Gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tích cực triển khai ngoại giao vắc-xin, từng phái Ngoại trưởng Vương Nghị đến các nước Đông Nam Á như Myanmar và Philippines triển khai quảng bá vắc-xin COVID-19 do Sinovac Biotech sản xuất, với ý đồ mượn đó để tăng cường sức ảnh hưởng tại khu vực này. Tuy nhiên, một tờ báo Nhật đưa tin, Việt Nam, quốc gia có tranh chấp lãnh thổ nghiêm trọng với Trung Quốc, vì mục đích an ninh quốc gia nên thà mua vắc-xin từ các kênh khác, chứ không dự tính sử dụng vắc-xin của Trung Quốc. 

Vắc xin Việt Nam
(Ảnh chụp màn hình website)

Theo Nekkei đưa tin, hiện tại Việt Nam đang đứng trước cục diện tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với chính quyền Bắc Kinh, có thể nói là ngày càng leo thang, do đó đã quyết định khẩn trương thoát khỏi sự phụ thuộc vào Bắc Kinh về phương diện vắc-xin. Hiện tại, vắc-xin Nano Covax của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen đã bắt đầu bước sang giai đoạn thử nghiệm thứ hai. Nếu thử nghiệm thành công, có triển vọng được phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vào tháng 5 tới. 

Bài báo nói, Việt Nam từ chối dã tâm mở rộng sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á thông qua ngoại giao vắc-xin COVID-19. Ngày 15/1, tại một hội nghị, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh tính quan trọng của việc tự sản xuất vắc-xin, cam kết chính phủ sẽ hỗ trợ vắc-xin “sản xuất tại Việt Nam”.

Sự khống chế dịch COVID-19 của Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của toàn cầu, do số người tử vong và số người lây nhiễm thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, về phương diện mua vắc-xin, và đàm phán với nhà phát triển vắc-xin thì Việt Nam đứng sau các nước khác. Đến hiện tại, chỉ nhận được 100.000 liều vắc-xin AstraZeneca.

Đồng thời, Việt Nam cũng đang cân nhắc sử dụng vắc-xin Sputnik V của Nga. Tuy nhiên trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên toàn cầu, Việt Nam cần khẩn trương chuẩn bị tự sản xuất vắc-xin quy mô lớn. 

Hungary: Chỉ có 27% người nguyện ý tiêm vắc-xin của Sinopharm phát triển

Ngày 24/2 theo giờ địa phương, Hungary chính thức mở cửa cho người dân tiêm chủng vắc-xin do Sinopharm Trung Quốc phát triển, và trở thành nước đầu tiên của Liên minh Châu Âu tiêm vắc-xin Trung Quốc. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn nghi ngờ về tính an toàn của vắc-xin Trung Quốc. Theo khảo sát dân ý cho thấy, chỉ có 27% người được hỏi đã trả lời rằng họ nguyện ý tiêm vắc-xin của Trung Quốc.

Theo AP đưa tin, một cuộc thăm dò dân ý của Thủ đô Budapest của Hungary vào cuối tháng Một vừa qua cho thấy, trong số người dân đồng ý tiêm chủng, chỉ có 27% người được hỏi cho biết họ đồng ý tiêm vắc-xin của Trung Quốc, có 43% người dân đồng ý tiêm vắc-xin của Nga, tuy nhiên có 48% người hy vọng có thể tiêm vắc-xin mà các nước phương Tây phát triển. 

Philippines: Không để cho nhân viên y tế tiêm chủng vắc-xin Sinovac Trung Quốc

Ông Rolando Enrique Domingo, Giám đốc Cục Quản lý Thực phẩm Dược phẩm Philippines cho biết, hiện tại căn cứ vào dữ liệu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Sinovac tại Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia cho thấy, tỷ lệ hiệu quả của loại vắc-xin này trong khoảng 50 – 62%. Thậm chí hiệu quả đối với nhân viên y tế tuyến đầu có nguy cơ tiếp xúc với virus COVID-19 cũng thấp hơn so với những người khỏe mạnh từ 18 đến 59 tuổi. Do đó sẽ không tiêm chủng loại vắc-xin này cho 1,4 triệu nhân viên y tế trên toàn quốc. Hơn nữa, “theo ký kiến của các chuyên gia của chúng tôi, họ cũng cho rằng vắc-xin của Sinovac rất không thích hợp với nhân viên y tế của chúng tôi.”

Nepal: Không yên tâm với vắc-xin của Trung Quốc

Theo Hãng Thông tấn Trung ương Đài loan (CNA) đưa tin, hiện tại, trong lúc nhiều quốc gia đang liên tục phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vắc-xin COVID-19, chính quyền Bắc Kinh cũng không ngừng tuyên truyền đối ngoại về hiệu quả của vắc-xin do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển. Tuy nhiên, lại có thông tin nói rằng nhân viên y tế Trung Quốc từ chối tiêm vắc-xin nội địa. Do đó, chính phủ Nepal dưới sự điều hành của Thủ tướng KP Sharma Oli (người được coi là thân với Trung Quốc) cũng có sự nghi ngờ đối với vắc-xin do Trung Quốc phát triển.

Theo tờ Hindustan Times đưa tin, mặc dù Trung Quốc đã chủ động bày tỏ muốn cung cấp vắc-xin do Sinovac phát triển cho Nepal, nhưng quan chức Nepal lại cho biết, chính phủ Thủ tướng KP Sharma Oli thích mua vắc-xin của Ấn Độ hơn.

Vương Quân, Vision Times

Xem thêm: