Trong khi Bắc Kinh muốn giảm ảnh hưởng của Nga ở Kazakhstan thì hôm Chủ nhật (09/01), quân đội Nga tiếp tục tràn vào Kazakhstan sau nhiều ngày nước này nổ ra biểu tình bạo lực chống lại Chính phủ. Việc triển khai quân đội đã giúp chính quyền Kazakhstan thiết lập lại quyền kiểm soát ở thành phố lớn nhất Almaty.

p3076611a973499412 ss
Các nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị thường niên năm 2017 của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (Nguồn: Kremlin.ru/CC BY 4.0).

Tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã chuẩn bị một đội ngũ hơn 75 máy bay vận tải để tiếp tục triển khai quân đội tới Kazakhstan. Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti tuần trước cho biết, số lượng lính gìn giữ hòa bình được cử đi có thể vào khoảng 2.500 người, nhưng có thể nhiều hơn.

Trong khi đó, theo nguồn tin từ Điện Kremlin, vào thứ Hai (10/1), Tổng thống Nga Putin sẽ hội đàm với Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev của Kazakhstan.

Hãng thông tấn Nga RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Bộ Y tế Kazakhstan cho hay, hơn 160 người đã thiệt mạng trong bạo lực từ các cuộc biểu tình, trong đó có hơn 100 người ở thành phố lớn nhất đất nước là Almaty.

Tuần trước, quân đội Nga đã tiến vào Kazakhstan sau khi chính quyền nước này yêu cầu trợ giúp từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Moscow đứng đầu trong đó gồm một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Nhưng hoạt động triển khai chủ yếu vẫn là người Nga.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố rằng lính dù Nga “đã triển khai đến sân bay Almaty và tiến đến các vùng thực hiện sứ mệnh…., hoạt động di chuyển đảm bảo an ninh cho các cơ sở hạ tầng quan trọng và dân sự”.

Sứ mệnh này là sứ mệnh đầu tiên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, tổ chức này được thành lập là do phản ứng của Liên Xô trước đây đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng cho thấy ông Putin đã tận dụng thành công hiện đại hóa quân đội trong thập kỷ qua để duy trì tầm ảnh hưởng trong các nước thuộc Liên Xô cũ.

Những người có chức trách khác của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể cũng tham gia vào cuộc gọi của ông Putin và ông Tokayev vào ngày 10/1.

Thời điểm quân đội Nga tiến vào Kazakhstan này, những tháng gần đây Moscow cũng đã huy động tổng số khoảng 100.000 quân dọc theo biên giới với Ukraine.

Các quan chức Mỹ dự kiến ​​vào thứ Hai (10/1) bắt đầu hội đàm với những người đồng cấp Nga tại Geneva (Thụy Sĩ) trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng về Ukraine. Vào tối Chủ Nhật (9/1), Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman tổ chức bữa tối làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov.

Ông Putin cho rằng vấn đề NATO mở rộng về phía đông và mối quan hệ quân sự với Ukraine đã đe dọa an ninh của Nga. Ông yêu cầu NATO ngừng mở rộng sang các nước mà ông cho rằng nằm trong phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga. Động thái quân đội Nga tiến vào nước láng giềng Kazakhstan càng làm gia tăng căng thẳng với phương Tây.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết tình hình ở đó khác với Ukraine, nhưng nói thêm khi đề cập đến việc trước đây Nga đơn phương triển khai lực lượng ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ: “Một khi người Nga vào nhà bạn, đôi khi rất khó để đưa họ ra ngoài.”

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga đã phản hồi tuyên bố trên trong một chương trình trò chuyện được nhiều người yêu thích, gọi đó là “lời trẻ con” không có cơ sở.

Video do Bộ Quốc phòng Nga công bố hôm Chủ Nhật cho thấy các binh sĩ Nga với xe quân sự lên máy bay ở Moscow và hạ cánh xuống sân bay gần Almaty, phía Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ tiếp tục được triển khai ở đó hoặc tiến hành các cuộc tập trận quân sự ngay tại sân bay cùng với phía quân Kazakhstan.

Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga đưa tin Văn phòng Tổng thống Tokayev của Kazakhstan cho biết, sau nhiều ngày biểu tình vì nhiên liệu tăng và mức sống giảm đã biến thành các cuộc biểu tình bạo lực và cướp bóc ở một số thành phố lớn nhất của Kazakhstan, trong cả nước có đến gần 6.000 nhân viên thực thi pháp luật Kazakhstan đã bị giam giữ.

Văn phòng Tổng thống Tokayev nhấn mạnh rằng các cơ quan an ninh sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để khôi phục trật tự và an ninh trong nước.

Giới phân tích chỉ ra, Kazakhstan là nền kinh tế lớn nhất ở Trung Á và thứ 9 trên thế giới, phía bắc giáp Nga và phía đông giáp Trung Quốc, là nước có trữ lượng dầu dồi dào và có tầm quan trọng chiến lược và kinh tế. Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc không chỉ nhắm vào miếng mỡ này, còn “làm cho hoạt động biểu tình trở nên phức tạp”. Như các tin tức được cộng đồng mạng trên Twitter chia sẻ, do bị tấn công bởi một nhóm bí ẩn, cuộc biểu tình đã trở thành một phong trào hoàn toàn chống Moscow…

Sau khi lực lượng duy trì hòa bình tiến vào Kazakhstan, có thể tưởng tượng rằng các đặc vụ Trung Quốc ở đây sẽ bỏ trốn. Có phân tích cho rằng cuộc biểu tình ở Kazakhstan bị nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc “làm tình hình trở nên phức tạp” không những không thành công mà kết quả còn hoàn toàn trái ngược lại.

Trong khi Bắc Kinh muốn giảm ảnh hưởng của Nga ở Kazakhstan, nhưng tình hình thực tế đã xảy ra ngược lại. Nhân vật thân nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc là Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Kazakhstan là Karim Massimov đã bị bắt vì nghi ngờ phản quốc, trong khi ông Putin đã cử lực lượng của Nga vào Kazakhstan, khiến tình hình gắn bó giữa hai bên hiện gần gũi nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: