Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), trong một báo cáo gần đây của Viện nghiên cứu Úc cho biết, nhiều nhà quan sát nhìn nhận “Vành đai và Con đường” là một chiến lược thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc bằng hy sinh lợi ích các quốc gia khác. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng thủ đoạn gây ảnh hưởng chính trị và kinh tế, bao gồm việc cố gắng làm suy yếu vị thế của Mỹ và đồng minh ở Ấn Độ – Thái Bình Dương cũng như những vùng bên ngoài. Báo cáo cho rằng sáng kiến ​​này có thể gây ra căng thẳng địa chính trị.

tập cận bình
ập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (Ảnh: Getty Images)

Viện Nghiên cứu này là một tổ chức nghiên cứu chính sách độc lập phi đảng phái được thành lập và được tài trợ một phần bởi Chính phủ Úc. Các ấn phẩm của Viện không phản ánh quan điểm của Chính phủ Úc.

Bản báo cáo được viết bởi James Bowen, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm USAsia ở Perth (Perth USAsia Centre), theo đó chỉ ra, Bắc Kinh luôn nhấn mạnh lòng hữu hảo của họ về động cơ sáng kiến “Vành đai và Con ​​đường”, khẳng định họ xây dựng “con đường hòa bình” và thúc đẩy tinh thần “hợp tác cùng thắng”, nhưng phân tích khách quan về sáng kiến này cho thấy đầu tư kinh tế và chiến lược liên quan kéo theo ảnh hưởng và tác động chính sách được đan xen, về cơ bản là chiến lược nhằm thúc đẩy quyền lực và ảnh hưởng của ĐCSTQ trong và ngoài nước về địa kinh tế và chính trị.

Báo cáo cho rằng, mặc dù nhìn về ngoài của sáng kiến này có tính chất toàn cầu hóa, nhưng sáng kiến có gắn kết chặt chẽ với “Giấc mơ Trung Quốc” phục hưng dân tộc Trung Hoa của ông Tập Cận Bình, và có thể là một cách để ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ xoa dịu phong trào phản kháng của người dân đang lên cao trong những năm gần đây bởi phong trào này đang khiến tầng lớp lãnh đạo ĐCSTQ cảm thấy lo lắng.

Theo James Bowen, mục đích chính của sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” là phát triển một mô hình kinh tế mới có thể giúp Trung Quốc thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”. Một mục tiêu quan trọng khác là giảm bớt hậu quả của gói kích cầu tài chính mà Bắc Kinh đưa ra trong cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008, cụ thể là sản xuất dư thừa trong ngành xây dựng và các ngành công nghiệp khác.

Tác giả của báo cáo cho rằng mục tiêu quan trọng của “Vành đai và Con đường” là thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng và tuyến đường thương mại nhằm đảm bảo tiếp cận các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc về dài hạn. Điều này bao gồm việc giảm bớt cái gọi là “khó khăn Malacca”, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực cho phát triển của Trung Quốc.

Chìa khóa cho sáng kiến này là xây dựng ảnh hưởng lớn hơn của ĐCSTQ tại những nơi được cho là dấu chân của Washington còn hạn chế, đặc biệt là xây dựng quan hệ mật thiết hơn với châu Âu, xem đây như một nguồn mới cho sự tăng trưởng, phát triển và tính hợp pháp quốc tế. Tất nhiên, chính sách “Tây tiến” này không có nghĩa là xem nhẹ những khu vực khác, mà nhằm tìm cách tránh xung đột “yếu thế” với Washington trong các khu vực này; đồng thời cũng để có được sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự lớn hơn ở những khu vực khác.

Báo cáo cho biết, “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc vạch ra tầm nhìn tổng thể cho sự phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới đã khiến nhiều chính phủ nước ngoài, các nhà phân tích chính sách và giới học thuật nhìn vào một cách dè dặt, và thậm chí cảnh giác.

Theo bản báo cáo này, mối đe dọa lớn nhất của “Vành đai và Con đường” là Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản cho vay “không bền vững” đối với một số quốc gia để đạt được các mục tiêu của Trung Quốc, bao gồm thao túng nguồn tài nguyên của các quốc gia bị nợ và tiến tới quân sự hóa chúng.

Đồng thời, nhiều nhà quan sát cuối cùng đã nhìn nhận thủ đoạn của ĐCSTQ là dùng lợi ích của các nước họ gây ảnh hưởng nhằm thúc đẩy chiến lược chính trị và kinh tế của Trung Quốc. Trong đó bao gồm ý đồ của ĐCSTQ nhằm kiềm chế vai trò của Mỹ và các đồng minh cùng các đối tác an ninh ở Ấn Độ – Thái Bình Dương và cả vùng bên ngoài.

Báo cáo cho rằng do hệ thống chính trị khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ, tình hình này có khả năng thách thức không chỉ cán cân quyền lực trên thế giới hiện nay, còn là đe dọa cho hệ thống quốc tế tự do mà Mỹ nỗ lực xây dựng và bảo vệ kể từ năm 1945.

Huệ Anh (Theo VOA)

Xem thêm: