Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht hôm Chủ Nhật (19/12) nói rằng Nga không thể “ra lệnh” cho NATO về vấn đề an ninh khu vực.

Embed from Getty Images

Chúng ta phải giải quyết tình huống căng thẳng mà chúng ta đang gặp phải hiện nay bằng cả biện pháp ngoại giao và khả năng răn đe đáng tin cậy” Bộ trưởng Lambrecht nói với báo giới tại căn cứ quân sự Rukla của Litva trong chuyến công du quốc gia vùng Baltic này, theo AFP.

Chúng ta phải thảo luận cùng nhau, bàn bạc về những yêu sách mà Nga đang đưa ra. Những cuộc thảo này là quan trọng và đúng đắn”, bà Lambrecht nói thêm.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cũng khẳng định rõ: “Nhưng Nga không thể ra lệnh cho các đối tác NATO phải có lập trường thế nào”.

Trong chuyến công du Litva lần này, Bộ trưởng Lambrecht đã gặp và hội kiến với người đồng cấp Litva Arvydas Anusauskas.

Ông Arvydas Anusauskas nói với báo giới rằng: “Nga đã đang huy động lực lượng tại khu vực Kaliningrad với quy mô lớn gấp 10 lần tiểu đoàn mà Litva đang triển khai tại căn cứ quân sự Rukla”.

Trong tình hình này, những yêu sách của Nga vốn làm suy yếu an ninh của các quốc gia chúng ta rõ ràng là không thể thực thi. Tôi nghĩ chúng ta cần phải bác bỏ những yêu sách đó”, ông Arvydas Anusauskas nhấn mạnh.

Đức hiện đang đồn trú khoảng 550 binh lính tại căn cứ quân sự Rukla của Litva. Đức cũng là quốc gia lãnh đạo tiểu đoàn quân đội đa quốc gia tại Litva.

Những đơn vi binh lính phương Tây tương tự cũng đã được điều động tới hai nước láng giềng của Litva là Estonia và Latvia, cũng như ở Ba Lan vào năm 2017. Động thái này được phương Tây triển khai ba năm sau khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea và giúp các phần tử ly khai kiểm soát nhiều phần ở Đông Ukraine.

Nga hiện đang triển khai khoảng 100.000 binh lính gần Ukraine. Hôm thứ Sáu (17/12), Điện Kremlin đã tiến thêm bước nữa khi công bố các yêu sách nhằm ngăn chặn vai trò của Mỹ và NATO tại Trung Âu và Đông Âu. Moscow cũng kêu gọi Washingon tổ chức khẩn cấp các cuộc đàm phán song phương.

Yêu sách mà Nga công bố hôm 17/12 đặc biệt thúc giục khối NATO do Mỹ lãnh đạo không được kết nạp các thành viên mới là các quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ hoặc thiết lập các căn cứ quân sự trong lãnh thổ của các nước này.

Mỹ và phương Tây trước đó đã đe dọa sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt lên Nga nếu nước này điều động quân đội vào Ukraine.

Trong cuộc đối thoại qua video với Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ quan ngại về việc Nga triển khai đông đảo binh lính gần Ukraine và cảnh báo ông Putin rằng Nga sẽ phải đối mặt với “những hậu quả nghiêm trọng” nếu họ tấn công nước láng giềng phía Tây.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Sáu (17/12) nhấn mạnh rằng mọi cuộc đàm phán an ninh với Nga sẽ cần phải tính đến những lo ngại của NATO và phải liên quan đến Ukraine và các đối tác khác.

Nhà Trắng cũng đã nói Mỹ đang thảo luận các đề xuất của Nga với các đồng minh và đối tác, nhưng lưu ý rằng tất cả các nước có quyền tự quyết định tương lai của họ mà không chịu sự can thiệp từ bên ngoài.

Đức Thiện (Theo AFP)

Xem thêm: