Người Ấn Độ đang khởi động một chiến dịch trực tuyến kêu gọi đổi tên đường gần đại sứ quán Trung Quốc thành đường “Đại Lai Lạt Ma”.

The 14th Dalai Lama FEP
Đạt Lai Lạt Ma, vị Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng đang sống lưu vong và không được chính quyền Bắc Kinh công nhận (Ảnh: Wiki)

Hơn 900 người Ấn Độ, bao gồm cả các quan chức chính phủ, đã đề xuất bản kiến nghị trực tuyến để đổi tên con đường dẫn đến đại sứ quán Trung Quốc ở New Delhi là “Đường Đạt Lai Lạt Ma” – tên của vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng hiện đang lưu vong ở Ấn Độ.

Chiến dịch kêu gọi đổi tên đường diễn ra khi căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa có hồi kết. 

Đầu tuần này, ông Om Prakash Mishra, cựu bộ trưởng Nhà ở đã khởi động chiến dịch để thúc giục Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đổi tên đường Panchsheel Marg gần Đại sứ quán Trung Quốc, theo New Talk. Tính đến sáng thứ Sáu (17/7), 979 người đã ký đơn thỉnh nguyện trên Change.org.

Trong bản kiến nghị, ông Mishra giải thích rằng “Panchsheel” là một hiệp ước được ký giữa Ấn Độ và Trung Quốc vào năm 1954 để biểu thị sự tôn trọng lẫn nhau về toàn vẹn lãnh thổ giữa hai bên. Ông nói rằng hiệp ước được hình thành trên cơ sở cả hai nước sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và sẽ cùng tồn tại hòa bình, nhưng những diễn biến gần đây đã khiến ông tin rằng Bắc Kinh không có ý định tôn trọng thỏa thuận song phương này.

1594952539 5f110b5bac5cb
Đường Panchsheel Marg gần ĐSQ Trung Quốc ở New Delhi, Ấn Độ (Ảnh: Flickr)

Ông Mishra cáo buộc chính phủ Trung Quốc đã xâm phạm vào vùng lãnh thổ của Ấn Độ và nói rằng đã đến lúc phải từ bỏ cái tên Panchsheel Marg. Ông cho biết việc đặt tên nhà lãnh tụ tinh thần Đạt Lai Lạt Ma cho con đường sẽ không chỉ tôn vinh người từng đoạt giải Nobel Hòa bình, mà còn gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh về chủ nghĩa bành trướng xâm lược của họ.

Quan chức Ấn Độ nói đùa rằng sẽ rất vui khi thấy đại sứ Trung Quốc đi dọc theo đường Đạt Lai Lạt Ma mỗi ngày để làm việc. Ông nói thêm việc thay đổi tên sẽ mang đến cho cộng đồng Tây Tạng thêm sự khích lệ cần thiết.

Kể từ khi được chia sẻ trên Twitter, kiến nghị này đã thu hút được sự ủng hộ lớn từ người dùng Internet ở Ấn Độ và trên toàn thế giới. Nhiều người cho rằng đây không chỉ là hành động mang tính biểu tượng ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma, người được Bắc Kinh dán nhãn “kẻ ly khai,” mà còn cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) một bài học về các vi phạm nhân quyền của họ.

Xuân Lan (theo Taiwan News)

Xem thêm: