Các lãnh đạo Liên minh Châu Âu hôm 9/3 bầu một người Ba Lan bị chính quốc gia của mình phản đối, làm Chủ tịch Hội đồng Châu Âu. 

Ông Donald Tusk, người Ba Lan, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu từ năm 2014
Ông Donald Tusk, người Ba Lan, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu từ năm 2014

Ông Donald Tusk tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ 2 năm rưỡi nữa tại một định chế chung của 28 nước Châu Âu bất chấp bị chính Ba Lan bỏ phiếu chống.

Chính phủ Ba Lan thẳng định ông Tusk đã vi phạm quyền hạn của mình khi can thiệp vào công việc chính trị trong nước.

Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo nói bà sẽ không ký và tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh tại EU như một hình thức phản đối.

Ba Lan có quyền phủ quyết các kết luận – và Ba Lan sẽ thực thi quyền này“, bà Szydlo nói.

Ông ta [Donald Tusk] không được sự ủng hộ của đất nước của ông ấy – điều đó là đủ lý do để ông ta không được đắc cử“.

Ông Tusk đáp lại chỉ trích của chính phủ Ba Lan một cách mạnh mẽ: “Hãy cẩn thận khi đốt cháy những cây cầu, vì khi xong việc, các vị không bao giờ có thể bước qua đó nữa”.

Theo BBC, nguồn gốc của việc chính quyền Ba Lan không ưa ông Tusk bắt nguồn từ năm 2010, khi ông này làm Thủ tướng và là lãnh đạo của Đảng đối lập Civic Platform.

Khi đó, người anh em sinh đôi của lãnh đạo Đảng Luật pháp và Công lý (PiS) đang cầm quyền Jaroslaw Kaczynski, cùng 95 người khác bị chết trong một vụ rơi máy bay.

Cuộc điều tra chính thức kết luận sai lầm của phi công trong môi trường sương mù dày đặc là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn.

Nhưng chính quyền của ông Tusk bị cáo buộc đã không làm đủ trách nhiệm trong việc giải thích nguyên nhân của vụ rơi máy bay, và người ta còn phản đối việc ông này cho người Nga tiến hành cuộc điều tra ban đầu.

Người anh em sinh đôi của ông Kaczynski khi đó là Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski.

Trọng Đức