Tháng 3 năm nay, ông Jonathan E. Hillman – nhà nghiên cứu kỳ cựu của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS), đã công bố một báo cáo nghiên cứu có tiêu đề “Bảo vệ mạng internet đáy biển” (Securing the Subsea Network) để làm “sách tham khảo nhập môn cho những nhà hoạch định chính sách” (A Primer for Policymakers). Ông Hillman là nhà nghiên cứu cấp cao của nhóm kinh tế của CSIS, cũng là người phụ trách của “Dự án tái kết nối châu Á” (Reconnecting Asia Project). Dự án này là một kho dữ liệu mở đầy đủ nhất theo dõi một cách toàn diện sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trước đó, ông Hillman từng làm cố vấn chính sách của Văn phòng đại diện thương mại Mỹ, cuốn sách đầu tiên của ông có tên “Con đường mới của hoàng đế: Trung Quốc và kế hoạch thế kỷ” (The Emperor’s New Road) do Nhà xuất bản Đại học Yale xuất bản vào năm ngoái.

shutterstock 1372606610
Ảnh minh họa cáp quang biển (Nguồn: Vismar UK/ Shutterstock)

Cáp quang biển, có thể nói là con đường cao tốc thông tin trên thế giới, nó truyền tải hơn 95% lưu lượng dữ liệu quốc tế. Hiện tại, toàn thế giới có khoảng 400 tuyến cáp quang đang vận hành, truyền tải tất cả các nội dung từ video phát trực tuyến, các cuộc gọi điện thoại đến thẻ tín dụng, giao dịch ATM, và liên kết các sở giao dịch chứng khoán toàn cầu. Cáp thông tin/ cáp quang ngầm dưới biển (Submarinecables) được trải trên đáy biển, liên kết mạng thông tin các châu lục với nhau, nó đã được sử dụng từ năm 1850. Tuyến cáp thông tin dưới biển sớm nhất là năm 1858, xuyên qua Đại Tây Dương, dùng để truyền thông tin điện báo giữa Bắc Mỹ và châu Âu. Về sau, cáp thông tin mẫu mới bắt đầu truyền tải điện báo, điện thoại và thông tin dữ liệu. Ngày nay, cáp quang biển là nòng cốt của mạng internet quốc tế, nó lợi dụng sợi quang học để truyền thông tin cuộc điện thoại kỹ thuật số, mạng internet, v.v…

Khi người Anh rải cáp thông tin trên quy mô lớn sớm nhất để kết nối quần đảo Anh với đại lục châu Âu và cáp thông tin kết nối với các nơi trên thế giới, họ đã lo lắng những cáp thông tin quan trọng nhất này có thể sẽ bị kẻ địch cắt đứt nếu đi ra bên ngoài khu vực Vương quốc Anh. Cho nên từ sớm nhất, người Anh đã rải cái gọi là “toàn bộ đường đỏ” (All Red Line), làm một mạng lưới kết nối toàn bộ đế quốc và phạm vi toàn thế giới. Hơn nữa, người Anh cũng bắt đầu nghiên cứu sớm nhất cách phá hoại mạng lưới thông tin của kẻ địch. Thời kỳ Thế chiến thứ 2, việc đầu tiên sau khi Anh Quốc tuyên bố khai chiến với Đức chính là cắt đứt 5 tuyến cáp thông tin kết nối Đức với Pháp, Tây Ban Nha, và thông qua quần đảo Azores liên hệ với Bắc Mỹ. Điều này khiến cho người Đức chỉ có thể sử dụng thông tin vô tuyến, trong khi những tín hiệu thông tin vô tuyến này có thể bị người Anh nghe lén. Cáp thông tin dưới biển đương nhiên được dùng sớm nhất cho sự vụ của chính phủ và quân sự, nhưng nó rất nhanh được dùng cho thương mại, đối với doanh nghiệp thương mại mà nói, không nghi ngờ gì, nó có giá trị thương mại rất to lớn.

Những năm 1980, cáp quang bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Đến năm 2012, cáp quang xuyên Đại Tây Dương có thể thực hiện truyền tải 100 Gbps, dài 6.000 km, không xảy ra lỗi. Đến hiện tại, việc truyền tải dữ liệu xuyên biển, đều được tiến hành thông qua cáp quang dưới biển. So với truyền tải dữ liệu vệ tinh, do không có độ trễ cao hơn nên cáp quang biển nhanh hơn trên 1000 lần. Đương nhiên, rải một tuyến cáp quang xuyên biển, chi phí tăng lên vài trăm triệu đô la Mỹ. Do chi phí cao và mục đích dùng rất lớn của cáp quang biển, ngoài doanh nghiệp tư nhân, chính phủ các nước cũng coi đó là tài sản chiến lược. Chính phủ Úc thậm chí còn thiết lập một cơ quan chuyên môn (ACMA) để hạn chế khả năng tổn hại cáp quang kết nối Úc với các khu vực khác trên thế giới. Quân đội Mỹ còn sử rộng rãi cáp quang để truyền thông tin quân sự từ các vùng chiến sự về nước Mỹ. Thời kỳ chiến tranh lạnh, Hải quân Mỹ và Cục An ninh Quốc gia từng thành công trong việc cài thêm thiết bị nghe lén lên dây cáp thông tin dưới đáy biển của Liên Xô cũ. 

Trong báo cáo của CSIS, ông Hillman cho rằng vị trí dẫn đầu quan trọng trên toàn cầu trong mạng lưới cáp quang dưới biển của Mỹ đã không còn là điều hiển nhiên. Bởi vì mạng lưới cáp dưới biển hầu như truyền tải lưu lượng của tất cả các cuộc thoại và mạng internet giữa các châu lục lớn với nhau, trên thế giới cũng ngày càng có nhiều người truy cập vào mạng, trong khi đó ĐCSTQ đang nhanh chóng cố gắng trở thành người dẫn đầu về phương diện cáp quang biển. 

Ông Hillman cung cấp con số cho thấy ví dụ tốt nhất về dã tâm của ĐCSTQ, và một chỉ tiêu cho thấy nước Mỹ có thể sẽ tụt hậu trong lĩnh vực này, chính là từ năm 2004 đến 2019, từ 15 năm trước, nước Mỹ xử lý một nửa lưu lượng của tất cả mạng internet, đến hiện tại giảm thiểu xuống xử lý chưa đầy ¼. Do đó, ông Hillman hy vọng có thể giới thiệu một cách hệ thống cho những nhà hoạch định chính sách của Mỹ, giúp đỡ thúc đẩy mục tiêu kinh tế và chiến lược của Mỹ. 

Phần đầu tiên trong báo cáo của ông Hillman đã nói rõ chức năng cơ bản của cáp quang biển, làm thế nào lập kế hoạch và cả những mối đe dọa thường thấy nhất mà nó phải đối mặt. Nhu cầu của thế giới của chúng ta đối với những hệ thống cáp quang này đã gia tăng mạnh mẽ, tuy nhiên quá trình quy hoạch cáp quang lại ngày càng có tính thách thức. Hiện tại, người ta đã sử dụng phương pháp đa tầng để bảo vệ những dữ liệu đi qua cáp quang này, bao gồm phương pháp vật lý, phương pháp mã hóa, hệ thống dư thừa và giám sát thời gian thực. Nhưng dù như thế, an toàn của cáp quang biển vẫn không thể được đảm bảo hoàn toàn. Ví dụ những tàu thuyền đánh cá là nguyên nhân chính dẫn đến sự cố cáp quang. Mục tiêu cuối cùng của quy hoạch mạng lưới cáp biển khiến nó chống lại can nhiễu, đồng thời có dung lượng lớn, có tính dư thừa và tính linh hoạt lớn. Hiển nhiên, nếu có nước đối địch như ĐCSTQ, có ý đồ khác đối với mạng lưới cáp quang thì tính an toàn của nó càng trở lên khó khăn hơn. 

Phần thứ hai trong báo cáo của ông Hillman giới thiệu về lợi ích kinh tế và lợi ích chiến lược của Mỹ trên cáp quang biển đang chịu thách thức từ bên ngoài. Cáp quang biển có thể tăng cường kinh tế Mỹ, bởi vì có thể hỗ trợ công việc lương cao, nâng cao hiệu suất sản xuất, đồng thời kích thích tăng trưởng trong lĩnh vực này. Dự án cáp quang biển còn giúp thúc đẩy sự phát triển của Mỹ ở các nơi trên thế giới, mở rộng và tăng cường thực lực mềm của Mỹ, ủng hộ lực lượng dân chủ và tự do thông tin, đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin của chính phủ. Khi sự thay đổi đột nhiên xảy ra, ví dụ như trong lúc virus Trung Cộng (virus viêm phổi Vũ Hán, virus corona mới) lây lan, lưu lượng internet tăng mạnh, và mạng cáp quang biển khiến cho kinh tế Mỹ giữ được vận hành bình thường. 

Phần thứ ba của báo cáo miêu tả về 3 xu thế, những xu thế này chỉ ra tác dụng của Mỹ trong mạng internet toàn cầu đang bị suy yếu. Cùng với việc trên thế giới ngày càng nhiều người lên mạng và sử dụng công nghệ mới, nhu cầu băng thông đang tăng mạnh. Nhu cầu băng thông tại châu Á tăng trưởng nhanh nhất, trong khi ở châu Á, Trung Quốc đang trở thành nhà cung cấp và sở hữu cáp quang biển dẫn đầu. Do những phiền phức và chậm trễ trong phương diện quản lý giám sát, Chính phủ Mỹ cảm thấy bất lực đối với hành động hùng hổ dọa người khi xâm nhập vào lĩnh vực này của chính phủ nước ngoài (ĐCSTQ). Trong lĩnh vực cáp quang, do nhu cầu băng thông trên toàn cầu gia tăng, cạnh tranh kịch liệt, người dân Mỹ đều rất khó khăn để có được dung lượng băng thông quốc tế.

Phần cuối báo cáo, ông Hillman đề xuất kiến nghị nhằm bảo vệ vị trí trung tâm và ưu thế của Mỹ trong mạng lưới cáp biển. Ông cho rằng các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cần tránh chọn lập trường quá nghiêm khắc, điều này sẽ khuyến khích các công ty lớn đem cáp quang đến các nơi khác, và đem trung tâm dữ liệu cùng các hoạt động kinh tế liên quan và cáp quang đi. Điều mà Chính phủ Mỹ có thể làm là để Ủy ban Viễn thông liên bang (FCC) cải thiện quy trình lập kế hoạch cáp quang, khiến cho đánh giá rủi ro và quá trình ban hành giấy phép có thể dự kiến và rõ ràng hơn. Nước Mỹ cũng cần ưu tiên phát triển công nghệ “không tin bất kỳ ai” (zero-trust) tiên tiến, ví dụ như mã hóa cấp cao hơn khiến cho cáp quang biển có thể vận hành liên tục trong môi trường tràn đầy thách thức. Mỹ còn cần cải thiện môi trường nước ngoài của cáp quang, đồng thời nắm bắt cơ hội mà các nền kinh tế đang phát triển mang đến. 

Ông Hillman cảnh báo rằng thế giới không còn đợi Mỹ đi giải quyết những vấn đề này, mạng cáp quang biển trên toàn cầu tự phát triển, đang phát triển vì lợi ích của các quốc gia khác. Ông Hillman đặc biệt lấy ví dụ về lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình, chỉ ra dã tâm kỹ thuật số của ĐCSTQ. Gần đây, ông Tập Cận Bình tuyên bố, một “con đường tơ lụa số” (Digital Silk Road) sẽ lấy Bắc Kinh làm “trung tâm mạng internet toàn cầu”. Ông Hillman cho rằng trong cuộc cạnh tranh lĩnh vực chiến lược này, thực ra nước Mỹ có ưu thế tương đối lớn, bao gồm công nghệ mũi nhọn nhất, doanh nghiệp dẫn đầu thế giới, và chế độ pháp trị. Ông cho rằng xây dựng mạng cáp quang biển bền bỉ vừa có tính hiện thực vừa có mang tính cấp bách tương đối lớn.

Ông chỉ ra người ta rất có hứng thú với một vài chỗ bí ẩn liên quan đến cáp quang biển và vệ tinh thông tin. Người ta nghĩ một cách đương nhiên, vệ tinh thông tin chắc chắn là truyền tải nhiều dữ liệu nhất trên quốc tế, nhưng kỳ thực 95% dữ liệu là được tiến hành truyền tải thông qua cáp quang biển. Người ta cho rằng cá mập có thể là sát thủ lớn nhất của cáp quang biển, nhưng thực ra hoạt động đánh bắt cá của con người trên biển đã gây ra ⅔ sự cố cáp quang. Trước đây, người ta cho rằng công ty viễn thông như AT&T là người sử dụng chính và người xây dựng chính của cáp quang dưới biển, nhưng hiện nay Google, Facebook, Microsoft và Amazon mới là nhà đầu tư lớn nhất của cáp quang dưới biển.

Có lẽ nên nói, những điều được nói đến trong báo cáo của ông Hillman là vấn đề hiện thực rất cấp bách. ĐCSTQ gần đây đang có kế hoạch xây dựng tuyến cáp quang nối châu Phi với châu Âu. Điều này đang cho thấy nỗ lực mới nhất của ĐCSTQ nhằm đe dọa đến an toàn mạng toàn cầu. Nếu Chính phủ Mỹ không thể nhận thức một cách tỉnh táo về mối đe dọa của ĐCSTQ, khi mà chính quyền ông Biden vẫn giao thiệp với ĐCSTQ nhưng lập trường không rõ ràng, chính sách không minh bạch, không phân địch ta, đồng thời thiếu sự rõ ràng của chiến lược và sự cứng rắn của sách lược. Ông Hillman dự đoán nếu Mỹ mất đi vị thế đi đầu trong lĩnh vực này, thế giới của chúng ta sẽ bị ĐCSTQ thâm nhập và kiểm soát mạng internet và các mạng toàn cầu, điều này có thể trở thành sự thực vô cùng đáng sợ.

Tiến sĩ Tạ Điền, giảng sư tại Trường Kinh doanh Aiken, Đại học Nam Carolina.

Xem thêm: