Ngày 12/3, bên ngoài Nhà hát Dolby ở Hollywood, nơi tổ chức lễ trao giải Oscar lần thứ 95, khoảng 200 người thuộc nhiều sắc tộc đã tổ chức mít tinh phản đối ngôi sao hành động Hồng Kông Chân Tử Đan tham dự đêm trao giải Oscar.

p3300171a861039659
Các nhóm đa sắc tộc tập hợp bên ngoài nơi trao giải Oscar lần thứ 95, để phản đối ngôi sao điện ảnh Hồng Kông Chân Tử Đan tham dự đêm trao giải Oscar. (Ảnh chụp màn hình Facebook Diễn đàn Hồng Kông Los Angeles)

“Nói không với con rối của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Cảnh sát chặn đường trước nhà hát Dolby vào buổi chiều, và dựng hàng rào hai bên đường. Tại vị trí cách đó hơn chục mét, những người biểu tình giương cao biểu ngữ ghi “Phấn hồng (người yêu nước mù quáng) già nhất vũ trụ” và biểu ngữ tiếng Anh “Say No to CCP Puppet” (Nói Không với con rối của ĐCSTQ) và “Say No to Donnie Yen” (Nói Không với Chân Tử Đan) với các ký tự màu trắng trên nền đen. Họ cũng giơ cao cờ Hồng Kông để phát động các cuộc biểu tình.

2369503b b32d 40b0 af55 bfae26ae450a
Biểu tình bên ngoài Nhà hát Dolby ở Los Angeles vào ngày 12/3/2023, với các biểu ngữ châm biếm sự ủng hộ của nam diễn viên Chân Tử Đan đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh của ông Vương Đan, qua RFA)

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tạp chí Anh “GQ Hype” vào ngày 28/2, Chân Tử Đan đã bình luận về phong trào chống dẫn độ ở Hồng Kông. Ông nói rằng: “Đó không phải là một cuộc biểu tình, đó là một cuộc bạo động.” Ông cũng nói rằng truyền thông phương Tây không đề cập đến quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc.

Ngoài ra, Chân Tử Đan còn phớt lờ sự thật và trắng trợn ca ngợi chính quyền độc tài ĐCSTQ, trong khi chính sách phòng chống dịch bệnh cực đoan Zero-COVID đã gieo rắc một thảm họa nhân đạo lớn cho người dân Trung Quốc, cũng như việc ông Tập Cận Bình đàn áp xã hội dân sự và tư tưởng tự do.

Tháng 3 năm nay, Chân Tử Đan cũng tham gia lưỡng hội tại Bắc Kinh với tư cách là thành viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

GettyImages 1473101563
Chân Tử Đan cùng vợ – người mẫu Uông Thi Thi tham dự lễ trao giải Oscar 2023. (Nguồn: Mike Coppola/Getty Images)

Những người có mặt để ủng hộ cuộc biểu tình gồm nhà hoạt động dân chủ Vương Đan (Wang Dan), Vương Quân Đào (Wang Juntao), Phương Chính (Fang Zheng) và các nhà lãnh đạo khác của phong trào dân chủ năm 1989.

Vương Đan cho rằng nhận xét của Chân Tử Đan liên quan đến vấn đề đúng sai: “Tôi nghĩ đây là vấn đề đúng sai cơ bản nhất. Sự phản kháng của người dân Hồng Kông thực sự đang bị bôi nhọ là bạo động. Đó là bóp méo sự thật và gây tổn hại cho người Hồng Kông.”

Ông Vương Đan nói với các phóng viên rằng kể từ khi Đại lộ Danh Vọng bị phong tỏa, những người biểu tình bên ngoài khu vực bị phong tỏa không thể nhìn thấy lối vào của tài tử Chân Tử Đan. Mặc dù đã có gần 110.000 chữ ký phản đối việc Hollywood mời tài tử Chân Tử Đan tham gia giải Oscar 2023, nhưng ngôi sao Diệp Vấn vẫn được mời và đã tham dự buổi lễ cùng vợ – người mẫu Uông Thi Thi.

Ông nói rằng việc Chân Tử Đan tham gia giải Oscar đã phản ánh sự xâm lược văn hóa của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ.

“Tôi nghĩ về cơ bản đây là một cuộc xâm lược văn hóa. Một người ủng hộ chủ nghĩa toàn trị của Đảng Cộng sản như vậy có thể công khai trao giải tại buổi lễ văn hóa quan trọng nhất ở Hoa Kỳ, chẳng khác nào khiêu khích các giá trị xã hội cơ bản của Hoa Kỳ, chính ban tổ chức Oscar đã dẫn sói vào nhà.”

Tại lễ trao giải Oscar hôm đó, Chân Tử Đan xuất hiện trong bộ lễ phục và nói rằng ông là một đạo diễn, diễn viên và nhà làm phim đã xuất hiện trong nhiều bộ phim. Đây cũng là lần đầu tiên một nghệ sĩ với tư cách là thành viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc làm khách mời tại buổi lễ này.

Tại hiện trường của cuộc biểu tình bên ngoài Nhà hát Dolby, người dân hô vang những khẩu hiệu như “Free Hong Kong” (Hồng Kông tự do) và “Quang phục Hồng Kông, Cách mạng Thời đại”.

Những người tham gia biểu tình gồm cư dân Hồng Kông ở Hoa Kỳ, người Tây Tạng, các nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc và cư dân địa phương của Hoa Kỳ.

Hai giải Oscar ở 2 bên Đại lộ Danh vọng

Chiều cùng ngày, lễ trao giải “Giải Oscar Tự do và Nhân quyền Trung Quốc lần thứ 10” được tổ chức bởi Nền tảng Dân chủ Trung Quốc Los Angeles, Đảng Dân chủ Los Angeles, tổ chức Công viên Điêu khắc Tự do (Liberty Sculpture Park), Quỹ Giáo dục Dân chủ Trung Quốc, Mặt trận Dân chủ Trung Quốc và các nhóm khác, cũng diễn ra tại cùng một địa điểm với cuộc biểu tình tẩy chay Chân Tử Đan.

Trong sự kiện này, Steve, đại diện của Diễn đàn Hồng Kông Los Angeles, một nhóm người Hồng Kông ở Hoa Kỳ, cho biết: “Đứng ở đây hôm nay, tôi xấu hổ vì Oscar đã mời một người ủng hộ cuộc đàn áp nhân quyền. Ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ phải ngừng cúi đầu trước ĐCSTQ.”

Tại lễ trao giải, ông Trần Duy Minh (Chen Weiming), người đứng đầu tổ chức Công viên Điêu khắc Tự do, cho biết: “Những người đoạt giải mà chúng tôi chọn lần này là hiển nhiên đối với tất cả mọi người. Những người đoạt giải quan trọng nhất là ‘làn sóng trở lại’ của Phong trào Giấy trắng. Họ gánh vác trách nhiệm của thế hệ ngày 4/6 (cuộc cách mạng dân chủ năm 1989)”.

“Giải Oscar Tự do và Nhân quyền Trung Quốc” được thành lập vào năm 2014, nhằm tôn vinh những cá nhân hoặc tập thể có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp dân chủ, tự do và nhân quyền ở Trung Quốc.

Những người đoạt giải tập thể của Giải thưởng Tự do và Nhân quyền năm nay là thành viên “Phong trào Giấy trắng” của Trung Quốc.

Những người đoạt giải cá nhân gồm:

  • Bà Ngô Á Nam (Wu Yanan): Giáo viên tại Đại học Nam khai, người đã bị chính quyền Trung Quốc đàn áp vì tham gia Phong trào Giấy trắng;
  • Cô Tào Chỉ Hinh: Biên tập viên tại Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh;
  • Cô Lý Tư Kỳ: Nhà văn tự do;
  • Ông Vương Ái Trung: Người tham gia chính trong phong trào đường phố phía Nam.

Tại lễ trao giải, một nhóm người tham gia còn giơ tờ giấy trắng A4 để bày tỏ sự đoàn kết với Phong trào Giấy trắng.

Ngoài ra, cùng ngày, tại Emeryville, thị trấn nhỏ ở Vùng Vịnh của California, một nhóm người biểu tình từ Hiệp hội Người Hồng Kông Hoa Kỳ đã tổ chức tẩy chay việc Chân Tử Đan tham dự Lễ trao giải Oscar bên ngoài nhà hát tại AMC địa phương.

Trong sự kiện này, mọi người đã giương cao lá cờ Hồng Kông, nhấn mạnh rằng những gì xảy ra ở Hồng Kông vào năm 2019 là một cuộc biểu tình ôn hòa chứ không phải bạo loạn.

Bình Minh (t/h)