Ngày 28/11, ông Greg Autry, đồng tác giả với Giám đốc Ủy ban Thương mại Quốc gia Nhà Trắng Peter Navarro trong tác phẩm Death by China (Chết bởi Trung Quốc), đã công bố bài viết trên trang “Chính sách đối ngoại” (Foreign Policy) của Mỹ cho rằng chính sách với Trung Quốc của Tổng thống Trump đang khiến Bắc Kinh rơi vào tình trạng hỗn loạn.

chiến tranh thương mại
Ảnh minh họa từ Shutterstock

Trong bài viết Greg Autry chia sẻ, dù bị chỉ trích, chính sách của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc là đáng tin cậy và nhất quán. Sự khẳng định của tổng thống về xâm lược kinh tế của Bắc Kinh thậm chí một người không phải fan của ông Trump như Fareed Zakaria của CNN cũng phải thừa nhận. “Donald Trump nói đúng: Trung Quốc đã gian lận thương mại”. Ông cho biết báo cáo chi tiết của Đại diện Thương mại Mỹ về hành vi của Trung Quốc trong WTO là một ví dụ về tài liệu chất lượng cao hiếm có của chính phủ hiện tại.

So sánh xu hướng kinh tế Mỹ-Trung

Theo Greg Autry cho biết, mặc dù các nhà kinh tế và giới phê bình truyền thông đã cảnh báo gay gắt việc áp dụng các biện pháp mạnh chống lại Trung Quốc sẽ làm tổn hại nền kinh tế Mỹ, nhưng chúng tôi không thấy khả năng này xảy ra. Kinh tế Mỹ không chỉ bình thường trong cuộc chiến thương mại, còn phát triển mạnh trong hai năm trì trệ kinh tế toàn cầu.

Bài viết cho rằng, đồng thời, qua dữ liệu Trung Quốc, dù không thể tin cậy vì thường xuyên giả mạo, vẫn cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã trì trệ. Như vậy chính sách cứng rắn của Mỹ là hiệu quả và cần được duy trì cho đến khi Trung Quốc có những thay đổi thực sự và đáng kể, chẳng hạn không cưỡng ép phải hợp doanh, chấm dứt hành vi gián điệp mạng internet… Nếu nhận định rằng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về những bất công mà các công dân của họ gánh chịu cũng không có gì là cường điệu.

Tách rời nhân quyền và thương mại

Năm 1993, Tổng thống Clinton đã quyết định tách chính sách nhân quyền khỏi hiệp định thương mại, từ đây Mỹ đã mất công cụ mạnh mẽ nhất để trừng phạt tà ác trên thế giới. Sau đó, Tổng thống Bush và Tổng thống Obama đã học theo chính sách “kinh doanh là kinh doanh” (business is business) của Clinton, nhờ đó đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lợi dụng sự tự mãn của giới truyền thông phương Tây để tô đẹp cho chủ nghĩa độc tài, chủ nghĩa quân phiệt và áp bức, tội ác bị tô điểm thành thiện lương.

Bài viết cho rằng, các nhà báo Mỹ lười biếng thích thú khi thông tin họ cung cấp giống những nhận xét hư hư thực thực của những tổ chức think tank của Washington, trong khi những tổ chức think tank này được tài trợ bởi các tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh nhờ thương mại với Trung Quốc. Phóng viên cũng trích dẫn lời của các giáo sư đại học, những người sống nhờ học phí của sinh viên nước ngoài và các nhà tài trợ giàu có của Trung Quốc. Còn những người chỉ trích Trung Quốc như tôi bị gạt ra ngoài, bị sỉ vả và kiểm soát.

Các công ty Mỹ như Google và Home Depot đã phát hiện ra rằng họ đang cố gắng được thâm nhập thoải mái vào thị trường lớn mà Bắc Kinh hứa hẹn, những thị trường này vốn thiên vị đối với các công ty địa phương, khiến toàn bộ thị trường đang bị phá hủy một cách hệ thống. Mặc dù vậy, sự khủng bố tại Tây Tạng và Thiên An Môn vẫn được Apple và những doanh nghiệp vì lợi nhuận bao che. Một công ty điện ảnh Mỹ sản xuất một bộ phim, người Mỹ được xem, nhưng họ không nhận ra những kịch bản được viết tránh mạo phạm ĐCSTQ, không nhận ra rằng có hơn một triệu công dân Trung Quốc đang bị đàn áp tàn nhẫn trong ở trong trại “giáo dục cải tạo” chỉ vì để cho họ từ bỏ đức tin.

Phe theo chủ nghĩa quốc tế thay đổi cách diễn đạt

Trump cho rằng chế độ độc tài đầy nhạy cảm của Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn thương mại quốc tế. Bắc Kinh công khai phủ nhận đóng cửa thị trường, buộc chuyển giao công nghệ bắt, trợ cấp xuất khẩu, bắt buộc liên doanh, hoạt động gián điệp và trộm cắp công nghệ, nhưng tất cả những sự kiện này đã được ghi lại đầy đủ trong báo cáo của văn phòng đại diện thương mại của Mỹ, trong báo cáo của Văn phòng sản xuất và thương mại Nhà Trắng về sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc.

Trong hai năm qua, nhiều chuyên gia thương mại Mỹ đầy quyền uy đã thay đổi cách diễn đạt, trước đây họ cho rằng chắc chắn Trung Quốc sẽ phải chuyển sang chủ nghĩa tư bản và thực hiện dân chủ, giờ đây họ đặt câu hỏi việc sử dụng thuế quan đối với một nhà cầm quyền nguy hiểm lừa dối có phải là cách hay?

Chiến tranh thương mại đánh vào tính hợp pháp của ĐCSTQ

Kết quả ban đầu của biện pháp thuế quan đã rõ ràng. Chính sách thương mại hiện tại đã chứng minh tính hiệu quả của nó, đang tấn công vào tính hợp pháp của ĐCSTQ: tăng trưởng kinh tế không công bằng. Còn với phía Mỹ, rất dễ dàng để hầu hết mọi người có thể hiểu được.

Thị trường Mỹ vẫn là giải thưởng kinh tế có giá trị nhất trên hành tinh này, đây là trọng tâm của ngày hội tiêu dùng Black Friday hàng năm mới diễn ra. Cho đến nay, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2017 là 19,4 nghìn tỷ Đô la Mỹ (USD), cao hơn 12,2 nghìn tỷ USD của Trung Quốc ít nhất 60%, , và có thể còn hơn nữa, vì số liệu GDP của Trung Quốc phải phù hợp mục tiêu tuyên truyền của nhà cầm quyền nên đáng nghi ngờ.

Vì tiêu dùng chiếm một phần lớn GDP của Mỹ, thị trường hàng hóa Mỹ lớn hơn nhiều lần so với Trung Quốc. Mỹ cũng là nền kinh tế lớn khỏe mạnh nhất, vì tăng trưởng GDP mạnh và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 50 năm qua. Trung Quốc không thể bắt kịp trong nhiều thập niên tới. Ngoài ra, Mỹ có dân số nhỏ hơn nhiều, gánh nặng thuế nhỏ hơn, trong khi tiêu thụ của Mỹ vượt xa so với bất kỳ quốc gia lớn nào khác.

Ai đang trả thuế quan cho Mỹ nhiều nhất?

Quan trọng nhất là Trung Quốc đang trả phần lớn thuế quan của Mỹ. Mặc dù những người ủng hộ thương mại tự do đã cố gắng dùng giá cả tăng vọt để dọa người tiêu dùng, nhưng những điều này đã không xuất hiện. Nguyên nhân là bất kỳ giá thành phát sinh trong phân phối sản phẩm có thể nằm ở mức giá cao hơn một chút khi phân phối cho người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất chấp nhận lợi nhuận thấp hơn. Độ chấp nhận cao hay thấp của người tiêu dùng với mức giá cao hơn quyết định hướng đi của thị trường.

Tính co giãn về nhu cầu sản phẩm quyết định giá cả, một nghiên cứu châu Âu gần đây của EconPol kết luận: đối với thuế quan dành cho sản phẩm Trung Quốc tăng 25%, giá tiêu dùng của Mỹ tăng trung bình 4,5%, còn giá sản phẩm của các công ty Trung Quốc giảm 20,5%.

Chớ quên, toàn bộ 25% đã vào Kho bạc Mỹ để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ chứ không phải nền kinh tế Trung Quốc. Nếu giá của Trung Quốc cuối cùng phải tăng lên, hệ thống sẽ buộc các nhà phân phối và nhà bán lẻ chịu chi phí của người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng của họ đang rời Trung Quốc.

Huệ Anh

Xem thêm: