Ngày 10/12, đoàn thể Pháp Luân Công tại Đài Loan và các nhà lập pháp từ đảng cầm quyền và đảng đối lập đã cùng tổ chức họp báo: “Ngày Nhân quyền Quốc tế, chính nghĩa không im lặng!”. Cuộc họp báo kêu gọi chấm dứt việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp Pháp Luân Công kéo dài trong hơn 22 năm qua, và trừng phạt nghiêm khắc thủ phạm là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.

id13429037 211210000526100613 600x400 1
Thành viên tham dự cuộc họp báo, từ trái sang gồm các luật gia: người phát ngôn của Pháp Luân Công Đài Loan, luật sư nhân quyền Zhu Wan-qi; các nhà lập pháp: Chen Jiau-hua, Hsu Chih-chieh, Lai Hui-Yuan, Chang Liao Wan-chien; Giáo sư Flora Chang của Văn phòng Thông tấn Đại học Quốc gia Đài Loan và Phó Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan (Nguồn: Xu Jidong / Epoch Times).

Giáo sư Flora Chang: “Lập quốc trên nền tảng nhân quyền” của Đài Loan sẽ phải lên tiếng cho Pháp Luân Công

“Đài Loan lập quốc dựa trên nhân quyền”. Đây là một chính sách lâu nay của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Nhà lập pháp Flora Chang của Văn phòng Thông tấn Đại học Quốc gia Đài Loan chỉ ra, kể từ khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, Cơ quan Lập pháp tối cao Đài Loan và các Viện Lập pháp liên quan cùng các Hội đồng huyện/thị tại Đài Loan đã nhiều lần thông qua các đề xuất nhân quyền, bao gồm yêu cầu trả tự do cho người tu Pháp Luân Công, nghiêm khắc lên án ĐCSTQ mổ cướp sống nội tạng, cấm vận những kẻ bức hại nhân quyền đến Đài Loan…

Giáo sư Flora Chang nói rằng Đài Loan chưa bao giờ ở phía sau trong xu thế ủng hộ của toàn cầu đối với cuộc đấu tranh cho nhân quyền của người tu Pháp Luân Công, có thể được coi là một hình mẫu trong xã hội người Hoa ủng hộ người dân Trung Quốc đấu tranh cho nhân quyền.

“Trong vô số cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ, nạn nhân bao gồm nhiều nhóm, nhưng người tập Pháp Luân là nạn nhân chính. Nhiều cuộc điều tra đã phát hiện, quan chức ĐCSTQ tham gia vào tội ác mổ cướp nội tạng vì nguồn lợi nhuận khổng lồ. Các chuyên gia nhân quyền và học giả trong cộng đồng quốc tế thậm chí còn gây sốc khi chỉ ra, mổ cướp nội tạng sống là tội ác chưa từng tồn tại trên hành tinh này,” Giáo sư Flora Chang chỉ ra.

Luật sư Zhu Wan-qi: Thúc đẩy thông qua “Luật Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền” và “Lập pháp Hình sự về Mổ cướp nội tạng sống”

Luật sư Zhu Wan-qi đại diện cho Pháp Luân Công đã báo cáo “Tình hình mới nhất về cuộc đàn áp tàn khốc đối với các nhóm Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục”. Qua đó, bà nêu rõ các xu hướng lập pháp hiện nay về nhân quyền quốc tế và cho biết nhiều nước ở khắp thế giới đã thông qua “Luật Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền”. Mục đích nhằm cấm những người vi phạm Nhân quyền nhập cảnh vào nước họ và đóng băng tài sản của đối tượng vi phạm.

Hiện nay “Luật Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền” tại Đài Loan đã được đọc lần đầu tiên tại Viện Lập pháp. Bà Zhu kêu gọi các nhà lập pháp của đảng cầm quyền và đảng đối lập ủng hộ việc thông qua luật này, tạo cơ sở ngăn chặn nhập cảnh và đóng băng tài sản của quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền.

Bà Zhu Wan-qi nói thêm, ngoài ra, để đối phó với hành động chống tội ác mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ, vào tháng 9, Hội nghị thượng đỉnh thế giới chống mổ cướp nội tạng sống đã được tổ chức với tổng cộng 32 chuyên gia nhân quyền và học giả từ 19 nước tham dự. Hội nghị đã ra “Tuyên ngôn thế giới về chống mổ cướp nội tạng sống”, theo đó phần quan trọng nhất là thúc đẩy luật hình sự về mổ cướp nội tạng sống ở các nước khác nhau.

Bà Zhu nói rằng Đài Loan là tiền tuyến của các cộng đồng người Hoa trong việc chống lại ĐCSTQ, nên tất yếu phải thực hiện luật hình sự chống lại sự tàn bạo đối với con người này.

id13429084 211210000513100613
Hình ảnh luật sư nhân quyền Zhu Wan-qi của Pháp Luân Công Đài Loan (Nguồn: Xu Jidong /Epoch Times).

Ngày Quốc tế Nhân quyền: Hơn 3,9 triệu người trên toàn thế giới tố cáo ông Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công

Luật sư Zhu Wan-qi đã công bố tại cuộc họp báo số liệu thống kê mới nhất về “Hoạt động ký tên chung toàn cầu ủng hộ người dân Trung Quốc tố cáo cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân”, theo đó tính đến ngày 10/12/2021, đã có hơn 3,9 triệu người từ 37 nước tham gia ký tên.

Thống kê cho thấy, tham gia cáo buộc tội ác của ông Giang Trạch Dân nhiều nhất là người dân Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc: 1.323.139 người ở Đài Loan, 96.692 người ở Nhật Bản, và 67.531 người ở Hàn Quốc. Đối với châu Âu có tổng cộng có 29 nước tham gia, trong đó số lượng người tố cáo lớn nhất là các nước: Ukraine, Hà Lan, Israel, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc và Nga; Úc có hơn 200.000 người tham gia tố cáo.

Bà Zhu Wan-qi nhấn mạnh rằng “việc chống lại tội ác của ĐCSTQ đã trở thành xu hướng lớn của cộng đồng quốc tế, sự tan rã của ĐCSTQ là một sự tất yếu lịch sử”.

Các nhà lập pháp Đài Loan yêu cầu ĐCSTQ ngừng bức hại Pháp Luân Công

Nhà lập pháp Hsu Chih-chieh của Đảng Dân tiến (DPP) nói rằng ngày 10/12 là Ngày Nhân quyền Quốc tế, khích lệ cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến các vấn đề nhân quyền. Trước cuộc đàn áp trong một thời gian dài với chủ mưu ban đầu là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, hiển nhiên điều người tu Pháp Luân Công hy vọng chính là giải cứu những người Pháp Luân Công vẫn còn đang bị bức hại. Ngày 9 và 10/12, Tổng thống Mỹ Biden đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh vì Dân chủ, ông Biden nói rằng Chính phủ Mỹ hiện đang mời 110 nước tham gia, và hy vọng rằng Liên minh Dân chủ sẽ cùng đoàn kết trước chế độ độc tài của ĐCSTQ để bảo đảm cải thiện các vấn đề nhân quyền trên khắp thế giới.

id13429087 211210000510100613
Hình ảnh nhà lập pháp Hsu Chih-chieh (Nguồn: Xu Jidong / Epoch Times).

Nhà lập pháp Chen Jiau-hua của Đảng Quyền lực Mới (New Power Party) nói rằng người tập Pháp Luân Công tại Đại Lục đã bị ĐCSTQ đàn áp trong một thời gian dài, và thậm chí bị mổ cướp nội tạng sống. Trước những chỉ trích và cáo buộc vi phạm nhân quyền, ĐCSTQ vẫn cố gắng bịt miệng mọi người. “Chúng tôi thực sự buồn, bởi vì nhân quyền giống như không khí và nước, một khi không có nhân quyền thì loài người bị mất phẩm giá… Toàn thế giới ủng hộ Pháp Luân Công đấu tranh cho nhân quyền nên chắc chắn Đảng Quyền lực Mới sẽ ủng hộ nhằm bảo vệ các quyền con người cơ bản”.

id13429287 211210000538100613
Hình ảnh nhà lập pháp Chen Jiau-hua (Nguồn: Xu Jidong / Epoch Times).

Nhà lập pháp Lai Hui-Yuan của DPP chia sẻ, thật đáng tiếc khi Nicaragua cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan cùng thời điểm với cuộc họp báo hôm nay. Thực tế, ĐCSTQ không thèm đếm xỉa đến nhân quyền của Đài Loan. Cộng đồng quốc tế đã thường xuyên có hành động đối với hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ: Mỹ, Canada và nhiều nước khác đã tuyên bố tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. “Đài Loan đóng một vai trò rất quan trọng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và là một mảnh ghép không thể thiếu của tự do, dân chủ, nhân quyền trên thế giới, chúng ta nên cùng nhau đứng lên bảo vệ nhân quyền”.

id13429088 211210000529100613
Hình ảnh nhà lập pháp Lai Hui-Yuan (Nguồn: Xu Jidong / Epoch Times).

Một nhà lập pháp khác của DPP là Chang Liao Wan-chien cũng cho biết, hầu như hàng năm ông đều lên tiếng ủng hộ các hoạt động của Pháp Luân Công chống bức hại. Ông ngưỡng mộ sự kiên trì đi nói rõ sự thật bằng nhiều cách khác nhau suốt 22 năm qua của người tập Pháp Luân Công. Ông nhấn mạnh rằng Đài Loan lập quốc trên nền tảng nhân quyền, đó là giá trị phổ quát nên cuối cùng sẽ chiến thắng. “Chúng tôi đoàn kết với những người bị ĐCSTQ bức hại, và chúng tôi cũng lên án cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ, điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, chứng tỏ Đài Loan khác với ĐCSTQ trong tư cách là một nước xem trọng tự do, dân chủ và nhân quyền”.

id13429089 211210000535100613
Hình ảnh nhà lập pháp Chang Liao Wan-chien (Nguồn: Xu Jidong / Epoch Times).

Nhà lập pháp Hung Meng-kai của Quốc dân đảng cũng tuyên bố rằng nhân quyền là giá trị phổ quát và là nguyên tắc tín ngưỡng cao nhất trong xã hội Đài Loan. Nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế, hãy cùng kêu gọi toàn thế giới quan tâm đến thảo luận về nhân quyền và lên tiếng cho các hoạt động vì nhân quyền. Ông chỉ ra rằng những cuộc đàn áp nhân quyền trong quá khứ kiểu này đến nay vẫn còn, nhưng hy vọng tương lai những điều như vậy sẽ không tái diễn.

id13004743 501508 600x400 1
Nhà lập pháp Hung Meng-kai (Nguồn: Chen Baizhou).

Theo Lý Linh, Epoch Times

Xem thêm: