Thành viên Đảng Dân chủ Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ gần được 3 tháng. Trong thời gian này, ông cùng các thành viên Đảng Dân chủ lựa chọn những hành động và chính sách cấp tiến, đi ngược lại so với những cam kết của ông đưa ra với người dân Mỹ trong thời gian tranh cử, đều là nguy hại cho nước Mỹ, bao gồm mở rộng Tối cao Pháp viện, đại xá cho người nhập cư phi pháp, luật bầu cử thống nhất liên bang, loại bỏ chế độ đại cử tri, v.v.

50937223156 1184581f59 b
Ông Joe Biden. (Ảnh: Adam Schultz/Nhà Trắng Flickr)

Hôm 14/4, trang Breitbart News đã điểm lại những hành động cấp tiến cực đoan của ông Biden trong gần 3 tháng nhậm chức đến nay: mở rộng Tối cao Pháp viện, ân xá nhập cư bất hợp pháp, bồi thường người da đen, luật bầu cử liên bang, thành lập tiểu bang ở Đặc khu Columbia, bãi bỏ chế độ cử tri đoàn. 

Mở rộng Tối cao Pháp viện

Liên quan đến thử nghiệm mở rộng Tối cao Pháp viện, từ năm 1937 đến nay chưa từng có trường hợp tương tự, nhưng ngày 15/4 năm nay đã xảy ra thay đổi lớn, có một số nghị sĩ quốc hội đề xuất lập pháp về việc này. 

Thượng nghị sĩ liên bang thuộc Đảng Dân chủ Ed Markey kiến nghị tăng thêm 4 ghế trong Tối cao Pháp viện đề xuất dự thảo lập pháp, mở rộng Tòa án Tối cao từ 9 thành viên hiện tại lên 13 thành viên.

Tuy nhiên, trong thời gian tranh cử tổng thống, ông Joe Biden được hỏi liệu ông có mở rộng Tối cao Pháp viện hay không, ông không trực tiếp bày tỏ lập trường của mình vì lo rằng nếu ông đồng ý mở rộng Tối cao Pháp viện thì sẽ ảnh hưởng đến sự ủng hộ của cử tri đối với mình. Khi đó, ông Biden nói rằng ông sẽ triệu tập một ủy ban để xác định những đúng hay sai trong việc mở rộng Tối Cao Pháp viện.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi sau khi biết về thông tin dự luật mở rộng Tối cao Pháp viện, bà đã nói rằng bà ủng hộ những gì ông Biden nói về ủy ban, nhưng không hoàn toàn bác bỏ lập pháp này. 

Ân xá nhập cư bất hợp pháp

Ngày 29/1, chính quyền ông Biden đã ban hành “Danh sách nguyện vọng của ân xá và Dự luật Lao động giá rẻ”.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Dick Durbin từng nói với Newsweek: “Nếu chúng tôi có thể đạt được thỏa thuận càng sớm càng tốt, chúng tôi sẽ giới thiệu lại dự luật cơ bản. Đây sẽ là xuất phát điểm để chúng tôi xây dựng sự hỗ trợ và xem xét bất kỳ sự bổ sung nào khác.”

Một nguồn tin nói rằng: “Nếu Quốc hội có thể cung cấp cho người lao động cơ bản, sinh viên mơ ước, những người được bảo vệ tạm thời và công nhân nông nghiệp một loạt các phương án để có được quyền công dân / quốc tịch, đó sẽ là một điều tốt cho Nhà Trắng.”

Breitbart News chỉ ra rằng mục đích cơ bản mà ông Biden ân xá cho những người nhập cư bất hợp pháp là để thu hút một số lượng lớn cử tri Dân chủ và làm loãng cử tri Mỹ để Đảng Dân chủ có đủ số phiếu để giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử trong tương lai.

Bồi thường người da đen 

Ủy ban Tư pháp Hạ viện do đảng Dân chủ chủ trì cũng đã thông qua một dự luật vào ngày 14/4. Dự luật này sẽ chỉ định một ủy ban gồm 15 thành viên để nghiên cứu việc bồi thường cho nô lệ Mỹ da đen và đưa ra các kiến nghị bồi thường.

Nội dung của dự luật cho rằng chế độ nô lệ đã dẫn đến sự phân biệt đối xử “có hệ thống” đối với người Mỹ da đen, nhưng hiện không rõ rốt cuộc ai sẽ bồi thường cho ai.

Ông Burgess Owens, một trong hai người da đen thuộc đảng Cộng hòa tại Hạ viện cho rằng dự luật này của Đảng Dân chủ mô tả các cộng đồng da đen là thế hệ bất lực, nhưng bỏ qua sự thành công của người da đen.

Luật bầu cử liên bang

Hạ viện Mỹ đã thông qua cái gọi là dự luật “Đạo luật Vì Nhân dân” (HR1) vào ngày 3/3, dự luật này cuối cùng sẽ dẫn đến sự thống nhất hóa liên bang trong bầu cử Mỹ.

Dự luật này mở rộng quyền hạn đăng ký của cử tri (ví dụ: đăng ký tự động và đăng ký trong ngày bỏ phiếu) và quyền hạn bỏ phiếu (ví dụ: bỏ phiếu qua thư và bỏ phiếu sớm), đồng thời áp dụng các hạn chế đối với việc loại bỏ các cử tri không đủ tiêu chuẩn khỏi danh sách cử tri.

Hiến pháp Mỹ quy định rằng luật bầu cử sẽ do các tiểu bang ban hành. Đạo luật HR1 thu hồi tất cả quyền liên quan vấn đề bầu cử của tiểu bang về cấp liên bang và thực thi thống nhất trên toàn quốc. Tuy nhiên, nó làm giảm tính an toàn và tính toàn vẹn của bầu cử, làm tăng khả năng gian lận bầu cử. Đây có thể là chính là những gì Đảng Dân chủ cần. Bằng cách này, gian lận bầu cử của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 có thể được hợp pháp hóa. 

Đặc khu Washington thiết lập tiểu bang

Ủy ban Giám sát Hạ viện cũng đã thông qua dự luật HR51 với tỷ lệ bỏ phiếu 25 – 19 vào ngày 14/4 để biến Washington DC thành một tiểu bang. Dự tính tuần sau có thể sẽ tiến hành bỏ phiếu tại Hạ viện.

Các học giả về luật học cho rằng nếu Tu chính án thứ 23 của Hiến pháp không được sửa đổi, sẽ không có tính khả thi để Washington DC thành lập tiểu bang. Năm 2007, Văn phòng cố vấn pháp luật cũng tuyên bố rằng làm thế này là vi hiến. Bộ Tư pháp dưới thời cựu Tổng thống Reagan và cựu Tổng thống Carter cũng đã tuyên bố rằng điều này là vi hiến, Thẩm phán Tối cao Pháp viện Antonin Scalia cũng nhận định như vậy.

Tu chính án thứ 23 của Hiến pháp được thông qua vào năm 1961, đảm bảo rằng có ba đại cử tri ở Washington DC cho cuộc bầu cử tổng thống. Kể từ năm 1964, cả ba đại cử tri đều bỏ phiếu cho các ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ. Nhưng đảng Dân chủ sẽ tiếp tục tiến về phía trước, nếu Washington DC trở thành một tiểu bang, đảng Dân chủ sẽ có thêm hai ghế ở Thượng viện và nhiều ghế hơn ở Hạ viện.

Xóa bỏ hệ thống cử tri đoàn

Hệ thống Cử tri đoàn cũng đã bị tấn công. Vào ngày 15/4 (thứ Năm), Quốc hội tiếp tục đưa ra nghị quyết bãi bỏ hệ thống cử tri đoàn.

Hệ thống cử tri đoàn đặc biệt ở Mỹ là một hệ thống cân bằng tỷ trọng nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các tiểu bang đông dân và các tiểu bang ít dân trong cuộc bầu cử tổng thống, tránh tình trạng các tiểu bang đông dân một tay che trời, lũng đoạn kết quả bầu cử. Ngay cả khi gian lận bầu cử xảy ra ở một tiểu bang nhất định, kết quả sẽ không tác động mạnh đến kết quả bầu cử toàn quốc.

Trong một thời gian dài, nhiều đảng viên Đảng Dân chủ cấp tiến đã cố gắng xóa bỏ hệ thống cử tri đoàn. Kể từ năm 2000, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ đã thắng được số phiếu phổ thông trong hai cuộc tổng tuyển cử, nhưng họ đã thất bại vì thua số phiếu đại cử tri.

Đặc biệt trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016, ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton tuyên bố có hơn 2,8 triệu phiếu phổ thông so với đối thủ Đảng Cộng hòa Donald Trump, nhưng trong cuộc đối đầu phiếu đại cử tri, ông Trump đã đánh bại bà Hillary với số phiếu 304 – 277. Bà Hillary vì thế mà luôn canh cánh trong lòng. 

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016, ông Trump và Đảng Cộng hòa từng cáo buộc bà Hillary và Đảng Dân chủ đã có được lượng lớn phiếu bầu gian lận. 

Trình Văn, Vision Times

Xem thêm: