Vào ngày 22/6, 44 quốc gia bao gồm Canada và Hoa Kỳ đã ra tuyên bố chung của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, kêu gọi Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ) cho phép các quan sát viên độc lập vào Tân Cương ngay lập tức để tìm hiểu về khu vực địa phương, tình hình nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ và của các dân tộc thiểu số khác. Hãng tin AP tiết lộ, Ukraine vừa ký tuyên bố chung đã bị Bắc Kinh đe dọa, nếu Ukraine không rút lại tuyên bố, Trung Quốc sẽ ngừng cung cấp vắc-xin COVID-19.

1024px Volodymyr Zelensky 2019 presidential inauguration 22
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Nguồn: Mykola Lazarenko / Chính phủ Ukraine/ Wikimedia)

Vào ngày 22/6, Đại sứ Canada tại Liên Hợp Quốc, bà Leslie E. Norton, thay mặt cho Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Úc, Nhật Bản và các nước khác, đã đọc tuyên bố chung này tại một cuộc họp của Liên Hợp Quốc. “Theo báo cáo đáng tin chỉ ra, Tân Cương có hơn 1 triệu người bị giam giữ tùy tiện, người Duy Ngô Nhĩ tại địa phương và các dân tộc thiểu số khác bị giám sát rộng rãi, các quyền tự do cơ bản và văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ cũng bị hạn chế“. “Chúng tôi kêu gọi phía Trung Quốc để cho các chuyên viên nhân quyền cấp cao của Liên Hợp Quốc được vào nội địa làm quan sát viên độc lập và không bị cản trở, cũng có nghĩa là được vào vùng đất Tân Cương.”

Tuyên bố cũng nêu rõ: “Chúng tôi tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự suy thoái các quyền cơ bản của Hồng Kông dưới ảnh hưởng của Luật An ninh Quốc gia và tình hình nhân quyền ở Tây Tạng.

Theo báo cáo của Reuters, Chuyên viên cấp cao của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, bà Michelle Bachelet, trước đó đã bày tỏ với Hội đồng Nhân quyền rằng bà hy vọng sẽ đến Trung Quốc để tiến hành các cuộc điều tra trong năm nay nhằm xác minh các báo cáo về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Kể từ tháng 9/2018, văn phòng của bà Bachelet đã đàm phán với chính quyền Bắc Kinh về các vấn đề liên quan, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.

Theo hãng tin AP, hai nhà ngoại giao của các nước phương Tây tiết lộ rằng Bắc Kinh yêu cầu Ukraine rút khỏi việc ủng hộ tuyên bố của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc về cuộc điều tra nhân quyền ở Tân Cương. Nếu không, phía Trung Quốc sẽ đình chỉ việc cung ứng ít nhất 500.000 liều vắc-xin COVID-19. Trước đó, Ukraine đã mua 1,9 triệu liều vắc-xin của SinoVac từ Trung Quốc, và hiện đã nhận được 1,2 triệu liều.

AP đề cập rằng không lạ gì chuyện chính quyền Bắc Kinh gây áp lực với các nước khác trong vòng tròn ngoại giao Liên Hiệp Quốc và yêu cầu ủng hộ các tuyên bố của Trung Quốc hoặc tránh đặt câu hỏi hay chỉ trích vấn đề nhân quyền của Bắc Kinh.

Các nhà ngoại giao cho biết, gần đây Bắc Kinh nỗ lực mạnh mẽ nhằm đẩy lùi những chỉ trích về hồ sơ nhân quyền của họ, lần này (đe dọa Ukraine) là dùng cách có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng, để giảm thiểu sự chú ý của quốc tế đối với họ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phái đoàn Trung Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ và Chính phủ Ukraine chưa có phản hồi về báo cáo này.

Vương Quân, Vision Times

Xem thêm: