Để kỷ niệm 3 năm sự kiện biểu tình ngày 12/6/2019 tại Hồng Kông, các nhóm người Hồng Kông, những người biểu tình lưu vong và những người làm nghệ thuật ở Anh đã tổ chức triển lãm “Từ trận gạch cho đến thế giới: Sự thức tỉnh và thay đổi của người Hồng Kông” (From Bricks to the World: The Awakening and Change of Hong Kong People) tại London từ ngày 11 – 12/6. 

id13757859 1 600x400 1
Bức tranh khổ lớn “Người nghìn tay” của vợ chồng họa sĩ Lumli Lumlong. (Ảnh: Epoch Times)

Triển lãm trưng bày gần 100 tác phẩm liên quan đến phong trào “chống Dự luật Dẫn độ” của hơn 10 nghệ sĩ. Vài giờ sau khi khai mạc ngày đầu tiên, triển lãm đã thu hút hàng trăm người Hồng Kông tại Anh và người dân địa phương đến thăm quan.

Triển lãm được tổ chức tại Apiary Studios gần ga tàu Cambridge Heath ở phía đông London. Ảnh, video, tranh và tác phẩm điêu khắc được sử dụng để trình bày các diện mạo khác nhau của phong trào “Chống Dự luật Dẫn độ”. Điểm nổi bật của triển lãm là bức tượng “Nữ thần dân chủ Hồng Kông” cao 7 foot (khoảng 2,7m) với trận gạch xung quanh chân đế. Phía tổ chức triển lãm cho biết việc tái tạo bức tượng được dùng làm đạo cụ cho một bộ phim tài liệu nghệ thuật. Có hai bức tượng ban đầu, một bức đã bị phá hủy và bức tượng hiện tại tượng trưng cho việc tái tạo sau khi bị phá hủy, hy vọng trong tương lai có thể trưng bày các nơi trên thế giới.

id13757860 2 600x400 1
Triển lãm “Từ trận gạch cho đến thế giới: Sự thức tỉnh và thay đổi của người Hồng Kông” được tổ chức tại London, trưng bày gần 100 tác phẩm liên quan đến phong trào chống Dự luật Dẫn độ của hơn 10 nghệ sĩ. (Ảnh: Epoch Times)
id13757870 3 600x400 1
Điểm nổi bật của triển lãm là bức tượng “Nữ thần dân chủ Hồng Kông” cao 7 foot (khoảng 2,7m) với trận gạch xung quanh chân đế. (Ảnh: Epoch Times).

Các tác phẩm tranh tại triển lãm bao gồm hình ảnh những người biểu tình xếp trận gạch trên đường vào năm 2019 và trận chiến bảo vệ Đại học Trung văn Hồng Kông. Ngoài ra còn có các tác phẩm được vẽ lại, chẳng hạn như tranh sơn dầu mô phỏng lại cảnh “Laser” và các tác phẩm giàu trí tưởng tượng, chẳng hạn như một bức tranh có tên “Gấu Pooh đến Thiên An Môn” cho thấy gấu Pooh ở quảng trường Thiên An Môn, giương cao biểu ngữ “Quang phục Hồng Kông, Cách mạng thời đại”.

id13757872 4 600x400 1
Triển lãm “Từ trận gạch cho đến thế giới: Sự thức tỉnh và thay đổi của người Hồng Kông” được tổ chức tại London, trưng bày gần 100 tác phẩm liên quan đến phong trào chống Dự luật Dẫn độ của hơn 10 nghệ sĩ. (Ảnh: Epoch Times)

Tái hiện các tác phẩm về cuộc biểu tình chống Dự luật Dẫn độ từng được trưng bày

Trong phòng triển lãm còn có bức tranh khổ lớn “Người nghìn tay” của vợ chồng họa sĩ Lumli Lumlong, hình ảnh đang múa, nhiều cánh tay cầm ô, cầm đĩa hấp cá, máy ảnh và báo quốc tế,… tượng trưng cho “sự hòa bình và dũng cảm hợp làm một”, trên bức tranh có ghi chữ “Người Hồng Kông phản kháng!”. Ban tổ chức tiết lộ bức tranh này đã từng được trưng bày ở Causeway Bay (Vịnh Đồng La) ở Hồng Kông trong thời kỳ diễn ra phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ. Bức tranh trong triển lãm hiện đã có những vết nhăn, đó là dấu vết của bức tranh đã được gỡ xuống vào thời điểm đó.

id13757863 6 600x400 1
Triển lãm in lại các tác phẩm văn học và tuyên truyền lưu hành trên Internet thời kỳ diễn ra phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ (Ảnh: Epoch Times).

Triển lãm in lại các tác phẩm văn học và tuyên truyền lưu hành trên Internet thời kỳ diễn ra phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, đồng thời trưng bày các tấm bảng mô tả chi tiết về mối quan hệ và sự khác biệt giữa Hồng Kông, Anh và Trung Quốc, cũng như nội dung của phong trào chống Dự luật Dẫn độ. Ngay lối vào của triển lãm, có khá nhiều tấm thiệp khuyến mại được vận chuyển từ Hồng Kông với thông điệp “chống Dự luật Dẫn độ” và các khẩu hiệu đấu tranh để khách tham quan lấy.

id13757864 9 600x400 1
Ngay lối vào của triển lãm, có khá nhiều tấm thiệp khuyến mại được vận chuyển từ Hồng Kông với thông điệp “chống Dự luật Dẫn độ” và các khẩu hiệu đấu tranh để khách tham quan lấy. (Ảnh: Epoch Times)

Triển lãm cũng trình chiếu một số phim tài liệu được quay trong thời gian diễn ra phong trào chống Dự luật Dẫn độ, một trong số đó có thời lượng khoảng 9 phút và được chiếu tại phòng chiếu ở tầng 1 của triển lãm. Sau khi xem triển lãm, ông Rogers, người sáng lập và giám đốc điều hành của tổ chức “Giám sát Hồng Kông” (Hong Kong Watch), nói rằng bộ phim là ấn tượng nhất, bởi vì nó bắt đầu bằng buổi lễ chia tay Hồng Kông của Anh vào năm 1997 và bài phát biểu của ông Patten (thống đốc cuối cùng của Hồng Kông thuộc Anh). Ông nói rằng “Giám sát Hồng Kông” sẽ tiếp tục lên tiếng cho Hồng Kông tại Vương quốc Anh, Washington và Liên Hợp Quốc trong tương lai. Ngoài ra, sẽ có các hoạt động vào ngày 1/7, và sẽ mời Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông, ông Patten, phát biểu.

Ban tổ chức kỳ vọng triển lãm sẽ là bước đột phá so với các sự kiện trước

Ngoài ra, bên ngoài địa điểm chính, còn có không gian trưng bày trong cửa hàng trên phố, tại đây trưng bày các vật phẩm tiêu biểu của cuộc biểu tình năm 2019, bao gồm ô màu vàng, gạch, quần áo của người biểu tình, vải bạt, v.v. Catherine, một nhân viên tổ chức triển lãm, cho biết phòng trưng bày thu hút những người dân địa phương không biết có triển lãm, và họ cũng đã đến thăm địa điểm chính sau đó.

id13757865 7 600x400 1
Ngoài địa điểm chính, còn có không gian trưng bày trong cửa hàng trên phố, tại đây trưng bày các vật phẩm tiêu biểu của cuộc biểu tình năm 2019. (Ảnh: Epoch Times)

Cô Catherine chia sẻ rằng ban tổ chức, bao gồm cả cô, cũng như các nhóm như “Hỗ trợ Hồng Kông” và “Nhóm Lam Chau”, v.v, đều không có kinh nghiệm tổ chức triển lãm. Ngoài ra các họa sĩ của triển lãm đều ở nhiều nơi trên thế giới, như Hồng Kông, Nhật Bản, Anh, do đó gặp phải không ít khó khăn và khổ sở trong vận chuyển, lên kế hoạch, liên lạc.

id13757868 8 600x400 1
Cô Catherine. (Ảnh: Epoch Times)

Finn Lau, một thành viên ban tổ chức thuộc Nhóm Lam Chau, cho biết, trong năm qua, anh đã cố gắng tổ chức các cuộc mít tinh và tuần hành, và hy vọng rằng triển lãm lần này sẽ có một số đột phá so với các hoạt động trước đây, không chỉ là hoạt động giới hạn của người dân Hồng Kông. Finn Lau cho rằng yếu tố cơ bản nhất của “Hồng Kông tự do” nằm ở việc “bảo tồn sự đồng ý thân phận của chúng ta”. Anh cho rằng thông qua các các chất xúc tác khác nhau của triển lãm này, việc trình bày những gì đã xảy ra ở Hồng Kông sẽ giúp bảo tồn lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa và thân phận của người Hồng Kông.