Kết quả sắp xếp nhân sự bất ngờ tại Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cùng thông điệp “không hứa từ bỏ vũ lực” trong bản báo cáo, đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại Bắc Kinh có thể xác định việc thống nhất Đài Loan là ưu tiên số 1. Để ‘nhắc nhở’, mới đây Mỹ đã một lần nữa đưa ra cảnh cáo qua “Báo cáo tổng kết tình hình phát triển Lực lượng Tên lửa của ĐCSTQ”.

id13853526 49be752249ee6fb1b0955bba3e01b3b1 600x400 1
Báo cáo của quân đội Mỹ về Lực lượng Tên lửa của ĐCSTQ đã tiết lộ các chi tiết như vị trí của 61 căn cứ ở núi Hoàng Sơn cùng quan chức chỉ huy. (Ảnh chụp màn hình báo cáo của quân đội Mỹ).

Theo Bloomberg, ngày 17/10 Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết tại một sự kiện ở Đại học Stanford rằng “thái độ của Bắc Kinh đối với Đài Loan đã thay đổi trong những năm gần đây”, và ĐCSTQ đã quyết định “thực hiện một thời gian biểu nhanh hơn để đánh chiếm Đài Loan. Tuy nhiên, ông Blinken không nói rõ về thời gian cũng như cung cấp các chi tiết khác. Có lẽ nhận định của ông Blinken dựa trên tình báo Mỹ. Ngay từ ngày 12/10, Nhà Trắng đã chỉ rõ trong Chiến lược An ninh Quốc gia mới được công bố rằng ĐCSTQ là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ.

Để thể hiện cho ĐCSTQ thấy, Mỹ đã một lần nữa đưa ra lời cảnh cáo. Ngày 24/10, Viện Nghiên cứu Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASI) của Đại học Không quân Mỹ đã công bố một báo cáo nghiên cứu chi tiết về Lực lượng Tên lửa của ĐCSTQ. Báo cáo tổng kết tình hình phát triển Lực lượng Tên lửa của ĐCSTQ và nhiều thông tin khác dựa trên thông tin công khai.

Các thông tin cụ thể bao gồm địa chỉ căn cứ, chức năng chính của đơn vị, tên tiếng Trung và tiếng Anh của người phụ trách và số hiệu của đơn vị; sự gia tăng số lượng, chất lượng và chủng loại tên lửa… Báo cáo đánh dấu trên bản đồ Trung Quốc các hoạt động triển khai Quân chủng Tên lửa trong một sơ đồ hình cây hiển thị ảnh, tên và mối quan hệ của các lãnh đạo chính của các bộ phận khác nhau của Quân chủng Tên lửa…

Quân chủng Tên lửa Trung Quốc là chi nhánh thứ 4 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Sau khi ông Tập Cận Bình thực hiện cải cách sâu rộng quân đội tháng 12/2015 thì lực lượng này đã được nâng cấp thành “Lực lượng Tên lửa” nhằm tăng cường sức mạnh “tam giác” răn đe hạt nhân (trên bộ, trên biển và trên không). Vũ khí chính của Lực lượng Tên lửa là tên lửa đạn đạo chiến lược trang bị đầu đạn hạt nhân, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trang bị đầu đạn thông thường, tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm ngắn và tầm trung, tên lửa hành trình tầm xa cùng nhiều loại vũ khí khác, quân số khoảng 150.000 quân. Bộ phận này đặt dưới lãnh đạo trực tiếp của ông Tập Cận Bình và Quân ủy Trung ương, chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công mục tiêu bằng tên lửa thông thường, các cuộc tấn công hạt nhân và các hoạt động chiến lược phản công hạt nhân.

Tháng 11/2016, Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản ĐCSTQ đã tiết lộ trên Weibo chính thức của họ rằng Quân chủng Tên lửa được trang bị 1150 tên lửa đạn đạo tầm ngắn các loại (Dongfeng -11, Dongfeng -15 và Dongfeng – 16), và 300 tên lửa đạn đạo tầm trung các loại (Dongfeng-21 và Dongfeng-26), 200 tên lửa đạn đạo tầm xa/xuyên lục địa các loại (Dongfeng-5, Dongfeng-31, và Dongfeng- 41), ngoài ra còn có 3.000 tên lửa hành trình các loại.

Trong số các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn, Dongfeng-16 có tầm bắn khoảng 1200 cây số. Theo ĐCSTQ, “với sự trợ giúp của hệ thống định vị Beidou thì đầu đạn đó tấn công với độ chính xác cực cao và có thể phá hủy đất liền và thậm chí cả các công sự dưới lòng đất”, “có khả năng xuyên phá mạnh, khả năng chống nhiễu điện từ mạnh mẽ, nó được trang bị đầu đạn cơ động có thể tránh được đánh chặn của nhiều phương tiện chống tên lửa khác nhau”.

p3195441a579352783 ss
Ngày 4/8, Chiến khu Đông đã công bố thông tin về các tên lửa được phóng nhắm vào Đài Loan, theo đó trong số 11 tên lửa được phóng đi chỉ có 4 tên lửa bay qua vùng trời Đài Loan. (Nguồn: Chiến khu Đông)

Ngày 13/12/2020, tờ Lianhe Zaobao (Liên Hợp Tảo Báo) của Singapore dẫn thông tin từ “Bản tin các nhà khoa học nguyên tử” của Mỹ cho biết, Lực lượng Tên lửa Trung Quốc tăng 35% so với năm 2017 với tổng cộng 40 lữ đoàn tên lửa đạn đạo, hiện các tên lửa đạn đạo mới vẫn đang được hình thành. Trong đó có 12 lữ đoàn thuộc Chiến khu phía Đông và Chiến khu phía Nam, chủ yếu giải quyết các vấn đề về eo biển Đài Loan và Biển Đông. Ngoài ra, gần một nửa số lữ đoàn tên lửa đạn đạo có trang bị bệ phóng tên lửa đạn đạo hoặc hành trình. Hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy các căn cứ của Lực lượng Tên lửa ở Phúc Kiến và Quảng Đông đã được mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất trong những năm gần đây.

Tình hình đó cho thấy không còn nghi ngờ gì nếu ĐCSTQ muốn tấn công Đài Loan bằng vũ lực thì Lực lượng Tên lửa sẽ đóng một vai trò rất quan trọng, đó là thông qua tên lửa thông thường hoặc phi thông thường như Dongfeng-16 để tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu ở Đài Loan. Đe dọa của quân tên lửa ĐCSTQ đối với Đài Loan là rõ ràng.

“Lời nhắc nhở” đúng thời điểm đầy chủ ý của Mỹ

Việc một quân chủng nhạy cảm như vậy, liên quan kế hoạch có thể xảy ra trong xâm chiếm Đài Loan, mà ngay sau Đại hội 20 kết thúc đã bị cơ quan nghiên cứu của Không quân Mỹ vạch trần tất cả tình hình nội bộ, điều này khiến Quân ủy Trung ương ĐCSTQ và Chủ tịch Tập cảm thấy thế nào?

Một số cư dân mạng đã so sánh số lượng quân của ĐCSTQ mà họ biết với thông tin trong báo cáo này của Mỹ và chỉ ra: “Trừ một vài địa chỉ không hoàn toàn trùng khớp, mọi thứ đều chính xác! Thật sốc về khả năng thu thập thông tin tình báo của Mỹ”. Nhiều cư dân mạng không khỏi thở dài cho rằng “Bản báo cáo là cực kỳ xúc phạm đối với Trung Nam Hải vì… quần của ĐCSTQ đã bị lột”.

Mỹ chọn thời điểm này để công bố báo cáo là có mục đích rất rõ: Là lời cảnh báo rằng mọi động thái Lực lượng Tên lửa của ĐCSTQ đều nằm dưới sự giám sát của Mỹ, chớ có manh động!

Báo cáo do Viện Nghiên cứu Không gian Mỹ công bố dường như cũng ngụ ý rằng Lực lượng Không gian Mỹ sẽ giám sát mọi động thái của Lực lượng Tên lửa Trung Quốc và quân đội Trung Quốc.

Lực lượng Không gian Mỹ (U.S. Space Force) được thành lập tháng 12/2019, khi đó Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump đã chính thức ủy quyền cho Bộ Quốc phòng thành lập cơ quan này thành cơ quan vũ trang thứ 6 của Mỹ, chịu trách nhiệm về các hoạt động không gian. Đây là nhánh của quân đội Mỹ nhằm thích ứng điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ coi ĐCSTQ là “địch thủ” số một. Vai trò chính của lực lượng không gian Mỹ là kiềm chế ĐCSTQ về các mặt như quân sự, công nghệ, mạng internet và tình báo.

Báo cáo chiến lược không gian Mỹ được công bố tháng 6/2020 chỉ ra: “Nhằm làm suy yếu khả năng quân sự của Mỹ và các đồng minh và hạn chế quyền tự do của chúng ta trong không gian, cả Trung Quốc và Nga đang tích cực triển khai vũ khí trong không gian và đang vũ khí hóa không gian”. Sức mạnh không gian của Nga và Trung Quốc đang đặt ra nguy cơ lớn đối với Mỹ, đặc biệt là ĐCSTQ đầy tham vọng lật đổ vị thế số 1 của Mỹ.

Báo cáo liệt kê 3 mục tiêu của Lực lượng Không gian Mỹ: Duy trì ưu thế không gian của Mỹ; hỗ trợ không gian cho tất cả các hoạt động quân sự chung; bảo đảm yên bình vùng trời (nghĩa là dùng hoạt động tuần tra không gian nhằm cảnh báo trước các hành vi xâm lược, duy trì các thỏa thuận quốc tế đã có (tương tự như hoạt động tuần tra của cảnh sát hải quân trên các vùng biển quốc tế).

Trong số đó, Lực lượng Không gian cung cấp hỗ trợ thông tin không gian cho các lực lượng tác chiến thông thường, bao gồm cảnh báo sớm và giám sát tên lửa đạn đạo, cung cấp giám sát tình hình chiến trường cho các hoạt động trên bộ và hàng hải, thực hiện liên lạc chiến lược và hỗ trợ khí tượng… Nghĩa là cũng đang cảnh báo các đối thủ tiềm năng rằng với sự hỗ trợ của lực lượng không gian, tỷ lệ phát động một cuộc chiến tranh quy ước là không cao.

Ví dụ:

– Ngày 9/1/2020, hoạt động đầu tiên của Lực lượng Không gian Mỹ đã sử dụng vệ tinh cảnh báo tên lửa “Hệ thống hồng ngoại dựa trên không gian” để theo dõi các tên lửa đạn đạo do Iran phóng tới căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq, đưa ra cảnh báo sớm cho các lực lượng mặt đất của Mỹ.

– Ngày 13/3/2020, Trung tâm Hệ thống Tên lửa và Không gian (Space and Missile Systems Center) của Lực lượng Vũ trụ Mỹ thông báo, sau hơn một năm thử nghiệm phiên bản 10.2 của hệ thống chống liên lạc đã được chuyển giao cho Phi đội Kiểm soát Không gian số 4 tại Căn cứ Không quân Peterson ở Colorado. Hệ thống chống liên lạc là một loại thiết bị gây nhiễu liên lạc mặt đất mới có thể tạm thời làm tê liệt đường truyền của vệ tinh đối phương.

Tháng 8/2020, Lực lượng Không gian Mỹ đã ra mắt “Lý luận phân cấp” (Capstone) – một tài liệu hướng dẫn có tiêu đề “Lực lượng Không gian”, trong đó làm rõ “3 trách nhiệm chính”, “5 khả năng chính”“7 hạng mục chính” của Lực lượng vũ trụ Mỹ. Điều đáng chú ý là trong “5 khả năng chính” có tùy chọn “chủ động tấn công”. Nghĩa là lực lượng vũ trụ có thể vừa để phòng thủ vừa để tấn công, bao gồm cả khả năng tấn công các cơ sở mạng và mặt đất của đối phương.

Điều khiến ĐCSTQ lo ngại là không chỉ căn cứ của Lực lượng Tên lửa của họ đang bị Lực lượng Không gian Mỹ giám sát, mà các vệ tinh, mạng lưới liên lạc và cáp ngầm của họ cũng đang bị giám sát tương tự. Nghĩa là nếu Bắc Kinh quyết định tấn công quân sự Đài Loan thì lực lượng vũ trụ Mỹ có thể cảnh báo trước khi ĐCSTQ phóng tên lửa đạn đạo và thậm chí nếu cần có thể phá hủy hệ thống vệ tinh Beidou của ĐCSTQ, khóa tất cả các kênh liên lạc của ĐCSTQ, cắt đứt cáp ngầm dưới biển làm hệ thống tên lửa của ĐCSTQ không thể phát huy sức mạnh như họ cần.

Chu Hiểu Huy
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times.)