Một cơ quan dân sự giám sát tự do mạng internet công bố báo cáo cho thấy, ngoài Trung Quốc, có 68 quốc gia trên toàn cầu sử dụng thiết bị và công nghệ giám sát của ‘gã khổng lồ’ viễn thông Trung Quốc Huawei. Trong đó có 17 quốc gia sử dụng thiết bị và công nghệ của Huawei để phong tỏa trang web và ngôn luận trên mạng, ngoài ra còn có 13 cái gọi là “thành phố bình an” sử dụng hệ thống giám sát của Huawei.

p3052631a584598895 ss
Báo cáo nghiên cứu của “Top10VPN” công bố hồi tháng 8/2021 cho thấy, ngoài Trung Quốc ra, có ít nhất 17 quốc gia sử dụng thiết bị và công nghệ của Huawei để chặn mạng internet và ngôn luận. Ngoài ra còn 13 cái gọi là “thành phố bình an” sử dụng hệ thống giám sát của Huawei. (Ảnh chụp màn hình Top10VPN).

Báo cáo này được công bố vào tháng 8 năm nay trên trang web của tổ chức dân sự “Top10VPN”, chuyên sâu về VPN (mạng riêng ảo), quyền kỹ thuật số và an ninh mạng, và hiện nó đã có ảnh hưởng rộng rãi hơn.

Hai tác giả của báo cáo là ông Valentin Weber, nghiên cứu sinh tiến sĩ về an ninh mạng và quan hệ quốc tế tại Đại học Oxford ở Vương quốc Anh và ông Vasilis Ververis, nghiên cứu sinh tiến sĩ về thực thi kiểm duyệt mạng và công nghệ giám sát tại Đại học Humboldt của Đức ở Berlin.

Huawei giúp chặn mạng internet và ngôn luận tại 17 quốc gia

Báo cáo của hai tác giả cho thấy, thiết bị giám sát của Huawei trải dài từ Trung Quốc ra thế giới, nếu tính cả Trung Quốc thì có 1.799 thiết bị giám sát Huawei đang hoạt động tích cực tại 69 quốc gia trên thế giới. Ngoài Trung Quốc, ít nhất 17 quốc gia sử dụng thiết bị và công nghệ của Huawei để chặn các trang web và kiểm duyệt ngôn luận

17 quốc gia này bao gồm Afghanistan, Bangladesh và Pakistan ở châu Á; Oman và Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông; Burundi, Ai Cập, Nigeria, Senegal và Nam Phi ở châu Phi; Colombia, Cuba, Mexico và Paraguay ở Mỹ Latinh; và thậm chí cả các nước châu Âu như Đức, Ý và Tây Ban Nha.

Tình huống sử dụng công nghệ giám sát của Huawei ở những quốc gia này là khác nhau. Ở Afghanistan, Cuba và Ai Cập, các trang web tin tức và phương tiện truyền thông bị chặn; ở Pakistan, Paraguay, Thổ Nhĩ Kỳ, Oman và Tây Ban Nha, các trang web như liên quan đến đồng tính và chuyển giới (LGBTQIA +) bị chặn. Ở Nigeria, Cuba và Afghanistan, quyền truy cập vào các trang web thúc đẩy chính trị và xã hội dân chủ cũng sẽ bị hạn chế.

Kết quả điều tra được nhắc đến trong báo cáo cũng chỉ ra rằng công nghệ giám sát của Huawei cũng được sử dụng để kiểm duyệt nội dung quốc tế, điều này có thể thể hiện sự chấp nhận ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế đối với các phương pháp kiểm soát thông tin có tính hạn chế cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Huawei xây dựng 13 “thành phố an toàn” tại các quốc gia

Công nghệ và thiết bị giám sát của Huawei không chỉ được sử dụng để hạn chế và chặn nội dung trang web mà còn tham gia vào xây dựng cái gọi là “thành phố an toàn” ở ít nhất 13 thành phố bên ngoài Trung Quốc. Báo cáo xác nhận rằng 13 “thành phố an toàn” này đã ở trạng thái bán hoạt động.

Các thành phố này gồm có ở khu vực châu Á như Singapore, Dushanbe ở Tajikistan, Islamabad ở Pakistan, Kuwait City ở Kuwait, Manila ở Philippines; châu Phi như Accra ở Ghana, Johannesburg ở Nam Phi, Kampala ở Uganda, Nairobi ở Kenya; châu Mỹ La-tinh như Caracas ở Venezuela, Cochabamba ở Bolivia; cho đến cả các nước châu Âu như Budapest ở  Hungary và Prague ở Cộng hòa Séc.

Theo báo cáo, “Thành phố an toàn” là một trong những giải pháp an ninh công cộng chính của Huawei. Nó sử dụng các thiết bị Internet vạn vật (IoT) để giúp thúc đẩy công tác cảnh báo. Đây cũng là một phần của dự án “Lá chắn vàng” do ĐCSTQ thực hiện trong nước Trung Quốc.

Các nhà hoạt động về quyền riêng tư kỹ thuật số lo lắng rằng các “thành phố an toàn” sẽ kích thích gia tăng sự giám sát và do đó làm suy yếu quyền con người.

14 công ty Trung Quốc có liên quan đến dự án giám sát “Lá chắn vàng” của Trung Quốc

Báo cáo cũng chỉ ra rằng 14 công ty Trung Quốc có liên hệ với chương trình giám sát quốc gia “Lá chắn vàng” (Golden Shield) của ĐCSTQ, và tất cả đều tiếp tục triển khai hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Trong đó có 10 công ty tiếp tục duy trì mối quan hệ thương mại với các công ty Mỹ.

Ví dụ, công nghệ quản lý dân cư và các sản phẩm của Neusoft như xử lý dấu vân tay, nhận dạng khuôn mặt và dữ liệu hộ khẩu đã được triển khai ở Tân Cương. Neusoft và Intel có hợp tác trong lĩnh vực công nghệ mạng và họ cũng có các cổ đông ở Nhật Bản và Châu Âu.

Công ty TNHH Công nghệ Feitian Chengxin Bắc Kinh (Beijing Feitian Chengxin) đã tạo ra các sản phẩm dựa trên thẻ thông minh và xác thực hai yếu tố, cung cấp khóa USB cho cảnh sát ĐCSTQ và có thể cả quân đội ĐCSTQ. Công ty này cũng cung cấp khóa bảo mật cho chương trình bảo vệ nâng cao của công ty Mỹ như Google.

Công ty Công nghệ Thông tin Shenlong (Shenlong Technology) là nhà sản xuất nền tảng tình báo an ninh công cộng nổi tiếng ở Trung Quốc. Năm 2017, công ty đã ký một thỏa thuận với chính quyền Tây Tạng của ĐCSTQ để thiết lập dữ liệu lớn và các sản phẩm điện toán đám mây nhằm thúc đẩy “Tây Tạng bình an”. Các đối tác quốc tế của công ty bao gồm Microsoft, Oracle, Dell, IBM và Cisco.

7 công ty Mỹ tham gia công trình giám sát “Lá chắn vàng” của ĐCSTQ

Báo cáo cũng cho thấy 7 công ty công nghệ Mỹ đã tham gia vào dự án giám sát “Lá chắn vàng” do ĐCSTQ thực hiện trên khắp Trung Quốc, họ “cung cấp thiết bị quan trọng cho các sở cảnh sát trên khắp Trung Quốc”.

7 công ty Mỹ này bao gồm Microsoft, Oracle, Dell, Cisco, Intel, Cognitech và Nvidia.

Báo cáo chỉ ra rằng một số giao dịch của các công ty này này với hệ thống giám sát của ĐCSTQ có thể đã được hoàn tất thông qua các công ty con và bên thứ ba. Kết quả khảo sát cho thấy các sản phẩm của Mỹ thực sự vẫn đang được sử dụng để đẩy quảng bá hệ thống giám sát toàn quốc của ĐCSTQ.

Trình Văn, Vision Times

Xem thêm: