Có thể cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 chính là cuộc chiến giữa Thiện và Ác.

shutterstock 174454463
(Ảnh: Kletr/ Shutterstock)

Trong những ngày vừa qua, nước Mỹ và thế giới đã chứng kiến ​​một vụ gian lận bầu cử quy mô lớn đáng kinh ngạc: bất ngờ xuất hiện số lượng lớn “phiếu bầu đáng ngờ”, tất cả đều dành cho ông Biden, khiến tỷ lệ phiếu bầu tăng vọt trong vòng vài giờ. Một lượng lớn phiếu bầu hợp pháp từ cử tri Mỹ đã bị thay đổi, biến mất, loại bỏ, và thậm chí bị vô hiệu; các giám sát viên của Đảng Cộng hòa bị đẩy khỏi khu trung tâm bầu cử; nhiều hãng truyền thông chính thống phớt lờ bằng chứng chắc chắn và cho rằng TT.Trump đã đưa ra “cáo buộc vô căn cứ”.

Khi một số bang vẫn đang kiểm phiếu, khi ngày càng nhiều vụ gian lận bị phanh phui và chờ đợi điều tra và can thiệp của tư pháp, nhưng một số tổ chức truyền thông vẫn sốt sắng thông báo rằng ông Biden đã trúng cử, còn nhiều chính trị gia cũng nhanh chóng gửi lời chúc mừng và mong muốn được hợp tác với… Những động thái này phớt lờ sự thật, chà đạp nguyên tắc cạnh tranh công bằng, cổ vũ bên đã có hành vi gian lận trên quy mô lớn. Điều gì đang xảy ra?

Bất chấp cuộc bầu cử bị phá hủy có hệ thống và được tính toán trước nhưng TT.Trump vẫn giành được kỷ lục với 71 triệu phiếu bầu. Thử tưởng tượng, nếu cuộc bầu cử này có thể được tiến hành một cách công bằng, hoặc số phiếu có thể được kiểm lại một cách công bằng thì số phiếu của TT.Trump chắc chắn sẽ tăng lên.

Nhiều cử tri Mỹ và người dân các nước nhìn thấy sự thật đều vô cùng đau buồn, thậm chí tức giận.

Vào ngày 7/11, hàng nghìn người đã tập trung trước Tòa án Tối cao Arizona, yêu cầu tòa án điều tra gian lận bầu cử và đồng thời phải truy cứu các tổ chức truyền thông đã loan báo chiến thắng của Biden. Dân biểu Walter Blackman của Khu vực bầu cử thứ 6 bang Arizona đã phát biểu tại buổi tập trung: “Tôi đã tham gia nhiều trận chiến ở nước ngoài và chiến đấu với nhiều tệ nạn, nhưng tôi không ngờ lại phải đối mặt với tệ nạn này khi trở về Mỹ.”

Trong một cuộc họp báo hôm 5/11, TT.Trump tuyên bố rằng ông phải đối mặt với sự can thiệp chưa từng có từ các tổ chức truyền thông lớn, các công ty công nghệ lớn và tập đoàn lớn. Chúng ta phải đặt câu hỏi vì đâu như vậy? 

1. TT.Trump đã động chạm đến lợi ích của ai?

Trong lời tựa cuốn sách “Vĩ đại trở lại: Làm thế nào khắc phục nước Mỹ què quặt” (Great Again: How to Fix Our Crippled America), TT.Trump nêu rõ tâm huyết và sứ mệnh của mình: “Thật bất ngờ khi những người không bao giờ quan tâm đến cuộc bầu cử, hoặc không bao giờ bỏ phiếu lại ùn ùn kéo đến buổi tập trung của chúng tôi. Quy mô của buổi tập trung rất lớn, số lượng người không thể tin được. Lòng nhiệt tình này thuần túy do tình yêu dành cho những gì chúng tôi làm. Giới truyền thông, các chính trị gia và những người được gọi là lãnh đạo quốc gia tỏ ra hoảng hốt. Nhưng tôi vẫn kiên trì và đối mặt với mọi người vì tôi không cần sự hỗ trợ tài chính của bất kỳ ai, cũng không cần người ta tán đồng điều tôi đã nói hoặc đã làm. Tôi chỉ muốn làm chuyện đúng đắn. Tôi phải làm. Tôi không có lựa chọn nào khác.”

Tháng 1/2017, ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ và bắt đầu hành trình đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại. Trong 4 năm qua, TT.Trump luôn đặt lợi ích của nước Mỹ và người dân Mỹ lên hàng đầu. Đồng thời, để nghiêm túc thực hiện những lời hứa đã đưa ra hàng loạt cải cách trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao, gây chấn động thế giới.

“Tôi sẽ làm rung chuyển cơ sở ở cả hai phía của kênh chính trị, bởi vì tôi không bị mua chuộc. Tôi muốn đưa nước Mỹ trở lại, làm cho nước Mỹ vĩ đại và thịnh vượng trở lại.

Trump đã nói như vậy, ông cũng đã thực hiện như vậy. Ông muốn “rút cạn đầm lầy của Washington”, do đó động chạm đến quyền lợi của một số lượng lớn các chính trị gia và hiệp hội. Mặt khác, ông hết lòng vì Chúa, bảo vệ các giá trị truyền thống, và bác bỏ chủ nghĩa xã hội, do đó làm nảy sinh lòng căm thù của cái gọi là những phần tử “tự do” và “cấp tiến”. Kết quả là, các lực lượng thiên tả trong các lĩnh vực chính trị, kinh doanh, truyền thông và tư nhân của Mỹ đã kết hợp để tấn công và chỉ trích TT.Trump trong suốt 4 năm cho đến cuộc tổng tuyển cử.

Mọi người đã thấy rằng TT.Trump chỉ nhận lương hàng năm một đô la nhưng lại làm việc không mệt mỏi để tạo sự thịnh vượng kinh tế và sức mạnh quốc gia, nhưng lại chịu sự thù địch và vu khống chưa từng có. Một vị Tổng thống đã giành được sự ủng hộ của cử tri đa sắc tộc và thường thu hút đám đông người dân trong các cuộc vận động bầu cử đã bị công khai cướp kết quả cuộc bầu cử.

Những hiện tượng vô lý và xấu xí này phản ánh rằng sự căm ghét đối với ông Trump không xuất phát từ các tranh chấp đảng phái, mà là từ lựa chọn đạo đức sâu sắc hơn: quay trở lại truyền thống, duy trì công lý, hoặc đi chệch khỏi các chuẩn mực và gia nhập hàng ngũ cái ác.

 

2. Trump kiên quyết chống chủ nghĩa xã hội

Cách đây vài ngày, trong một đoạn video do truyền thông nước ngoài công bố cho thấy số người ủng hộ ông Biden mang theo các biểu ngữ có nội dung: “Chủ nghĩa tư bản đang giết chết chúng ta. Hãy đấu tranh cho lựa chọn xã hội chủ nghĩa”.

Rõ ràng, nếu Biden đắc cử, sẽ bật đèn xanh cho những người theo chủ nghĩa xã hội cũng như những người cộng sản, sẽ khiến nước Mỹ đi vào con đường xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài của nhiều chính sách đẹp, nhưng con đường này sẽ không bao giờ dẫn đến thịnh vượng.

Trong nhiều thập kỷ qua, cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ đã dần nghiêng về cánh tả nước Mỹ qua các ý tưởng và chính sách của mình, đặc biệt là Đảng Dân chủ. Thực trạng này tương ứng với việc giới truyền thông chính thống và các ngành công nghiệp giải trí và văn hóa ở Mỹ nghiêng hẳn về phía cánh tả. Hậu quả toàn diện của nó thể hiện ở sự suy giảm đạo đức xã hội, tự do tín ngưỡng và đàn áp tự do ngôn luận và báo chí. Đồng thời cũng trợ giúp cho sự xâm nhập lâu dài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào Mỹ thông qua cấu kết với những kẻ hủ bại trong giới chính trị và kinh doanh. Trong các giao dịch thường xuyên giữa hai bên, lợi ích của Mỹ đã bị hy sinh và nền tảng của Mỹ đã bị xói mòn nghiêm trọng.

Cách đây 5 năm, hai nhà bình luận chính trị người Mỹ đã nói: “Nước Mỹ đang sụp đổ.” “Tất cả những gì xưa kia Marx mơ ước đang ở ngay trước mắt chúng ta”.

Trong khi nhiều người bảo thủ lo lắng về tương lai của Mỹ thì Donald Trump đã bước vào Nhà Trắng và dẫn dắt Mỹ trở lại truyền thống. TT.Trump tôn trọng lẽ sống, quý trọng Hiến pháp, coi trọng luật pháp và trật tự, đồng thời thề sẽ không bao giờ để Mỹ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Điều này về cơ bản là để kiềm chế các lực lượng chống truyền thống đe dọa nước Mỹ, có thể xem như là lật ngược được tình thế.

Vài tháng trước có 3 cử tri gốc Latin ở California cho biết: “Miễn là ông ấy (Trump) còn nắm quyền, ông ấy sẽ cho chúng tôi mọi thứ. Chúng tôi không phải lo lắng về bất cứ điều gì. Chúng tôi tin tưởng ông ấy.” “Chúng tôi không muốn chủ nghĩa xã hội, chúng tôi không muốn chủ nghĩa cộng sản”.

 

3. Trump chống lại sự xâm nhập của ĐCSTQ, bảo vệ nhân quyền và tự do tín ngưỡng

Chống lại ĐCSTQ là một trong những thành tựu quan trọng nhất của TT.Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Trong nhiều thập kỷ qua, chính quyền Trump là Chính phủ Mỹ cứng rắn nhất với ĐCSTQ. Một số chính trị gia cấp cao bao gồm Phó Tổng thống Pence và Ngoại trưởng Pompeo đã nhiều lần có bài phát biểu quan trọng, lên án việc ĐCSTQ vi phạm nhân quyền và đánh cắp công nghệ của Mỹ. ĐCSTQ đại diện cho sự dối trá lớn của 1,4 tỷ người Trung Quốc.

Dưới sự lãnh đạo của TT.Trump, Chính phủ Mỹ đã đưa ra một số biện pháp đối phó với ĐCSTQ, chẳng hạn như chiến tranh thương mại, truy quét gián điệp công nghệ của ĐCSTQ, bao vây Huawei, điều tra các tổ chức truyền thông của ĐCSTQ ở Mỹ, đóng cửa Tổng lãnh sự quán của ĐCSTQ ở Houston và đóng cửa các Viện Khổng Tử… Mặt khác, TT.Trump tích cực bảo vệ quyền tự do của người dân Trung Quốc, ông đã ký “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” để xử phạt các quan chức ở Trung Quốc và Hồng Kông đã vi phạm nhân quyền, đồng thời lên án ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công.

Dưới sự lãnh đạo của Mỹ, liên minh chống Cộng quốc tế dần hình thành, giúp ngày càng nhiều nước dám “nói không” với ĐCSTQ. Cục diện chính trị thế giới đang thay đổi và chính nghĩa đang trỗi dậy.

ĐCSTQ thường xuyên gặp trở ngại trong quá trình thâm nhập bên ngoài và ngày càng bị cộng đồng quốc tế cô lập nên đương nhiên là thù ghét ông Trump. Trong vài năm qua, các tổ chức truyền thông của ĐCSTQ đã phát huy hết công suất, chế nhạo và xúc phạm TT.Trump và các quan chức Mỹ – những người đã nhìn thấu ĐCSTQ, tấn công hệ thống dân chủ Mỹ, và hả hê trước nạn dịch và bạo loạn ở Mỹ. Đối với những chính trị gia và doanh nhân Mỹ từng có quan hệ thân thiết ĐCSTQ, họ cũng nuôi mối hận thù vì bị TT. Trump chặn đường.

Tóm lại, lý do khiến TT.Trump gặp phải sự phản kháng lớn trong thời gian cầm quyền là vì ông đã dám bảo vệ truyền thống và chống lại cái ác. Vì vậy, ủng hộ ông Trump và chống Trump không đơn giản là lựa chọn chính trị, mà đó là lựa chọn sự thật, đạo đức và lương tâm.

 

4. Nhiều tổ chức truyền thông Mỹ đã suy thoái

Bốn năm trước, hầu hết các tổ chức truyền thông chính thống ở Mỹ ủng hộ bà Hillary Clinton; bốn năm sau lại càng có thêm nhiều tổ chức truyền thông chính thống ủng hộ ông Biden. Trong bốn năm qua, các tổ chức truyền thông cánh tả và một số người được gọi là phe “trung gian” đã tấn công TT. Trump mạnh mẽ. Họ phớt lờ hoặc coi thường những thành tựu chính trị của ông Trump, đưa ra và lan truyền những tin tức sai sự thật như “thông đồng với Nga”, cũng công bố những báo cáo mang tính quyết định phủ nhận ông Trump mà không cần điều tra, làm dấy lên làn sóng điên cuồng phỉ báng nhắm vào tổng thống đương nhiệm. Ngay cả một số người được gọi là trung dung và thậm chí cả các tổ chức truyền thông thiên hữu đôi khi cũng đồng lõa, hình thành hiện tượng xuyên tạc kỳ lạ mức độ nghiêm trọng trong một xã hội dân chủ.

Trong cuộc tổng tuyển cử này, các tổ chức truyền thông chính thống là ứng viên trợ lực lớn nhất của ông Biden. Họ từ bỏ trách nhiệm đưa tin và điều tra sự thật, không chỉ che đậy hủ bại (nghi ngờ bán nước) của gia đình Biden (bao gồm cả chính họ) cấu kết với ĐCSTQ và Ukraine, mà còn hợp tác với các quan chức ở một số bang để thao túng kết quả bầu cử nhằm cố gắng giúp ông Biden đắc cử. Trước hàng bao nhiêu báo cáo về gian lận phiếu bầu trên khắp đất nước nhưng các tổ chức truyền thông này thậm chí đã gọi gian lận là “cáo buộc sai trái”.

Các hãng truyền thông nổi tiếng này, cái gọi là “báo lớn có tầm vóc lịch sử cả thế kỷ”, không ngần ngại hủy hoại danh tiếng của mình, tung tin thất thiệt ra nước Mỹ và thế giới, tham gia vào vụ gian lận bầu cử nhằm lật đổ tổng thống đương nhiệm, người đã “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, phá hoại hệ thống bầu cử Mỹ và hình ảnh quốc gia Mỹ. Lẽ nào họ không phải chịu trách nhiệm?

Kết luận

Gian lận nghiêm trọng trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay là đợt bùng phát lớn ở Mỹ về năng lượng tiêu cực tích tụ bởi sự xâm nhập lâu dài của ĐCSTQ, và đó là lời cảnh tỉnh cho thế giới.

Mặc dù phe cánh tả tỏ ra hung hãn, nhưng công lý sẽ không im lặng. Hiện TT.Trump và đội ngũ của ông đã long trọng đưa ra tuyên bố: Kết quả cuộc tổng tuyển cử không do truyền thông quyết định mà phụ thuộc vào lá phiếu hợp pháp của người dân. Nhiều thủ tục pháp lý đã hoặc sẽ được khởi động, đường dây nóng tố giác gian lận bầu cử đã tiếp nhận hơn 200.000 vụ việc.

Ngày 6/11, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ là Trey Trainor đã cho biết: ông tin rằng gian lận bầu cử đang diễn ra ở các bang vẫn đang kiểm phiếu. Ông nói rằng nếu luật không được tuân thủ, cuộc bầu cử sẽ là “bất hợp pháp”.

Ngày 7/11, những người ủng hộ TT.Trump đã tổ chức các cuộc tuần hành ở nhiều bang để phản đối gian lận bầu cử, phủ nhận chiến thắng của ông Biden và yêu cầu “ngừng gian lận”. Họ nói rằng họ sẽ sát cánh với ông Trump để bảo vệ Hiến pháp và nước Mỹ.

Cuộc bầu cử ở Mỹ là một tấm gương phản chiếu cuộc khủng hoảng đạo đức mà nhân loại đang phải đối mặt. Trong sự hỗn loạn nơi cái thiện và cái ác bị đảo lộn, thế giới cần những tổ chức truyền thông của lương tâm và lòng dũng cảm để đứng lên đấu tranh cho sự thật và công lý. Cuộc bầu cử này vẫn chưa kết thúc!

Video: Trưa ngày 7/11, nhiều cử tri ủng hộ Trump bên ngoài tòa án ở bang Arizona, yêu cầu truy cứu trách nhiệm đối với giới truyền thông.

Điền Vân
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times)

Xem thêm:

Cựu Sứ thần Tòa Thánh lên án gian lận bầu cử, kêu gọi cầu nguyện

Lật đổ Hoa Kỳ, kẻ nào mới là chủ mưu thực sự?

CEO Facebook bị cáo buộc chi tiền khủng tác động kết quả bầu cử