luôn như tử thần của địch thủ.

Nhóm tác chiến tàu sân bay không chỉ có tàu sân bay mà còn có các khinh hạm yểm trợ đắc lực, về mặt này khả năng của quân đội Mỹ có thể khẳng định là vô địch. Nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ thường có tiêu chuẩn gồm 1 tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga, 2 tàu khu trục lớp Arleigh Burke, và 2 tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles. Những con tàu này dệt nên một mạng lưới phòng không chặt chẽ với khả năng chống hạm và chống ngầm hiệu quả đến mức có thể gọi là bất khả xâm phạm.

southChinasea 600x337 1
Ngày 6/7/2020 hai nhóm tác chiến tàu sân bay lớp Nimitz của USS Nimitz và USS Ronald Reagan đã tổ chức tập trận chung ở Biển Đông. (Nguồn: Hải quân Hoa Kỳ/MC3 Jason Tarleton).

Giới chuyên gia nhận định gần như không thể đánh chìm hoặc phá hủy một tàu sân bay – trừ khi sử dụng vũ khí hạt nhân. Đây là nguyên nhân chính khiến vũ khí chống hạm của Trung Quốc không thể đẩy lùi tàu sân bay Mỹ.

Mùa hè năm 2021, hải quân Mỹ đã tiến hành “thử nghiệm tấn công” đối với tàu sân bay mới nhất là Gerald R. Ford bằng cách cho nổ 40.000 pound chất nổ trong vùng nước xung quanh tàu sân bay này.

USS Ford là tàu đầu tiên vượt qua thử nghiệm sốc kể từ năm 1987. Cuộc thử nghiệm không mô phỏng tác động trực tiếp, nhưng các chuyên gia hải quân Mỹ cho biết là tàu sân bay gần đây nhất vượt qua cuộc thử nghiệm này, sau thử nghiệm con tàu chỉ phải sửa chữa không đáng kể.

5. Triển vọng

Được biết Hải quân Mỹ sẽ hoàn thành quá trình chuyển đổi từ tàu sân bay lớp Nimitz sang tàu sân bay lớp Ford trong vòng 40 năm tới. Lần đầu tiên, Mỹ sẽ có tàu sân bay được trang bị tàng hình F-35C (phiên bản dựa trên tàu sân bay của máy bay chiến đấu tiên tiến F-35) và máy bay radar E-2D (Advanced Hawkeye) có thể theo dõi hàng chục mục tiêu cách xa hàng trăm dặm; ngoài ra tàu sân bay này còn được sử dụng bổ sung động cơ nghiêng CMV-22 linh hoạt.

id13800216 220728 O CA231 2003C 600x400 1
Ngày 28/7, USS Lincoln (CVN 72) đã ra khơi trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC). Đây là cuộc tập trận hàng hải quốc tế lớn nhất thế giới. Cuộc tập trận năm nay có sự tham gia của 26 nước gồm 38 tàu, trong đó có 3 tàu ngầm, hơn 30 hệ thống không người lái, khoảng 170 máy bay và 25.000 quân nhân. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ).

Trong tương lai, Hải quân Mỹ cũng có thể bổ sung máy bay không người lái trên tàu sân bay. Phần cứng quan trọng nhất ở giai đoạn này sẽ là tàu chở dầu không người lái cánh cố định Stingray. Các máy bay dựa trên tàu sân bay hiện tại và tương lai này đi trước các nước khác ít nhất 10 năm.

Tất cả những tiến bộ đã nêu đảm bảo khẳng định rằng tàu sân bay Mỹ sẽ vẫn là vũ khí ưu việt của chiến tranh địa chính trị trên thế giới trong nhiều thập kỷ tới, vừa là công cụ răn đe vừa là công cụ đánh bại các cuộc xâm lược.