Thông qua ​​“Vành đai và Con đường”, thập kỷ qua Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mở rộng ảnh hưởng toàn cầu. Trước áp lực này, Liên minh châu Âu (EU) đã lập chiến lược “Cửa ngõ Toàn cầu” (Global Gateway) để ứng phó. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái cũng đang khiến Trung Quốc rơi vào bẫy nợ do chính họ “giăng” ra.

Embed from Getty Images

Tại Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRF) năm 2019, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình bước lên sân khấu và có bài phát biểu khai mạc (How Hwee Young-Pool/Getty).

Theo nguồn tin từ tờ Politico (Mỹ), kể từ năm 2005 đến nay ĐCSTQ đã đầu tư gần 2.300 tỷ USD vào 4.000 dự án đầu tư và xây dựng bao phủ trên toàn cầu, trong đó dự án khiến họ gây ảnh hưởng nhất là “Vành đai và Con đường” chiếm khoảng 370 tỷ USD.

Việc ĐCSTQ dùng chính sách thực dân kinh tế để đạt được các mục tiêu kiểm soát chính trị đã khiến các nước phương Tây ngày càng cảnh giác. Hiện tại, châu Âu đã đưa ra kế hoạch “Cửa ngõ Toàn cầu” (Gateway) nhằm chống lại ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với mạng lưới thương mại và cơ sở hạ tầng toàn cầu. Tháng trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã tuyên bố tại cuộc họp Ngoại trưởng EU rằng EU cần nâng cao khả năng cạnh tranh và cho thấy những thành quả rõ ràng, cuộc họp này cũng ấn định dự án đầu tiên của sáng kiến “Cửa ngõ Toàn cầu” (Gateway).

Vào tuần trước, lần đầu tiên danh sách các ưu tiên đã được các nhà ngoại giao EU thảo luận, có quan chức EU cho biết các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ diễn ra trong tuần này, với mục tiêu được ấn định vào ngày 6/2.

Thông tin chỉ ra rằng dự án đầu tiên của chiến lược “Cửa ngõ Toàn cầu” bao gồm các tuyến cáp kỹ thuật số dưới Biển Đen, cáp quang dưới biển kéo từ Địa Trung Hải qua các nước Bắc Phi, các đập và trạm thủy điện ở Cameroon. Đây chỉ là một phần trong số 70 dự án mà EU đang ưu tiên trong năm nay theo sáng kiến ​​​​“Cửa ngõ Toàn cầu”.

Mặt khác, EU cũng đã lên kế hoạch cho một số dự án đầu tư vào sân sau của Trung Quốc, chẳng hạn như thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng với Indonesia và dự án dịch vụ mạng kỹ thuật số ở Philippines.

Đồng thời, cũng có các dự án đầu tư vào sân sau của Nga, chẳng hạn như năng lượng hydro ở Kazakhstan, trung tâm giao thông ở Trung Á, hai dự án đầu tư ở Mông Cổ và một trạm thủy điện ở Tajikistan.

Những nước tham gia ​​Vành đai và Con đường lâm cảnh điêu đứng

ĐCSTQ đã đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” gây ảnh hưởng quốc tế, làm cho nhiều nước đang phát triển với nền kinh tế yếu kém đã rơi vào bẫy nợ nguy hiểm. Học giả Mỹ [gốc Hoa]  nổi tiếng là Pei Minxin (Bùi Mẫn Hân) am hiểu về các vấn đề Trung Quốc có phân tích chỉ ra trong 15 năm qua, ĐCSTQ đã cung cấp hàng trăm tỷ USD cho các nước nghèo.

Nhưng các nước nghèo hiện đang phải đối mặt với tình trạng tháo chạy nguồn vốn khiến khả năng chi trả các khoản vay từ Trung Quốc của họ ngày càng khó khăn, khiến có thể nói Trung Quốc (ĐCSTQ) đã rơi vào bẫy nợ do chính họ “giăng” ra, dường như ĐCSTQ cũng khó có giải pháp gì hiệu quả để có thể đủ sức leo lên được cái bẫy này của chính họ.

Theo hãng tin AP, Sri Lanka không phải là nền kinh tế duy nhất gặp khó khăn nghiêm trọng, nhiều nước trên thế giới cũng đã gióng lên hồi chuông báo động như Lào, Pakistan, Venezuela và Guinea.

Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, hơn một nửa số nước nghèo nhất thế giới đang lâm vào cảnh nợ nần chồng chất hoặc gặp rủi ro cao.

Nguồn dữ liệu từ lĩnh vực ngân hàng cho thấy vào năm 2022 các nước nghèo nhất thế giới phải đối mặt với tổng số tiền 35 tỷ USD phải trả cho các chủ nợ công và tư khác nhau, trong số đó có 40% phải trả cho Trung Quốc. Theo dữ liệu này, khoản nợ mà các nước nghèo phải trả cho Trung Quốc vào năm 2022 lên tới 14 tỷ USD – con số này có thể chỉ mới là bề nổi, còn khoản nợ ẩn là khá khó ước tính được. Trong tình hình tài chính khó khăn, khoản nợ lên tới 14 tỷ USD này có khả năng trở thành nợ khó đòi của Trung Quốc.