Theo báo cáo nghiên cứu của tổ chức “Hội đồng Đại Tây Dương” (Atlantic Council), Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lợi dụng sức ảnh hưởng của mình ngày càng gia tăng trên các nền tảng truyền thông xã hội phương Tây, trong thời gian bùng phát dịch COVID-19 đã liên tiếp bịa đặt và phát tán tin tức giả. Hành vi của họ thậm chí còn vượt cả Nga, trở thành quốc gia có nguồn gốc tin giả lớn nhất thế giới.

bac si vu han corona met moi
(Ảnh: Astroboy/imgur)

Hãng tin AP Mỹ hôm 15/2 đã công bố báo cáo điều tra trong 9 tháng giữa hãng tin này với Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Pháp y Kỹ thuật Số (Digital Forensic Research Lab) thuộc tổ chức tư tư vấn “Hội đồng Đại Tây Dương” (Atlantic Council) tại Mỹ. Báo cáo phân tích hơn 1 triệu bài viết và thông tin liên quan trên Twitter, Facebook, Vkontakte (mạng xã hội nổi tiếng ở Nga), Weibo, YouTube, Telegram và các nền tảng mạng xã hội khác. Kết quả phát hiện các nước bao gồm Trung Quốc, Nga và Iran, đều đang cố gắng điều khiển dư luận về nơi khởi nguồn của đại dịch virus này. Cách làm của họ là thông qua việc tạo nghi hoặc trong dư luận và phóng đại thuyết âm mưu mang tính chính trị. 

Ngoài ra, còn có nhiều điều tra cho thấy thông tin liên quan đến viêm phổi Vũ Hán là vũ khí sinh hóa nhân tạo, đã được lan truyền trên mạng internet ở Trung Quốc sớm nhất, và nó được lan truyền rộng rãi trong người dân bắt đầu từ tháng 3/2020. Hãng tin AP đã tổng kết 6 điểm chính về các tin tức giả khắp nơi của Trung Quốc trong dịch bệnh.

  1. Từ năm 2016 đến nay, thế giới phương Tây phổ biến cho rằng Nga là quốc gia phát tán tin tức giả lớn nhất trên toàn cầu. Tuy nhiên, sau khi bùng phát viêm phổi Vũ Hán, vị trí “đứng đầu” này đã bị Trung Quốc thay thế. Chính quyền Trung Quốc tiếp tục phát tán các loại thuyết âm mưu khác nhau về nguồn gốc của virus. 
  2. Đội quân trên mạng của ĐCSTQ (dư luận viên, ngũ mao) ồ ạt tràn vào các nền tảng mạng xã hội bên ngoài Trung Quốc. Từ giữa năm 2019 đến nay, số lượng tài khoản ngoại giao Trung Quốc trên Twitter tăng hơn 3 lần, số lượng tài khoản trên mạng xã hội Facebook cũng tăng lên hơn 2 lần. Chính quyền Trung Quốc đã vận dụng nhiều loại ngôn ngữ để phát tán các tin tức không đúng sự thật trên các nền tảng mạng internet. 
  3. Tháng 3/2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên liên tiếp đăng 11 tweet trên Twitter, nội dung cáo buộc “quân đội Mỹ tạo ra virus và còn mang virus đến Vũ Hán”, các tin tức giả liên quan được trích dẫn hơn 990.000 lượt với ít nhất 54 ngôn ngữ khác nhau. 
  4. Trong đại dịch, ĐCSTQ đã mô phỏng theo chiến lược và cấu trúc tin tức giả của Nga, thông qua kênh tuyên truyền ở phương Tây để phát tán. Trung Quốc, Nga, Iran còn phối hợp tăng cường tuyên truyền tin tức giả, bao gồm trích dẫn chéo, đưa tin và tìm nguồn gốc thông tin để tăng thêm độ khả tín của các tin đồn. 
  5. Nửa đầu năm 2020, có hàng triệu tweet tương tác liên quan đến viêm phổi Vũ Hán, đều có liên quan đến 829 tài khoản của Trung Quốc, Nga và Iran. Hơn nữa, tài khoản của truyền thông nhà nước ĐCSTQ và Bộ Ngoại giao ĐCSTQ cũng tham gia vào trong đó. 
  6. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhất loạt phủ nhận các cáo buộc của ngoại giới về việc họ phát tán tin tức giả và tạo tin đồn về viêm phổi Vũ Hán. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cáo buộc ngược lại rằng thế lực đối địch nước ngoài cố gắng chính trị hóa dịch bệnh. Theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc mà AP có được, chính quyền Trung Quốc cho biết, “tất cả mọi người đều nên kiên định từ chối phát tán tin tức giả”, đồng thời nhấn mạnh “khi đối mặt với tin tức giả, trình bày sự thật, phản bác và làm sáng tỏ đều là hành vi chính đáng”. 

Thiên Bình, Vision Times

Xem thêm: