Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bị gây sức ép từ chức vì bê bối “Party Gate” tại số 10 phố Downing. Đối mặt với cuộc khủng hoảng này, vào ngày 19/1 khi bị các nhà lập pháp tại Quốc hội chất vấn, ông Johnson thậm chí còn trả lời bằng tiếng Trung Quốc gây chú ý, đồng thời phát biểu quan điểm về vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quấy nhiễu Đài Loan.

1024px Informal meeting of foreign affairs ministers Gymnich. Round table Boris Johnson 36913612672 cropped
Thủ tướng Anh Boris Johnson (Ảnh: EU2017EE Estonian Presidency/ Wikimedia)

Thủ tướng Anh: Máy bay của Trung Quốc quấy nhiễu Đài Loan, không có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực

Ông Johnson nói với Quốc hội: “Các hoạt động của máy bay quân sự Trung Quốc gần Đài Loan gần đây … không có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực. Điều chúng ta cần là một hiệp ước hòa bình và đối thoại mang tính xây dựng giữa người dân hai bờ eo biển Đài Loan.”

Số liệu thống kê của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho thấy, ngày 1/10/2021, máy bay quân sự của ĐCSTQ có tổng cộng 38 quấy nhiễu Đài Loan; ngày 2/10, có tổng cộng 39 lần, và ngày 3/10 có tổng cộng 16 lần; ngày 4/10 có tổng cộng 56 lần. Ngoài ra, ngày 23/1 năm nay có tổng cộng 39 máy bay của Trung Quốc quấy nhiễu Đài Loan, cũng là lần có số lượng nhiều nhất từ đầu năm đến nay.

Bị buộc từ chức, dùng tiếng Trung Quốc để đáp trả

Thủ tướng Anh Johnson, người bị vướng vào sóng gió “Party Gate”, đã mở một bữa tiệc 100 người trong thời kỳ phong tỏa, do đó bị cả trong và ngoài đảng bức ép từ chức. Đối mặt với khủng hoảng này, ngày 19/1 khi đứng trước câu hỏi chất vấn của các nghị sĩ quốc hội, ông đã dùng tiếng Trung để nói “Xin chào”, “Rất vui được quen bạn” và ngay lập tức khiến toàn hội trường bật cười.

Đài BBC đã đăng một video lên Twitter hôm 19/1, ông Ed Davey, lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do, đã buộc tội ông Johnson tại Hạ viện trong cùng ngày: “Hàng chục triệu người Anh hiện đang chứng kiến, và thủ tướng thậm chí không nắm bắt được quy tắc phòng dịch cơ bản do chính bản thân ông đưa ra. Trong tình hình khủng hoảng sức khỏe cộng đồng hiện nay, ông không còn phù hợp để hoạch định các chính sách phòng chống dịch bệnh cho người khác”, “chính sách chống dịch tốt nhất hiện nay chính là bản thân ông tự từ chức.”

Sau khi đứng trên bục phát biểu, ông Johnson đã dùng tiếng Trung để nói “Xin chào” và “Rất vui được được quen bạn” với Chủ tịch Hạ viện Lindsay Hoyle. Ông không đồng ý với tuyên bố của ông Davey, tiếp tục điều hành chính phủ theo các mối quan tâm ưu tiên của người dân.

Lý do vì sao ông Johnson đột nhiên buột miệng nói tiếng Trung Quốc, theo tờ Breitbart News, dường như ông muốn bóng gió rằng ông Lindsay Hoyle có liên quan đến ĐCSTQ.

Báo cáo chỉ ra, Christine Lee (Lý Trinh Câu), một gián điệp mà ĐCSTQ cử ra nước ngoài và là một nữ luật sư gốc Hoa tại Anh, bị buộc tội bí mật quyên góp khoảng 700.000 bảng Anh để cho các nhân vật từ các đảng phái khác nhau trong Chính phủ Anh để “can dự chính trị” của nước này. Năm 2013, ông Lindsay Hoyle cũng đã nhận được 5.000 bảng Anh từ bà Christine Lee. Sau khi sự việc được đưa ra ánh sáng, ông Lindsay đáp trả rằng ông không nhớ đã gặp bà Lee. Việc ông Johnson trả lời câu hỏi của ông Ed Davey bằng tiếng Trung tại Hạ viện, rõ ràng là có ý châm biếm.

MI5 cảnh báo các nghị sĩ Anh: Gián điệp Trung Quốc xâm nhập

Ngày 13/1, truyền thông Anh Sky News đưa tin, ông Lindsay Hoyle đã gửi email tới các thành viên quốc hội để cảnh báo rằng cơ quan An ninh MI5 đã điểm tên Christine Lee, một luật sư gốc Hoa tại Anh, là gián điệp của ĐCSTQ và đang cố gắng xâm nhập vào Quốc hội, can thiệp vào công việc nội bộ của Anh. Bà ta thông qua quyên góp cho chính giới để thiết lập mối quan hệ giữa ĐCSTQ và các nghị sĩ. Số tiền quyên góp đến từ Trung Quốc và Hồng Kông. Thông báo nhắc nhở rằng bất cứ ai tiếp xúc với Christine Lee cần đề phòng khi liên lạc với bà ta, và không được tham gia gián tiếp hoặc trực tiếp vào việc quảng bá chương trình nghị sự của ĐCSTQ.

Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel nói rằng bà quan ngại sâu sắc về các hoạt động can thiệp chính trị nhắm vào các nghị sĩ Anh của những người đại biểu cho ĐCSTQ. Bà nói mình hiểu mối quan tâm của công chúng và nhắc lại rằng vụ việc đã được phơi bày, phản ánh chính quyền có năng lực phát hiện bất cứ người nước ngoài nào can thiệp hoặc đe dọa đến nền dân chủ địa phương. Các cơ quan tình báo và an ninh của Anh cũng sẽ thực hiện hành động thích hợp để loại bỏ các mối đe dọa liên quan.

Theo cảnh báo của MI5, Christine Lee nói rằng bà ta đã giao tiếp với Quốc hội Anh để đại diện cho người Trung Quốc ở Anh và thúc đẩy sự đa dạng. Tuy nhiên, MI5 tiết lộ rằng các hoạt động được điều phối bí mật bởi Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, và đề cập đến việc ban này đang tìm cách thiết lập mối quan hệ với những người có ảnh hưởng ở Anh, để đảm bảo rằng bối cảnh chính trị ở Anh có lợi cho chương trình nghị sự của ĐCSTQ. Bên cạnh đó cũng đồng thời thách thức những người phản đối các hoạt động của ĐCSTQ, chẳng hạn như những người nêu ra quan ngại về vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc.

Cơ quan tình báo đề cập rằng luật sư này đã thiết lập mối quan hệ với một số thành viên quốc hội hiện tại, hoặc có khả năng được bầu cử, rằng bà Lee đang bí mật phối hợp với Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, do đó bị đánh giá là can thiệp vào chính trị của Anh.

Tờ The Sun tại Anh đưa tin, MI5 cáo buộc bà Christine Lee tài trợ dài hạn cho nghị sĩ Công đảng Anh, ông Barry Gardiner. Sau khi ông Gardiner trở về chính sách năng lượng trong đảng, Christine Lee đã mở công ty luật của riêng mình vào tháng 9/2015, và bắt đầu quyên góp cho ông Barry Gardiner. Trong đó có một khoản quyên góp 180.000 bảng Anh dùng để chi trả cho hai trợ lý quốc hội của ông Gardiner, một trong số đó là con trai của bà Lee. Công ty luật của Christine Lee làm việc cho Đại sứ quán Trung Quốc tại London, Vương quốc Anh.

Christine Lee đã được khen ngợi bằng huy chương “Ánh sáng của cộng đồng” (Points Of Light) của Anh vào năm 2019, để ghi nhận những thành tích của bà trong vai trò tình nguyện viên cộng đồng. Thủ tướng Theresa May khi đó thậm chí còn viết thư cho Christine Lee, ca ngợi bà vì đã thúc đẩy sự tương tác, hiểu biết lẫn nhau và hợp tác giữa cộng đồng người Hoa và người Anh.

Cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ Ian Duncan Smith bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ việc và yêu cầu trục xuất Christine Lee, đồng thời chính phủ cần đưa ra tuyên bố về vụ việc.

Hiện chưa rõ Bộ Nội vụ Anh liệu có trục xuất Christine Lee hay không. 

Dương Thiên Tư, Vision Times

Xem thêm: