Báo cáo “Phòng chống Tội ác và Diệt chủng Elie Wiesel năm 2021” của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm thứ Hai (12/7) lần đầu tiên liệt kê việc chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp người Duy Ngô Nhĩ vào nhóm 6 khu vực trên thế giới hiện đang xảy ra thảm họa tội ác chống lại loài người.

50930636976 d4ca8dbf6d k
Ngoại trưởng Mỹ Blinken (Nguồn: Freddie Everett/ Bộ Ngoại giao Mỹ)

Elie Wiesel là một người Do Thái may mắn sống sót khi bị giam trong trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc xã vào thời Thế chiến II. Báo cáo “Phòng chống Tội ác và Diệt chủng Elie Wiesel năm 2021” được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chuyển lên Quốc hội Mỹ vào thứ Hai. Kể từ khi luật được Tổng thống Mỹ thời Trump ký có hiệu lực vào ngày 14/1/2019 thì đây là lần thứ ba Bộ Ngoại giao Mỹ đệ trình báo cáo thường niên liên quan này lên Quốc hội.

“Chính quyền Tổng thống Biden cam kết thúc đẩy các giá trị dân chủ, vốn là nền tảng của một hệ thống quốc tế ổn định, có ý nghĩa sống còn đối với tự do, thịnh vượng và hòa bình”, Ngoại trưởng Blinken cho biết trong buổi họp công bố báo cáo trước Quốc hội Mỹ vào thứ Hai.

Báo cáo năm nay lần đầu tiên đưa vào đánh giá các nước gồm Trung Quốc, Myanmar, Ethiopia.

Trong phần Trung Quốc, báo cáo cho biết Ngoại trưởng Blinken đã tuyên bố vào tháng 1/2021 rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn và đang tiếp tục thực hiện hành vi diệt chủng và tội ác chống lại loài người đối với chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và các thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo khác ở Tân Cương.

Các tội ác chống lại loài người bao gồm bỏ tù, tra tấn, cưỡng bức triệt sản và ngược đãi.

Vào tháng 7/2020, Bộ Tài chính Mỹ đã chế tài 2 tổ chức ĐCSTQ và 6 quan chức đương nhiệm hoặc tiền nhiệm của ĐCSTQ liên quan vì vi phạm nghiêm trọng nhân quyền ở Tân Cương.

Vào tháng 3/2021, Bộ Tài chính Mỹ, Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, và Canada, đã đồng loạt có biện pháp trừng phạt hai quan chức của ĐCSTQ vì những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Tháng 7/2020, Mỹ đã ban hành “Tham vấn thương mại chuỗi cung ứng Tân Cương”, nhấn mạnh rằng các công ty phải đối mặt với rủi ro trong mối quan hệ kinh doanh với các thực thể vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, bao gồm cả việc sử dụng lao động cưỡng bức.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo khi đó đã chỉ định Trung Quốc là quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo trong năm 2020.

Từ tháng Sáu năm ngoái đến tháng Một năm nay, Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ đã ban hành 6 lệnh tạm cấm (WRO) đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Tân Cương. Theo đó, cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm bông từ Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương, lệnh hạn chế nhập khẩu tất cả các sản phẩm từ bông và cà chua ở Tân Cương bị cáo cuộc có cơ sở liên quan lao động cưỡng bức.

Ngoài ra Bộ Thương mại Mỹ cũng bổ sung vào danh sách trừng phạt đối với 24 thực thể khác của Trung Quốc liên quan vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

Mỹ tiếp tục áp đặt các hạn chế về thị thực đối với các quan chức của ĐCSTQ cùng những kẻ tham gia vào việc giam giữ hoặc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh cùng các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương.

Mỹ cũng đã phối hợp với các đối tác quốc tế và lên án trước Liên Hiệp Quốc về hành động tàn bạo của ĐCSTQ ở Tân Cương.

Tại hội nghị công bố báo cáo, Ngoại trưởng Blinken cũng nhấn mạnh Mỹ nỗ lực hành động nhắm vào các nước có vi phạm nhân quyền. “Phòng chống Tội ác và Diệt chủng Elie Wiesel” của Mỹ được cả hai đảng ủng hộ nhằm nỗ lực ngăn chặn tội ác bạo lực của nhà cầm quyền đối với người dân, đây là và trách nhiệm đạo đức và là lợi ích an ninh quốc gia cốt lõi của Mỹ.

Theo Lâm Yến, Epoch Times

Xem thêm: