Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga cũng khiến phương Tây lo ngại khả năng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xâm lược Đài Loan. Trong khi Mỹ đã quan ngại xung đột leo thang ở cả châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, thử xem Mỹ có những vũ khí nào đủ để răn đe Trung Quốc và Nga?

tau san bay gerald ford
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford

Kurt Campbell, điều phối viên Nhà Trắng về các vấn đề Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cho biết vào ngày 28/2 rằng bất chấp cuộc khủng hoảng Ukraine, Mỹ sẽ vẫn tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ông cũng nói thêm rằng trước đây, Mỹ cũng cùng lúc tham gia sâu vào hai khu vực, bao gồm cả trong thời kỳ Thế chiến thứ II và Chiến tranh Lạnh.

ĐCSTQ chưa bao giờ từ bỏ ý định thống nhất Đài Loan bằng vũ lực. Những tháng gần đây, máy bay quân sự Trung Quốc thường xuyên bay vào không phận Đài Loan. Thượng tá John Aquilino, chỉ huy Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, tuần trước đã mô tả cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine là hồi chuông cảnh tỉnh. Ông nói: “Tôi cảm thấy cấp bách phải thực hiện nhiệm vụ được giao bởi (Bộ trưởng Quốc phòng), đó là ngăn chặn cuộc xung đột này (ở eo biển Đài Loan).”

Tướng Kenneth Wilsbach, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, cũng cho biết ông sẽ như con đại bàng theo dõi các dấu hiệu về cuộc tấn công của ĐCSTQ vào Đài Loan.

Hệ thống vũ khí mạnh mẽ mà Mỹ sở hữu là biện pháp răn đe đối với ĐCSTQ và Nga. Các vũ khí mà Mỹ dùng để ứng phó với Trung Quốc và Nga phải kể đến gồm có vũ khí hạt nhân và hệ thống vận tải, ngoài ra cũng cần tính đến các tàu sân bay mới và các máy bay trực thăng vũ trang mới nhất. Những thiết bị quân sự này của Mỹ rất đáng gờm đối với kẻ thù và có thể tạo thế răn đe, là một nửa thành công của trận chiến.

id13526244 538736 600x338 1
Gần đây tàu chiến của Mỹ tập trận ở biển gần Philippines (Facebook của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ).

Dưới đây là danh sách 6 vũ khí nguy hiểm nhất của quân đội Mỹ.

Bom hạt nhân B83

Một trong những vũ khí hạt nhân hiện đại nhất của Mỹ hiện nay là B83. Nó có thể gây ra một vụ nổ tương đương với 1,2 triệu tấn TNT, tạo ra năng lượng vào khoảng 5 triệu Jun và có sức công phá bằng 79 quả bom từng được thả xuống Hiroshima vào năm 1945.

B83 khi nổ sẽ tạo ra một hố rộng 420 mét và sâu 92 mét – theo nhà nghiên cứu lịch sử hạt nhân Alex Wellerstein.

Đây là loại bom không điều khiển, vì trọng lực tự đưa chúng hướng về mục tiêu, nó cũng có thể được sử dụng để phá hủy công sự che chắn.

Chính quyền Tổng thống Biden muốn kéo dài tuổi thọ của B83, vì vậy họ đã dành ngân sách 99 triệu USD cho năm tài chính 2022.

id13656724 1024px B83 nuclear bomb trainer 600x400 1
Vỏ ngoài bom hạt nhân B83 (Nguồn: Wikimedia)

Tàu ngầm lớp Ohio

Tàu ngầm lớp Ohio là “máy ném bom” mang tên lửa hạt nhân có thể bắn 10 tên lửa Trident II D5. Tên lửa nhiên liệu rắn 3 lớp này có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 4000 hải lý.

Khả năng răn đe của D5 là rất quan trọng, vì không giống như tên lửa đất đối đất và máy bay ném bom có ​​người lái trong “bộ 3 hạt nhân” của Mỹ, D5 được triển khai trên các tàu ngầm, bao gồm trên 14 tàu ngầm có chứa các yếu tố răn đe trên biển không thể bị theo dõi hoặc bị tấn công khi đang hoạt động, vì vậy đối thủ tấn công không thể thoát khỏi cảnh bị trả đũa thảm khốc.

Các tàu ngầm lớp Ohio dành trung bình 77 ngày trên biển cho mỗi sứ mệnh.

Tàu ngầm lớp Ohio có thể dễ dàng tiếp tế trên biển. Năm 2014, USS Pennsylvania (chiếc thứ 10 của tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio) đã lập kỷ lục 140 ngày tuần tra. Một số tàu ngầm lớp Ohio đã được cải tiến để có khả năng mang tên lửa hành trình Tomahawk, cung cấp thêm điều kiện để triển khai lực lượng tinh nhuệ SEAL trong các nhiệm vụ bí mật.

id13509269 220115 N MH959 1047 600x400 2
Ngày 14/1/2022, tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Mỹ USS Nevada (SSBN 733) đã đến cảng Apra ở đảo Guam. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Tên lửa hành trình Tomahawk Block-V

Tomahawk Block-V là tên lửa hành trình cải tiến nhất trong kho vũ khí của Mỹ, có thể bắn trúng tàu địch cách xa hơn 1000 dặm. Block-V có đầu đạn mới để thâm nhập mục tiêu tốt hơn. Tên lửa Tomahawk nâng cấp có thể được mang theo bởi các tàu tên lửa của Hải quân và tàu ngầm tấn công.

Block-V có khả năng chống thiết bị gây nhiễu điện tử tốt hơn và khó bị radar theo dõi hơn. Tên lửa Tomahawk mới có khả năng bắn trúng mục tiêu đang di chuyển. Block-V cũng đã cải thiện khả năng nhắm mục tiêu cho các nhiệm vụ tấn công trên bộ.

Siêu tàu sân bay lớp Ford

Siêu tàu sân bay lớp Ford mới nhất của Mỹ có thể chở 85 máy bay, con số này nhiều hơn toàn bộ phi đội của một số lực lượng không quân quốc gia. Máy bay dựa trên tàu sân bay bao gồm máy bay chiến đấu F-35C Lightning II, máy bay chiến đấu E-2D Advanced Hawkeye AWACS, máy bay cánh nghiêng V-22B Osprey, máy bay chiến đấu ong vàng siêu lớn F/A-18E và F/A-18F, máy bay tác chiến điện tử  EA-18G.

Ngoài ra tàu sân bay mới này còn có 2 lò phản ứng chạy bằng năng lượng hạt nhân và 4 trục (truyền động), ít cần bảo dưỡng hơn. Tàu có thể thực hiện các phi vụ nhiều hơn 33% (hàng ngày) so với tàu sân bay lớp Nimitz. Tàu sân bay mới này cũng được cải thiện khả năng phát điện, giúp trong tương lai có thể sử dụng vũ khí năng lượng định hướng.

Hải quân Mỹ cũng đã triển khai hệ thống máy phóng và thiết bị đánh chặn mới trên tàu lớp Ford sử dụng điện từ trường thay vì hơi nước để cung cấp năng lượng.

USS Enterprise CVN 80 artist depiction 600x450 1
Tàu sân bay lớp Ford CVN 80. (Ảnh: Wikipedia)

AC-130 Air Gunship

Máy bay chiến đấu “âm hồn” (Spooky) AC-130U đặc biệt nguy hiểm cho đối thủ, là loại được trang bị pháo 40mm, lựu pháo 105mm, và súng Gatling 25mm. Máy bay này có hệ thống chiến đấu cả ngày lẫn đêm và trong mọi thời tiết. Máy bay tấn công mặt đất cũng có cảm biến video, cảm biến hồng ngoại và radar khẩu độ tổng hợp.

Khi lực lượng đồng minh bị áp đảo và bị phục kích thì AC-130U có thể trợ giúp, hộ tống các đoàn xe để giải cứu và tiến hành trinh sát vũ trang để tấn công mục tiêu.

Máy bay lượn quanh mục tiêu và bay theo những vòng tròn lớn, có thể phóng ra pháo sáng để đánh lừa tên lửa đất đối không tầm nhiệt của đối phương.

id13656738 1024px AC 130H flies along Northwest Florida coast 600x398 1
Một chiếc AC-130H bay trên đường bờ biển Florida. (Nguồn: Wikimedia)

Bom hạt nhân mới nhất B61-12 được thả từ trên không

Cơ quan Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) của Bộ Năng lượng Mỹ đã bắt đầu sản xuất biến thể vũ khí hạt nhân vận chuyển bằng đường hàng không mới nhất. Vào tháng 12/2021 cơ quan này đã thông báo, ngày 23/11 lô đầu tiên của “kéo dài tuổi thọ hạt nhân” B61-12 (LEP) đã lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp, chiếc đầu tiên ước tính khoảng 400 đến 500 đầu đạn.

Không giống như loại bom chiến lược lớn B83, loại này không chỉ có thể được chở bởi các máy bay ném bom hạng nặng như B-52 và B-2 mà còn có thể dùng các loại máy bay chiến đấu khác nhau của Không quân Mỹ và các nước NATO.

Bằng cách trang bị cho B61-12 cụm đuôi Boeing, bom hạt nhân mới có thể hạ cánh cách mục tiêu trong vòng 30 mét (100 feet), có nghĩa là nó có thể tiêu diệt mục tiêu với mức nổ nhỏ hơn từ 0,3 đến 50 ngàn tấn giúp giảm đáng kể thiệt hại kèm theo.

Lô B61-12 đầu tiên sẽ đi vào hoạt động vào tháng 5/2022, còn lô cuối cùng sẽ hoàn thành vào năm 2026. Loại bom 700 pound (320 kg) này sẽ tương thích với hầu hết các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu hiện tại, cũng như F-35 và B-21 Raiders mới.