Gần đây, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Học viện Quân sự (IRSEM) thuộc Bộ Quốc phòng Pháp đã công bố một báo cáo có tiêu đề “Hành động có ảnh hưởng của Trung Quốc (ĐCSTQ)”. Báo cáo có nhiều trang dài tiết lộ về mối quan hệ về mối quan hệ mật thiết giữa Huawei và Chính phủ Trung Quốc và việc ĐCSTQ lợi dụng các công ty nhà nước và công ty tư nhân chẳng hạn như Huawei để thu thập lượng lớn dữ liệu trên toàn cầu. 

Mời xem các bài trước:

huawei
(Ảnh từ Shutterstock)

ĐCSTQ lợi dụng Huawei để thu thập lượng lớn dữ liệu trên toàn cầu

Trong hơn mười năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thu thập và đánh cắp một lượng lớn dữ liệu trên quy mô toàn cầu và cung cấp cho các hoạt động thông tin, tuyên truyền và tình báo dân sự và quân sự. Huawei đã phát triển thành một ‘gã khổng lồ’ viễn thông nhờ sự hỗ trợ của ĐCSTQ. Các quốc gia trên thế giới đều lo ngại về các vấn đề an ninh mà Huawei gây ra.

Báo cáo IRSEM đã đề cập rằng những người thực thi chính các hành động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ là các cơ quan được phân bổ của đảng, nhà nước và một số doanh nghiệp. Các công ty nhà nước và tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu, những dữ liệu này có tác động lớn đến hiệu quả của các hoạt động có sức ảnh hưởng của ĐCSTQ.

Các phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu bao gồm: cơ sở hạ tầng, đặc biệt là dây cáp trong các tòa nhà và dưới biển; công nghệ mới, bao gồm các nền tảng kỹ thuật số như WeChat, Weibo và TikTok; các công ty như Beidou và Huawei; và một số cơ sở dữ liệu, chúng được sử dụng để cung cấp thông tin và công tác chuẩn bị cho hành động có sức ảnh hưởng của ĐCSTQ ở nước ngoài.

Ví dụ, Beidou (vệ tinh Bắc Đẩu) không chỉ có thể gây áp lực lên các quốc gia áp dụng loại hệ thống định vị này mà còn được cho là có nguy cơ gián điệp; Huawei, một công ty tổng hợp hoạt động kinh doanh trong toàn bộ chuỗi giá trị, là do bản chất của nó và mối quan hệ có thể có của nó với các cơ quan an ninh và quân đội, đã làm dấy lên mối quan tâm của mọi người.

Theo báo cáo, Công ty Global Tone Communication Technology (GTCOM) là công ty dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trực thuộc Bộ tuyên truyền ĐCSTQ. Còn cơ sở dữ liệu kỹ thuật số thông tin cốt lõi ở nước ngoài (Oversea Key Information Database, OKIBD), công ty sở hữu cơ sở dữ liệu này tuyên bố có quan hệ chặt chẽ với quân đội của và Bộ An ninh Quốc gia ĐCSTQ. Cơ sở dữ liệu này thu thập thông tin cá nhân của hàng triệu người, nó còn thu thập thông tin cá nhân của mục tiêu cụ thể bị cơ quan an ninh, tình báo và hành động ảnh hưởng của ĐCSTQ nhắm tới.

Năm 2019, Hãng tin AFP từng đưa tin, hai cựu quản lý của chi nhánh Huawei tại Cộng hòa Séc đề nghị giấu tên đã nói với Đài phát thanh công cộng Séc rằng chi nhánh này của Huawei đã bí mật thu thập dữ liệu cá nhân của khách hàng, quan chức và đối tác kinh doanh, bao gồm cả số lượng trẻ em, sở thích và tình trạng tài chính, v.v, của đối tượng cụ thể để nhập vào cơ sở dữ liệu của tổng công ty.

Cơ sở dữ liệu này được tổng công ty Huawei tại Trung Quốc Đại Lục phụ trách quản lý một cách hệ thống. Báo cáo của IRSEM nêu rõ rằng thông tin thu thập được thường sẽ được sử dụng để thảo luận với các thành viên của Đại sứ quán Trung Quốc. Thông tin về các quan chức Séc cũng được thu thập, và một số người trong số họ sau đó đã được mời đến Trung Quốc.

Dã tâm của ĐCSTQ trong vấn đề mạng 5G, các nước tẩy chay

Tháng 12/2018, cảnh sát Canada đã bắt giữ Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu tại Sân bay Quốc tế Vancouver theo yêu cầu của phía Mỹ; ngày 25/9/2021, bà Mạnh Vãn Châu thừa nhận rằng mình đã vi phạm luật pháp Mỹ, đã được Canada trả tự do và trở về Trung Quốc. Cùng ngày, cựu quan chức ngoại giao Canada Michael Kovrig và doanh nhân Canada Michael Spavor, đã bị ĐCSTQ giam giữ gần ba năm, cũng đã trở về Canada an toàn.

Báo cáo của IRSEM nói rằng kể từ khi bà Mạnh Vãn Châu bị bắt, tranh chấp Trung – Mỹ về vấn đề Huawei đã được phơi bày. Ngoài các yếu tố cạnh tranh, vụ việc này còn phơi bày tham vọng của Bắc Kinh trong vấn đề mạng 5G, khiến các đối tác tiềm năng trên thế giới đặt câu hỏi về các vấn đề an ninh liên quan đến 5G.

Các quan chức Mỹ trong thời gian gian dài vẫn cho rằng Huawei gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia và thiết bị của Huawei có thể được ĐCSTQ sử dụng để thực hiện các hoạt động giám sát và gián điệp, hoặc phá hoại các cơ sở liên lạc.

Báo cáo của IRSEM chỉ ra rằng ĐCSTQ đã ưu tiên phát triển 5G và Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số, đồng thời đầu tư rất nhiều nguồn lực để hỗ trợ các công ty viễn thông nhà nước, và Huawei chắc chắn là công ty được hưởng lợi nhiều nhất.

Báo cáo nhấn mạnh rằng Huawei đã thực sự mang đến các vấn đề an ninh cho những quốc gia sẵn sàng giao cho Huawei xây dựng toàn bộ hoặc một phần cơ sở hạ tầng 5G. Ngoài các vấn đề an ninh, nguy cơ gián điệp là một vấn đề được nêu ra.

Ví dụ, khi nhà khai thác viễn thông KPN của Hà Lan cài đặt công nghệ của Huawei vào năm 2009, mặc dù Tổng cục An ninh và Tình báo Hà Lan (AIVD) đã cảnh báo nhiều lần của về nguy cơ gián điệp nhưng KPN vẫn ủy quyền cho Capgemini tiến hành phân tích rủi ro.

Báo cáo do công ty tư vấn viết cho biết Huawei có khả năng giám sát số điện thoại di động của KPN theo cách “không hạn chế, không bị kiểm soát và trái phép, bao gồm số điện thoại di động của các thủ tướng và bộ trưởng, cũng như tất cả các số điện thoại trong danh bạ điện thoại”. Báo cáo đã được giữ bí mật cho đến tháng 4/2021 khi tờ báo Hà Lan De Volkskrant có cơ hội đọc bản báo cáo và đưa tin.

Ngoài ra, vào tháng 1/2019, cựu giám đốc điều hành chi nhánh tại Ba Lan của Huawei là Vương Vĩ Tinh (Wang Weijing) đã bị chính quyền Ba Lan bắt giữ. Ông bị cáo buộc là “nhân viên tình báo Trung Quốc dưới vỏ bọc các hoạt động kinh doanh của Huawei tại Ba Lan” và cung cấp cho các cơ quan [tình báo] này những thông tin có thể gây bất lợi cho Ba Lan.

Mối quan hệ giữa Huawei và Chính phủ ĐCSTQ

Nhiều năm qua, Huawei khó có thể phủi sạch mối quan hệ lợi ích với Chính phủ ĐCSTQ.

Báo cáo của IRSEM chỉ ra, bản chất của công ty này và mối quan hệ của nó với cơ quan an ninh quốc gia và quân đội của ĐCSTQ đã được đề cập đến trong một số bài báo cáo. Theo đó, Huawei đã hợp tác với quân đội khi công ty mới được thành lập. Theo thông tin, ông Nhậm Chính Phi đã tham gia vào việc thành lập một mạng lưới cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc vào những năm 1990. Hợp đồng ban đầu này có thể đã giúp thiết lập một mối quan hệ đặc biệt giữa Huawei và quân đội.

Vào năm 2013, Cơ quan Tình báo Ấn Độ tuyên bố rằng Huawei và ZTE là một phần trong “Kế hoạch 863” của quân đội ĐCSTQ, kế hoạch này cho phép công ty của ông Nhậm Chính Phi chịu trách nhiệm về bộ định tuyến và thiết bị chuyển mạch.

Forbes đã xác nhận rằng Huawei đang hợp tác với Guangzhou Boyu Information Technology. Công ty Guangzhou Boyu Information Technology được nhận định là một trong những tổ chức hacker làm việc cho Chính phủ ĐCSTQ.

Một bản cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ liệt công ty này vào danh sách là một trong những công ty chịu trách nhiệm về cuộc tấn công vào công ty Mỹ. Huawei không phủ nhận mối liên hệ với Guangzhou Boyu, nhưng tuyên bố rằng Guangzhou Boyu chỉ là công ty đánh giá hệ thống của Huawei mà thôi.

Báo cáo của IRSEM cho biết Huawei cũng cung cấp “hệ thống giám sát toàn thành phố” và thiết lập “quan hệ đối tác” với “lực lượng cảnh sát” của ĐCSTQ. Huawei cũng đã ký một “thỏa thuận hợp tác chiến lược” với cơ quan công an Tân Cương.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua “Luật Tình báo” vào năm 2017, trong đó Điều 7 buộc tất cả các công ty Trung Quốc, bao gồm cả các công ty nhà nước, tư nhân và công dân, phải “hỗ trợ, phối hợp và hợp tác với công tác tình báo quốc gia và giữ bí mật công tác tình báo quốc gia mà họ biết.”

Huawei từng mời Công ty luật Trung Luân (Zhong Lun) biện hộ cho mình, phủ nhận việc Huawei phục vụ cho chính quyền ĐCSTQ. Theo báo cáo, Công ty luật Trung Luân “có mối quan hệ rất chặt chẽ với ĐCSTQ”. Chủ tịch của công ty luật này là Trương Học Binh (Zhang Xuebing) cũng là Bí thư đảng ủy của Hiệp hội Luật sư Bắc Kinh.

Cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Lý Dũng (Li Yong) giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (ONUDI) từ năm 2013. Với tư cách là người đứng đầu ONUDI, ông Lý Dũng đã tạo ra “Tổng cục nhất thể hóa về quan hệ đối tác và văn phòng ngoài tổng bộ“, quyền lực của cục này đặc biệt lớn, nó có quyền lựa chọn quốc gia nào có thể được hưởng chương trình đối tác.

Theo báo cáo, có không dưới 19 công dân Trung Quốc giữ các chức vụ quản lý điều hành trong tổ chức này. Ông Lý Dũng đã ký một tuyên bố chung với phó chủ tịch Huawei Technologies vào tháng 11/2019 để tăng cường quan hệ đối tác giữa UNIDO và Huawei.

Trước đó, một báo cáo nghiên cứu chung được viết bởi ông Christopher Balding – phó giáo sư tại Đại học Fulbright Việt Nam và tổ chức tư vấn về chính sách đối ngoại của Anh – Hiệp hội Henry Jackson (HJS), cho biết, trong Huawei có nhân viên Huawei đã từng làm đặc vụ trong cơ quan chịu trách nhiệm về thu thập thông tin tình báo và và phản gián thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc; hoặc có dự án hợp tác với quân đội Trung Quốc hoặc đã được đào tạo trong một học viện quân sự hàng đầu của Trung Quốc; hoặc đã làm việc trong một đơn vị quân đội Trung Quốc bị cáo buộc tiến hành các cuộc tấn công mạng nhằm vào các công ty Mỹ.

Theo Tô Vân, Epoch Times

Xem thêm: