Hiệp hội Think Tank Mỹ về Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations, CFR) đã công bố báo cáo năm 2021, chỉ ra vì vấn đề Đài Loan khiến Mỹ và Trung Quốc đã đạt đến mức cao nhất trong nguy cơ về tiềm tàng xung đột toàn cầu, vấn đề này từng được đưa vào báo cáo cách đây ba năm. Học giả về chiến lược Đài Loan cho rằng vấn đề chính quyền mới của Mỹ có tiếp tục “đối đầu cứng rắn” và Bắc Kinh có chuyển từ “thống nhất hòa bình” sang “tiến trình thống nhất” hay không chính là ẩn số rủi ro trên toàn eo biển Đài Loan.

p2801304a385805010
Hiệp hội Think Tank về Đối ngoại của Mỹ đã công bố báo cáo năm 2021 chỉ ra vì vấn đề Đài Loan khiến Mỹ và Trung Quốc đã đạt đến mức cao nhất trong nguy cơ về tiềm tàng xung đột trên thế giới  (Nguồn: Bộ Quốc phòng).

Báo cáo về rủi ro tiềm tàng xung đột nâng lên mức cao nhất trong vấn đề Đài Loan

Báo cáo của CFR đã được duy trì trong 13 năm liên tục, theo đó các chuyên gia chính sách đối ngoại xếp hạng 30 cuộc xung đột đã hoặc đang diễn ra dựa trên khả năng xung đột leo thang trong năm tới và tác động tiềm tàng đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Biểu mẫu đánh giá rủi ro được chia thành 3 cấp độ dựa trên xác suất xảy ra và mức độ tác động của lợi ích.

Trong phiên bản năm 2021 của “Báo cáo [Hạng mục] Ưu tiên Phòng ngừa” (Preventive Priorities Survey) được CRR công bố vào ngày 14/1/2021, cho biết việc Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và phóng thử tên lửa đạn đạo đã khiến căng thẳng quân sự trên Bán đảo Triều Tiên gia tăng, sẽ nghiêm trọng hơn trong năm nay, đây là nguy cơ hàng đầu trong rủi ro cấp 1 ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ.

Điều đáng chú ý là đi cùng cuộc đối đầu Trung-Mỹ tiếp tục leo thang, các chuyên gia đã xếp vấn đề Đài Loan trong xung đột Mỹ  – Trung từ mức rủi ro cấp 2 lên cấp 1 khi xem xét tình trạng Bắc Kinh gia tăng sức ép kinh tế và chính trị lên Đài Loan, dù khả năng xung đột trong năm nay được dự đoán là vừa phải nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Mỹ.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng: Máy bay quân sự của Trung Quốc thường xuyên gây rối ở Đài Loan, quan hệ xuyên eo biển căng thẳng và cuộc đối đầu Mỹ-Trung

Theo Đài Á châu Tự do (RFA), cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan là Dương Niệm Tổ (Andrew Yang) đã phân tích trong cuộc phỏng vấn rằng nguyên nhân chính khiến tình hình rủi ro leo thang có thể nhìn từ 3 yếu tố: tần suất máy bay của ĐCSTQ gây sự đối với Đài Loan quá cao (theo thống kê của Bộ Quốc phòng Đài Loan thì mỗi năm có gần 380 đợt gây hấn), quan hệ hai bờ eo biển căng thẳng hơn, Mỹ tăng cường trợ giúp Đài Loan.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng áp lực ĐCSTQ sẽ không giảm, để xem liệu hai bên có thể tìm được điểm căng thẳng thấp nhất hay không, chìa khóa ở vấn đề Đài Loan…”.

Ông Dương Niệm Tổ cho rằng, bất chấp sự thay đổi của chính quyền Mỹ thì mục tiêu chung của Mỹ trong tìm kiếm cân bằng chiến lược và hòa bình ổn định sẽ không thay đổi, vì vậy Mỹ vẫn sẽ cố gắng tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy hòa bình khu vực.

Học giả: Biến số eo biển Đài Loan là liệu Mỹ có tiếp tục đối đầu cứng rắn và tiến trình thúc đẩy thống nhất của Bắc Kinh

Lần đầu Đài Loan được liệt kê trong báo cáo của CFR vào năm 2019, chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng Mỹ-Trung liên quan đến Đài Loan đã được đưa vào phạm vi điều tra và được liệt vào danh sách nguy cơ cấp 2. Phiên bản năm 2020 của báo cáo lần này đề cập rằng Mỹ và Trung Quốc có thể xung đột vì kết quả của cuộc bầu cử Đài Loan năm 2020. Mặc dù xác suất xảy ra xung đột không cao nhưng đủ cao để tác động đến lợi ích của Mỹ, do đó ưu tiên phòng ngừa là cấp độ 2 loại trung bình.

Về vấn đề này được ông Ông Minh Hiền (Wong Ming-hsien), Viện trưởng Viện Chiến lược và Các vấn đề Quốc tế thuộc Đại học Tamkang Đài Loan cho biết, vào năm 2020 khi quan hệ Đài Loan-Mỹ ấm lên đã kích thích thêm đối lập quan hệ Mỹ-Trung, cho nên năm 2021 tình hình eo biển Đài Loan có thể leo thang, vấn đề bây giờ nằm ​​ở chỗ làm thế nào để kiểm soát tình hình.

Ông cho biết chiến lược và xu hướng quan hệ Mỹ – Trung có tiếp tục “đối đầu cứng”, tức là hai bên có đối đầu về công nghệ, quân sự, kinh tế hay ngoại giao hay không, Tổng thống Trump xem Đài Loan là “con bài mặc cả” để đối phó trong cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Liệu xu hướng này có thay đổi hay không vẫn là ẩn số.

Dưới góc nhìn của nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình, ông chỉ ra rằng vào năm 2020, ông Tập phải đối mặt với căn bệnh viêm phổi ở Vũ Hán và mục tiêu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 và chiến lược tầm xa năm 2035, cho nên phát triển kinh tế vẫn là vấn đề quan trọng nhất. Theo tiền đề này thì Bắc Kinh sẽ tạm gác không giải quyết các vấn đề xuyên eo biển, thế nhưng năm 2021 lại là kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ, năm 2022 lại là Đại hội 20 ĐCSTQ, nên ông Tập đã đã bắt đầu suy nghĩ về khả năng hiện thực hóa cái gọi là “kế hoạch Đài Loan hai chế độ” được đưa anh ta vào ngày 2/1/2019.

Chuyên gia Ông Minh Hiền: “Trong quá khứ, ĐCSTQ luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy sự phát triển hòa bình của hai bên eo biển, thúc đẩy thống nhất hoàn toàn, bây giờ đã thay đổi không còn nói về phát triển hòa bình của hai bờ eo biển nữa, tập trung mạnh mẽ vào cái gọi là “quá trình thống nhất mẫu quốc”. Theo mạch này, ông Tập muốn thay đổi hướng đi của quan hệ hai bờ hướng tới quá trình thống nhất, tất nhiên sẽ thay đổi cục diện toàn eo biển Đài Loan.

Học giả: Cần chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống bất ngờ

Theo ông Trương Tranh (Chang Ching), một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Trung Hoa của Đài Loan, mặc dù CFR là một tổ chức tư vấn có trọng lượng lớn trên quốc tế, những năm qua vẫn thường xuyên đánh giá các cuộc khủng hoảng và nguy cơ xung đột toàn cầu có giá trị tham khảo cao, nhưng việc đánh giá của các think tank không ổn định và thực tế thiếu thẳng thắn, cho nên phải hiểu đúng thì mới nắm được chính xác ý nghĩa của vấn đề.

Ông nói: “Nếu đối chiếu lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới với các đánh giá của think tank, sẽ thấy rằng không thể nắm trước được nhiều cuộc xung đột. Ví dụ cụ thể nhất là cuộc chiến Falkland giữa Argentina và Anh về hai lãnh thổ là quần đảo Falkland và Nam Georgia và quần đảo Nam Sandwich tại Nam Đại Tây Dương, hay cuộc xâm lược Kuwait của Iraq. Do đó không thể tin tưởng vào các think tank, chúng ta phải chuẩn bị cho nguy cơ tình huống bất ngờ bất cứ lúc nào”.

Dù vậy ông nhấn mạnh rằng, đánh giá của think tank cảnh báo nguy cơ xung đột giúp đảng cầm quyền cân nhắc xử lý các mối quan hệ đối ngoại một cách thận trọng, đây là thái độ đúng đắn để có trách nhiệm với nhân dân trong nước; còn nếu đối mặt với cảnh báo mà vẫn làm ngơ không điều chỉnh chính sách, cứ ngồi trông những rủi ro tiếp tục xấu đi, đó là không hiểu giá trị thực về những báo cáo đánh giá của think tank.

Thiên Nhạc, Vision Times

Xem thêm: