Năm ngoái, biên giới Trung – Ấn xảy ra sự kiện xung đột nghiêm trọng nhất trong trong lịch sử, sau đó hai bên tạm thời rơi vào trạng thái đối đầu. Theo Hãng tin AFP đưa tin hôm 25/1, quân đội 2 nước Trung – Ấn hồi tuần trước tiếp tục xảy ra xung đột đẫm máu, tổng cộng có 20 quân nhân Trung Quốc và 4 binh lính Ấn Độ bị thương. Phía Trung Quốc chưa lên tiếng về vụ việc.

quan doi an do shutterstock 1759201844
Sau sự kiện xung đột bạo lực tại khu vực tranh chấp biên giới Trung – Ấn, một đoàn xe quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc Srinagar-Ladakh vào thứ Tư, ngày 17/6/2020. (Ảnh: Faizan Mir/Shutterstock).

Ngày 25/1, theo truyền thông Ấn Độ như Kênh tin tức Times NowIndia Today đưa tin cho biết, có nguồn tin tiết lộ, trước đó 3 ngày, quân đội Trung Quốc có ý đồ xâm nhập biên giới, do đó đã xảy ra xung đột với quân đội Ấn Độ. Mặc dù trong quá trình xung đột hai bên không sử dụng vũ khí, nhưng cả hai bên đều có người bị thương. Trong đó, phía Trung Quốc có 20 người bị thương, Ấn Độ có 4 người bị thương, hiện tại tình hình đã được kiểm soát.

Theo báo cáo, vị trí xảy ra xung đột lần này là khu vực Naku La ở phía Bắc bang Sikkim, Ấn Độ. Phía bắc Sikkim giáp Trung Quốc, phía Đông giáp Bhutan và phía Tây giáp Nepal. Khu vực xảy ra xung đột lần này cách nơi xảy ra xung đột tại đường kiểm soát thực tế ở đông Ladakh hồi năm ngoái vài nghìn cây số. Hồi tháng 4 – 5 năm ngoái, trong khi xảy ra tình trạng căng thẳng xung đột ở Ladakh, tại  Naku La cũng có một cuộc xung đột.

Theo Sputnik của Nga đưa tin, từ nhiều tháng nay, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đang nỗ lực thảo luận với hy vọng giải quyết cục diện bế tắc ở biên giới. Thậm chí ngày 24/1, các quan chức chỉ huy cấp cao của quân đội hai nước còn tổ chức cuộc họp đàm phán lần thứ 9 kéo dài 15 giờ. Theo tìm hiểu, các cuộc đàm phán vẫn không đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào. Ngoài ra, liên quan đến cuộc xung đột mới nhất, phía Trung Quốc vẫn chưa có bất cứ hồi đáp nào.

Xung đột biên giới Trung Ấn

Vào tối ngày 15/6 năm ngoái, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã đụng độ ở khu vực biên giới trong vài giờ. Quân đội Ấn Độ cho biết do môi trường khắc nghiệt ở độ cao lớn tại nơi xảy ra xung đột, nên đã có nhiều binh sĩ bị thương, do không thích ứng với giá lạnh, đã có ít nhất 20 người thiệt mạng. Theo thông tin cho biết, phía Trung Quốc cũng có 43 binh lính tử vong. Tuy nhiên phía Trung Quốc không công bố chính thức số binh lính thương vong.

Ngày 31/8/2020, người phát ngôn Lục quân đội Ấn Độ Aman Anand đã đưa ra một thông cáo báo chí chỉ trích phía Trung Quốc rằng, ngày 29/8 và tối ngày 30/8, các binh lính Trung Quốc đã vi phạm hòa giải ngoại giao và quân sự mà trước đó hai nước đã đạt được. Phía Trung Quốc đơn phương thực hiện hành động khiêu khích quân sự với ý đồ thay đổi hiện trạng biên giới. Cuối tuần qua, Trung Quốc đã cố gắng tiến vào khu vực pháp lý của Ấn Độ từ bờ nam của hồ Pangong Tso ở Ladakh, nhưng các binh sĩ Ấn Độ đã đánh bại việc Trung Quốc đơn phương thay đổi hiện trạng trên trên mặt đất.

Sau đó, hai bên từng có thời điểm bố trí xe tăng, tiến vào tầm bắn của nhau, và cho lực lượng quân đội hùng hậu đóng trú ở biên giới.

Báo cáo mới nhất của Mỹ chỉ ra, thực ra, sự kiện ở thung lũng Galwan thuộc khu vực Ladakh là kế hoạch do Trung Quốc vạch ra, thậm chí đã dự tính đến khả năng có thể xuất hiện tình huống có người tử vong. Trong báo cáo cũng đề cập đến mối quan hệ hai nước Trung – Ấn có thể nói là đứng trước tình trạng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Đồng thời cũng nói rằng sự kiện xung đột ở Thung lũng Galwan là “khủng hoảng biên giới nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua” giữa hai nước.

Vương Quân

Xem thêm: