Ngày 11/2, bản sửa đổi “Dự luật về Thuốc và Thiết bị Y tế” (Medicines and Medical Devices Bill) của Vương quốc Anh chính thức có hiệu lực. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Anh ban hành điều luật nhằm chống lại việc đồng lõa với tội ác mổ cướp nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Chamber House of Commons Houses Parliament London
(Ảnh minh họa: Civil Service Local—Cabinet Office/© Crown copyright (Open Government License 3.0))

Dự luật đã được Thượng viện thông qua trước đó, đến ngày 27/1 cũng tiếp tục được thông qua tại Hạ viện. Vì vậy, sau khi mọi thủ tục lập pháp được hoàn tất, Dự luật này đã trở thành luật pháp chính thức tại Anh. Mục đích của luật này là để đảm bảo các chi tiết như mô, bộ phận cơ thể người và tế bào nhập khẩu từ nước ngoài (có thể từ nguồn bị cưỡng đoạt) không thể nhập khẩu sử dụng trong cộng đồng y tế Anh, từ đó đặc biệt ngăn chặn việc đồng lõa với tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm của ĐCSTQ.

Vào tháng 3/2020, Tòa án Độc lập về nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc (China Tribunal) tại London, Vương quốc Anh, sau khi xem xét chi tiết lời khai của nhân chứng, đã đưa ra phán quyết: ĐCSTQ phạm “tội ác chống lại loài người” đối với người tập Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Trong quá trình thiết lập điều luật, nhiều nghị viên Anh đã viện dẫn các chi tiết có từ phiên tòa xét xử tội ác mổ cướp nội tạng Trung Quốc trước đó (China Tribunal).

Philip Alexander Hunt: Chế độ nô lệ hiện đại đã xâm nhập vào chuỗi cung ứng của Vương quốc Anh

Bản sửa đổi được đề xuất bởi Nghị sĩ Philip Alexander Hunt, người đã đề cập trong các cuộc tranh luận tại quốc hội rằng: “Toàn thế giới ngày càng nhận thức được rằng [Đảng cộng sản] Trung Quốc đang cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm.”  Tòa án Trung Quốc (China Tribunal) “gần đây đã phát hiện ra rằng tội ác khủng khiếp cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các nạn nhân đang còn sống (qua đó giết họ) đang diễn ra trên phạm vi ngày một rộng lớn.”

Ông cũng trích dẫn kết luận có từ Phiên tòa xét xử tội ác thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc (China Tribunal), “Trong nhiều năm, hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng trên quy mô lớn đã được thực hiện ở nhiều vùng khác nhau ở Trung Quốc. Những người tập Pháp Luân Công đã trở thành một trong những nguồn cung cấp cấp tạng, hơn nữa có thể là nguồn chủ yếu.”

Ông cũng nói rằng hiện có hàng triệu công dân Trung Quốc bị giam giữ trong các trại lao động, bao gồm cả người dân tộc thiểu số và các nhóm tôn giáo. “Chế độ nô lệ hiện đại này đã xâm nhập vào chuỗi cung ứng của Anh. Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta hiện đang đồng lõa [với tội ác này].”

Ông Hunt tin rằng các điều khoản sửa đổi này sẽ vá lại các khe hở về kinh doanh, sử dụng các mô, tạng và cơ quan có nguồn gốc từ người (human tissue) của Vương quốc Anh, bởi các điều khoản trước đây không yêu cầu khắt khe về lai lịch và lương tri đối với nguồn hàng nhập khẩu này. Ông cũng nói thêm rằng điều luật sửa đổi có thể giúp ngăn chặn việc Anh trở thành đồng phạm trong những tội ác tương tự, đồng thời truyền tải những thông điệp quan trọng tới các quốc gia khác.

“Vương quốc Anh nên gây áp lực lên WHO”

Trong quá trình thảo luận về luật sửa đổi, một số thành viên quốc hội còn cho rằng lâu nay, Anh vẫn luôn dựa theo quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về hệ thống cấy ghép nội tạng của Trung Quốc, mà theo như WHO phát biểu thì ĐCSTQ đang vận hành một “hệ thống hiến tạng có đạo đức”. Tuy nhiên từ lâu các nhà hoạt động nhân quyền đã chỉ trích WHO vì tổ chức này không có cơ chế đánh giá độc lập, mà các thông tin có được lại đều do chính các cơ quan ĐCSTQ cung cấp.

Ông Philip Alexander Hunt cũng nói trong bài phát biểu của mình: “Tôi hy vọng Chính phủ Anh sẽ gây áp lực lên WHO để tổ chức này xem xét lại vấn đề một cách nghiêm túc.”

“Đất nước và người dân của chúng ta không thể trở thành đồng phạm của chế độ ĐCSTQ.”

Cuộc thảo luận trên còn nêu lên một chủ đề khác là “triển lãm thi thể người được nhựa hóa” tại Trung tâm Triển lãm Quốc gia ở Birmingham năm 2018. Các thi thể người này đều có xuất xứ từ Trung Quốc và được xếp vào loại “xác chết vô thừa nhận“, mà không có kèm theo bất kỳ giấy tờ cấp phép hoặc đồng ý nào.

Bà Marie Rimmer, nghị sĩ Quốc hội, chất vấn: “Đó là thi thể của các tù nhân lương tâm hoặc nạn nhân nhân quyền. Vậy mà, một cách vô tình, các công dân Anh đã chi ra 15 bảng cho vé vào cổng để đến chiêm ngưỡng những con người đáng thương này”.

Bà nói: “Sau khi có được thông tin, tôi đã quyết tâm làm việc vì những nạn nhân nhân quyền này, để chấm dứt việc mổ cướp bộ phận cơ thể người (bất hợp pháp). Đất nước và người dân của chúng ta không bao giờ được trở thành đồng phạm trong các hành động man rợ của chế độ ĐCSTQ.”

“Mối quan hệ Anh-Trung không còn ngây thơ”

Bà Rimmer bày tỏ hy vọng rằng một ngày nào đó, những ai đã tiếp tay cho chế độ tội ác chống lại loài người là ĐCSTQ sẽ bị đưa ra công lý. “Điều luật sửa đổi này gửi đi một thông điệp rất rõ ràng rằng chúng ta không thể dung thứ cho những tội ác khủng khiếp chống lại loài người. Điều này là vì người dân Trung Quốc, không phải cho chế độ ĐCSTQ. Hãy để bản sửa đổi này trở thành sự khởi đầu của mối quan hệ mới giữa [Vương quốc Anh] và Trung Quốc. Một mối quan hệ mới không còn ngây thơ nữa.”

Nữ nghị sĩ Baroness Penn giải thích: “Tôi có thể đảm bảo rằng sẽ không có đơn vị triển lãm nào có thể trưng bày các thi thể nhập khẩu mà không có bằng chứng xác thực về sự chấp thuận.”

Một chủ đề chính khác của cuộc tranh luận tại quốc hội là các thiết bị y tế do Vương quốc Anh xuất khẩu có thể được sử dụng trong việc vận chuyển và bảo quản nội tạng của ĐCSTQ. “Viện Nghiên cứu Tội ác Cộng sản” phát hiện rằng hai công ty của Anh, Organox và Bridge to Life, đã xuất khẩu thiết bị y tế như vậy sang Trung Quốc, dẫn đến việc họ có thể đã tiếp tay cho các hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Bà Penn nói: “Tất nhiên, chúng tôi phải tuyệt đối ngăn chặn chính phủ và các công ty của Anh tham gia vào bất kỳ hành vi vi phạm nhân quyền nào”.

Theo Từ Giản, Epoch Times

Xem thêm: