Hiện tại Trung Quốc chèn ép Đài Loan ngày càng nghiêm trọng, hàng loạt hành động của Trung Quốc đối với Đài Loan khiến giới truyền thông quốc tế chú ý. Truyền thông tại Úc mới đây có đăng một bài chuyên đề chỉ ra, hiện nay Đài Loan đang bị Trung Quốc chèn ép trên mọi phương diện, từng bước ép sát của Bắc Kinh chỉ làm cho tình hình chuyển biến ngược, bài viết chỉ trích một số quốc gia và doanh nghiệp phương Tây uốn gối trước Trung Quốc.

Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Ảnh: Wikimedia)

Chi nhánh của tờ báo Die Presse tại Úc gần đây có đăng một bài chuyên đề có tên “Bắc Kinh chèn ép Đài Loan, muốn dùng 1,4 tỷ người đối phó với 23 triệu người” (1,4 Milliarden gegen 23 Millionen:Taiwan unter dem Druck Pekings).

Burkhard Bischof là tác giả của bài viết này, với ngòi bút sắc nhọn của mình, mở đầu bài viết tác giả đã miêu tả việc Trung Quốc đang dần dần gia tăng áp lực trên mọi phương diện khiến xã hội quốc tế phớt lờ đi sự tồn tại của dân chủ Đài Loan nhằm thôn tính Đài Loan.

Đài Loan là hòn đảo nằm ở Đông Á, diện tích thậm chí còn chưa bằng một nửa của Úc, nhưng gần 1 năm nay, Bắc Kinh liên tục đẩy mạnh tấn công đảo Đài Loan với dân số chỉ 23 triệu người, hiển nhiên Trung Quốc hy vọng xã hội quốc tế có thể có thể xóa bỏ, xóa tên hòn đảo này để dễ dàng nuốt chửng.

Bài viết lấy ví dụ, Trung Quốc lợi dụng ngoại giao tiền bạc để mua các nước bang giao với Đài Loan như Burkina Faso, Cộng hòa Dominica, năm nay còn ngang ngược uy hiếp các hãng hàng không thế giới phải đổi tên gọi đối với Đài Loan trên trang web của hãng mình.

Tác giả chỉ thẳng ra, Liên Hiệp Quốc từ lâu đã nghe theo hiệu lệnh của Trung Quốc để làm việc, từ chối Đài Loan tham gia vào bất cứ tổ chức hoặc hoạt động nào của Liên Hiệp Quốc, “lấy đó làm thủ đoạn đối phó với người dân Đài Loan yêu chuộng hòa bình, theo đuổi giá trị phổ quát”. 

đài loan
Năm ngoái, vì để Đài Loan được tham dự vào Tổ chức Y tế Thế giới, nhóm đoàn thể Đài Loan đã mở cuộc họp báo kêu gọi quốc tế chú ý (Ảnh: VOA)

Bài viết còn so sánh Đài Loan với Nhật Bản và Hàn Quốc, khen ngợi cả 3 nước đều là nước điển hình cho dân chủ châu Á, tác giả còn nhắc đến, Đài Loan có tự do, bình đẳng và bầu cử công khai minh bạch, báo chí hoạt động sôi nổi và cởi mở, có chế độ bảo hiểm y tế đáng để thế giới học tập, dốc toàn lực để bảo vệ dân tộc thiểu số, v.v. Có thể tóm gọn thành một câu, “chính là những điều mà Trung Quốc không có”. 

Tác giả nói, “những thay đổi và cố gắng có thể thấy rõ này của Đài Loan, là điều mà Bắc Kinh không vui, bởi vì họ lo lắng rằng quần chúng nhân dân Trung Quốc sẽ bắt chước theo, lo lắng sẽ dẫn đến hiệu ứng domino”.

Bài viết còn trích dẫn nội dung của tờ “Nguyệt san Lịch sử” (Geschichte) tại Đức chỉ ra, theo báo mới được công bố của Trung tâm nghiên cứu bầu của của Đại học Chính trị Đài Loan (National Chengchi University), với câu hỏi “Dân chúng Đài Loan đồng ý xu thế phân bố người Đài Loan/ người Trung Quốc” cho thấy, đến tháng Sáu năm nay, chỉ có 3,5% người tự nhận mình là người Trung Quốc Đại lục, còn tỉ lệ người nhận mình là người Đài Loan chiếm 55,8%; còn tỉ lệ người nhận mình là người Đại lục và Đài Loan chiếm 37.2%.

Tác giả cảm thán, “Điều này đúng là vừa đáng cười vừa đáng buồn, một số quốc gia thà uốn gối trước chế độ chuyên chế Trung Quốc để được tồn tại, chứ không muốn ủng hộ quốc đảo dân chủ như Đài Loan.” Ông châm biếm một số học giả Hán học phương Tây, thích khoa ngôn “Trung Quốc tự có giá trị quan” (autochthonen chinesischen Werten), đây chẳng lẽ không phải là phô trương, muốn biến Tân Cương thành nhà tù lộ thiên khổng lồ kiểu Trung Quốc là có giá trị quan?

Bài viết cũng trích dẫn một bài chuyên đề ngoại giao được đăng trong tháng Chín trên Tạp chí “Chính trị quốc tế” (Internationale Politik), có tựa đề “Dân chủ dẫn đến cô đơn” nhắm vào vấn đề Đài Loan. Tác giả của bài viết này là Marko Martin đã có ý tôn trọng Đài Loan cực cao, “bởi vì Đài Loan đang đối mặt với áp lực từ Trung Quốc, nhưng chưa hề có phản ứng hoảng loạn quá độ, ngược lại lại càng chú trọng sự tự do nội bộ và không ngừng nâng cao sức mạnh chỉnh thể.” 

Tờ Die Presse tại Úc được thành lập năm 1848, lập trường là “chủ nghĩa tự do tầng lớp trung lưu”, phạm vi đưa tin bao phủ các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của Úc và quốc tế. Đặc biệt chú ý tới chính trị và quan hệ quốc tế, độc giả chủ yếu là tầng lớp tri thức, tác giả Burkhard Bischof chủ yếu bình luận về tiêu điểm kinh tế, lịch sử, quan hệ quốc tế.

Thanh Vân

Xem thêm: