Các cuộc biểu tình phản đối cải cách lương hưu đã khiến nước Pháp ‘dậy sóng’ trong những tháng gần đây, tuy nhiên phần lớn đã bị chặn tại một trong những sự kiện hào nhoáng nhất của quốc gia này, Liên hoan phim Cannes.

Embed from Getty Images

(Các nhân viên biểu tình phản đối cải cách lương hưu trước khách sạn Carlton, bên lề Liên hoan phim Cannes lần thứ 76 vào ngày 19/5/2023/Ảnh: Getty Images)

Ngày 21/5, hàng chục người biểu tình đã tập trung tại Cannes để phản đối những cải cách lương hưu của chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình này đã bị cấm tại trung tâm của lễ hội, the Palais des Festivals, đại lộ ven biển của Cannes, Croisette. Thay vào đó, họ tụ tập ở khu vực rìa thành phố, trên Đại lộ Carnot.

Ông Tomas Ghestem, một trong những người biểu tình cho hay: “Chúng tôi phản đối những cải cách về hưu trí. [những cải cách] sẽ khiến nhiều người chết tại nơi làm việc.”

Trước lễ hội, chính quyền địa phương ở Cannes đã ra lệnh cấm biểu tình trên khắp khu vực. Động thái này là một phần trong nỗ lực nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình ở một số địa điểm nổi tiếng trên khắp nước Pháp. Các nghiệp đoàn đã kêu gọi tổ chức một đợt biểu tình mới trên toàn quốc vào ngày 6/6.

Lệnh cấm nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình, một trong những vấn đề gây chia rẽ nhất nước Pháp hiện nay, làm xáo trộn thảm đỏ nổi tiếng của Cannes.

Tuy nhiên một ngoại lệ đã diễn ra vào ngày 19/5. Các nhân viên đã lách lệnh cấm bằng cách biểu tình trên khu đất riêng trước Khách sạn Carlton, một khách sạn lâu đời và sang trọng, nơi nhiều ngôi sao lưu trú trong thời gian diễn ra lễ hội. Họ đã giương cao biểu ngữ: “Không được cải cách lương hưu.”

Những xung đột liên quan đến vấn đề người lao động đã ‘tô điểm’ cho phần lớn sự kiện Cannes năm nay. Các nhà biên kịch Hollywood đình công; các nhà làm phim và truyền hình đang tìm kiếm mức lương cao hơn cùng những cải cách trong kỷ nguyên của công nghệ truyền phát trực tiếp (streaming) và các biện pháp bảo vệ chống lại việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Vy An (Theo AP News)