Các học viên Pháp Luân Công đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp một cách tàn bạo, gồm kết án, giam giữ, sách nhiễu dài hạn và tra tấn đến chết, theo Báo cáo năm 2022 về Nhân quyền và Pháp quyền ở Trung Quốc của “Ủy ban Điều hành Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc” (CECC).

ET TC13
Em Xu Xinyang (phải), có cha (trong ảnh) đã chết vì bị tra tấn ở Trung Quốc vì niềm tin của ông vào Pháp Luân Công, phát biểu tại Diễn đàn Nhân quyền tại Quốc hội ở Washington vào ngày 4 tháng 12 năm 2018. (Samira Bouaou / The Epoch Times)

Báo cáo tập trung vào việc ĐCSTQ cản trở các luật sư Đại Lục bào chữa cho học viên Pháp Luân Công, và cấm các luật sư ở trước tòa bác bỏ định nghĩa chụp mũ của ĐCSTQ về Pháp Luân Công là “tà giáo”.

Báo cáo cũng trích dẫn một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên “Tạp chí Cấy ghép Hoa Kỳ”, nói rằng nghiên cứu này (gián tiếp) xác nhận việc các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác đã bị hành quyết để lấy cắp nội tạng.

Theo báo cáo, các chuyên gia tin rằng tình trạng tự do tôn giáo ở Trung Quốc hiện đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ; sự đàn áp của ĐCSTQ đối với Phật tử Tây Tạng, người Hồi giáo, học viên Pháp Luân Công, tín đồ Thiên Chúa Giáo, Tin lành và những người khác đã gia tăng; nạn diệt chủng đang tiếp diễn ở Tân Cương; và cuộc đàn áp xuyên quốc gia vẫn tái diễn.

Pháp Luân Công đối mặt với cuộc bức hại tàn bạo

Báo cáo của CECC cho biết: “Các học viên Pháp Luân Công phải đối mặt với những khổ nạn tàn khốc, gồm cả những cái chết liên quan đến việc bị giam giữ, giam giữ kéo dài và bị sách nhiễu.”

“Trang web Minghui.org của Pháp Luân Công đưa tin, hàng chục học viên Pháp Luân Công đã chết do bị tra tấn khi bị giam giữ. Hàng trăm học viên Pháp Luân Công đã bị chính quyền kết án.”

Theo điều tra của Epoch Times, báo cáo thống kê của Minghui.org cho thấy theo thống kê chưa đầy đủ, từ tháng 1 – 10/2022, ít nhất 554 học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ kết án phi pháp; chỉ riêng trong tháng Bảy và tháng Tám đã có 18 người đã bị bức hại đến cái chết.

ĐCSTQ ngăn cản luật sư bào chữa cho học viên Pháp Luân Công

Báo cáo của CECC cho biết: “Ủy ban (CECC) quan sát thấy rằng chính quyền (Trung Quốc) đã cố gắng cản trở hoặc đe dọa các cố vấn pháp lý của các học viên Pháp Luân Công.”

“Tháng 11/2021, Tòa án quận Hướng Dương ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang đã kết án học viên Pháp Luân Công là cựu giáo viên Lưu Lệ Kiệt 3 năm 6 tháng tù.

Tháng 10/2020, bà Lưu bị bắt khi đang tham gia một buổi họp mặt tại nhà của một học viên Pháp Luân cao tuổi, sau đó được tại ngoại. Năm 2021, bà bị xét xử và kết án mà không có sự có mặt của luật sư hoặc cố vấn pháp lý. Vào tháng 1/2022, bà bị giam giữ sau khi đơn kháng cáo bị bác bỏ.”

Trung Quốc cấm các luật sư chất vấn “định nghĩa” của ĐCSTQ về Pháp Luân Công

Báo cáo của CECC cho biết: “Các luật sư bị cấm thách thức ‘chỉ định tà giáo’ của Chính phủ [Trung Quốc] khi bào chữa cho các bị cáo.”

“Vào tháng 12/2021, Văn phòng Tư pháp thành phố Bắc Kinh đã thu hồi giấy phép luật sư của ông Lương Tiểu Quân, cáo buộc ông đã nói trên mạng xã hội rằng Pháp Luân Công không phải là tà giáo, điều này trái với nhận định của giới chức.”

Báo cáo của CECC cho rằng ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công dưới danh nghĩa “tà giáo”. Theo báo cáo, “các cơ quan công an và tư pháp tiếp tục sử dụng Điều 300 trong “Luật Hình sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, cấm ‘tổ chức và lợi dụng tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật’, nhằm bức hại các nhóm tâm linh bị xác định là bất hợp pháp hoặc tà giáo, bao gồm Pháp Luân Công…”

“Tổ chức và lợi dụng tà giáo nhằm phá hoại việc thi hành luật có các mức án từ dưới 3 năm đến tù chung thân, thường được sử dụng để truy tố những cá nhân được coi là ‘thành viên tà giáo’, như các học viên Pháp Luân Công,” báo cáo cho biết.

Định nghĩa “tà giáo” của ĐCSTQ bắt nguồn từ Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, người đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ngày 25/10/1999, Giang Trạch Dân đã tùy tiện gọi Pháp Luân Công là “tà giáo” trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của tờ báo Pháp Le Figaro.

Tuy nhiên, theo luật pháp Trung Quốc, Pháp Luân Công luôn hợp pháp ở nước này.

Ngày 30/10/1999, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã thông qua “Quyết định Cấm tổ chức tà giáo, ngăn chặn và trừng phạt các hoạt động tà giáo”, trong đó không đề cập đến Pháp Luân Công. Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất ở Trung Quốc, và là cơ quan duy nhất có quyền ban hành luật.

Năm 2000, Bộ Công an Trung Quốc ban hành “Thông báo về một số vấn đề liên quan đến việc xác định và cấm các tổ chức tà giáo” (Thông báo [2000] số 39), trong đó xác định 14 tổ chức tà giáo, tuy nhiên Pháp Luân Công không nằm trong số đó.

Năm 2005, Bộ Công an, Văn phòng Trung ương ĐCSTQ và Văn phòng Quốc vụ viện cũng ban hành “Thông báo về một số vấn đề liên quan đến việc xác định và cấm các tổ chức tà giáo” (Thông báo [2005] số 39), xác định 14 tổ chức tà giáo, Pháp Luân Công cũng không nằm trong số đó.

Ông David Kilgour – cựu quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thành viên cấp cao của quốc hội, và là ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình, từng viết bài “Pháp Luân Công không phải là tà giáo”. Ông viết: “‘Lời nói dối lớn nhất’ của Giang Trạch Dân là nói rằng ‘Pháp Luân Công là một tà giáo’.”

1606221935031160 600x400 1
Ông David Kilgour và ông David Matas đã giành được Giải thưởng Nhân quyền Pháp Luân Công vào năm 2019 (Ảnh chụp màn hình video “Những người bạn của Pháp Luân Công”).

Trước đây Epoch Times từng đưa tin, ông Trương Tán Ninh, luật sư nổi tiếng ở Đại Lục, kiêm Giáo sư luật tại Đại học Đông Nam, đã bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công.

Ông nói: “Đàn áp Pháp Luân Công hoàn toàn là quyết định bốc đồng của Giang Trạch Dân. Trước quyết định này, Pháp Luân Công đã tồn tại được 8 năm. Trong suốt thời gian này, không một người dân hay đơn vị nào từng đứng ra tố cáo và về những tác hại mà Pháp Luân Công gây ra cho xã hội và cho chính bản thân họ. Điều đó chứng tỏ rằng Pháp Luân Công không có hại.”

“Luật pháp Trung Quốc quy định rằng các vi phạm hình sự phải gây hại cho xã hội, không gây hại cho xã hội thì không tồn tại việc vi phạm hình sự gây. Vì vậy, trên thực tế, cáo buộc của Giang Trạch Dân rằng Pháp Luân Công là một tà giáo là không có cơ sở.”

“Giang Trạch Dân, với tư cách là cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã công khai nói với tờ báo Pháp Le Figaro rằng Pháp Luân Công là một tổ chức tà giáo khi ông ta đang nắm quyền. Điều này rõ ràng đang phá hoại việc thực thi luật pháp quốc gia”, ông Trương Tán Ninh nói.

Trong “Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế” năm 2017, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ trích việc ĐCSTQ coi Pháp Luân Công và các nhóm khác là “tà giáo”.

Báo cáo cho biết: “Luật Hình sự (của ĐCSTQ) định nghĩa các nhóm bị cấm là ‘tổ chức tà giáo’, thành viên của họ có thể bị kết án tù chung thân.” Tuy nhiên, “ĐCSTQ không quy định rõ ràng về cách đưa ra phán quyết dựa trên định nghĩa này, và không có quy trình xem xét.”

Báo cáo cũng nêu rõ rằng ĐCSTQ sử dụng các biện pháp bất hợp pháp để bức hại Pháp Luân Công: “ĐCSTQ duy trì một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, do ĐCSTQ kiểm soát, nhằm nhổ tận gốc phong trào Pháp Luân Công, và các tổ chức tương tự khác.”

Họa sĩ Hứa Na bị kết án tù nặng trở thành tiêu điểm

CECC cũng trích dẫn trường hợp của học viên Pháp Luân Công Hứa Na, một họa sĩ đã bị kết án tù nặng.

Báo cáo của CECC cho biết: “Ngày 16/1/2022, chính quyền đã kết án 11 học viên Pháp Luân Công bị giam giữ vào năm 2020, với tội danh chia sẻ thông tin liên quan đến COVID-19 với một tổ chức truyền thông nước ngoài, và tịch thu các tài liệu Pháp Luân Công. Họa sĩ Hứa Na đã chia sẻ hình ảnh về những ngày đầu bùng phát COVID-19 (quanh cảnh đường phố Bắc Kinh) với Epoch Times. Bà bị chính quyền Bắc Kinh kết án 8 năm tù, và phạt 20.000 NDT (khoảng 2.790 USD).”

Bà Hứa Na được đưa vào cơ sở dữ liệu tù nhân chính trị của CECC. Từ năm 2001 – 2006, và từ năm 2006 -2008, bà từng bị ĐCSTQ kết án 2 án tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Năm 2008, bà Hứa Na và ông Vu Trụ – chồng bà (cũng là học viên Pháp Luân Công) bị giam giữ cùng một lúc; chồng bà bị bức hại đến chết ngay sau khi bị giam giữ.

Trường hợp của học viên Pháp Luân Công Chu Đức Dũng, một kỹ sư đến từ Sơn Đông, Trung Quốc, cũng được đề cập trong báo cáo. Ông Chu Đức Dũng bị ĐCSTQ giam giữ từ ngày 23/4/2021 đến nay, hiện vẫn chưa xét xử.

Luật sư ở Trung Quốc Đại Lục bị thu hồi giấy phép và bị cưỡng chế biến mất

CECC đã chỉ ra trong báo cáo rằng cựu luật sư bào chữa của bà Hứa Na, ông Lương Tiểu Quân, đã bị ĐCSTQ thu hồi giấy phép.

“Tháng 12/2021, các quan chức của Văn phòng Tư pháp thành phố Bắc Kinh đã truất quyền luật sư cũ của bà Hứa Na – ông Lương Tiểu Quân. Một phần vì các bài đăng trên mạng xã hội của ông ấy bảo vệ quyền của các học viên Pháp Luân Công.”

Báo cáo cũng cho biết ông Cao Trí Thịnh, một luật sư nổi tiếng của Trung Quốc, đã bị cưỡng bức biến mất kể từ tháng 8/2017. Đến tháng 6/2022, địa điểm giam giữ một luật sư khác có tên Đường Cát Điền vẫn chưa được tìm ra.

Nhiều năm ở Mỹ, bà Cảnh Hòa – vợ ông Cao Trí Thịnh và con gái Cảnh Cách đã luân phiên tham dự các tổ chức nhân quyền quốc tế, các phiên điều trần ở Washington DC., các hoạt động trao giải quốc tế cho ông Cao Trí Thịnh, và một số hội nghị tôn giáo quốc tế, v.v., hy vọng sẽ tiếp tục thu hút được sự chú ý của nhiều người hơn về sự mất tích của ông.

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Bình Minh (t/h)