Mỹ tuyên bố tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh (Olympic Bắc Kinh) trước thềm “Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ” đầu tiên. Ngay sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price kêu gọi các đồng minh làm theo Mỹ, “chiến lang” Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liền tức giận đe dọa “Mỹ sẽ phải trả giá cho hành động này“. 

50908639561 4c4c5cfe10 k
Phát ngôn viên Ned Price (Nguồn: Przysucha/ Bộ Ngoại giao Mỹ)

Ngày 7/12, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố, phía Trung Quốc mạnh mẽ phản đối việc Mỹ tuyên bố không cử quan chức tham dự Olympic Bắc Kinh, cho biết đã nói chuyện nghiêm túc với Mỹ và kiên quyết đáp trả chống lại. Khi được truyền thông nước ngoài hỏi về biện pháp đáp trả nào, ông Triệu nói một cách mơ hồ, “Mỹ sẽ phải trả giá cho những hành động sai lầm của mình”. Hôm 6/12, ông Triệu Lập Kiên từng ám chỉ rằng đối thoại và hợp tác Mỹ-Trung trong các lĩnh vực quan trọng có thể bị ảnh hưởng.

Theo Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI), gần đây sau khi có thông tin Tổng thống Joe Biden cân nhắc tẩy chay ngoại giao đối với Olympic Bắc Kinh, để tránh khó xử, Bắc Kinh đã tuyên bố không mời ông Biden. Ngày 3/12, Ủy ban Olympic Bắc Kinh cho biết, khách quốc tế là do Ủy ban Olympic các nước tự mời, đồng thời nói rằng theo thông lệ, khách quốc tế không phải do Ủy ban Olympic Quốc tế và nước chủ nhà mời. 

Điều khiến ĐCSTQ đau đầu còn có có một loạt chế tài sắp tới. Hôm 3/12, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, để kỷ niệm Thượng đỉnh Dân chủ, Mỹ sẽ thực thi chế tài đối với những người tham nhũng, xâm phạm nghiêm trọng nhân quyền và phá hoại nền dân chủ. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, vì tội ác diệt chủng của ĐCSTQ, tội ác chống lại loài người và các vi phạm nhân quyền khác ở Tân Cương, Mỹ sẽ không cử đại diện chính thức tham gia Olympic Bắc Kinh 2022, và “khi Mỹ lên tiếng, khi Mỹ hành động, cả thế giới đang lắng nghe”. Ông Ned Price cũng nói rằng việc có cử đại diện chính thức tham gia Olympic hay không là quyết định có chủ quyền của mỗi quốc gia.

Về vấn đề này, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cho biết, việc có cử quan chức chính phủ và quan chức ngoại giao tham dự hay không là một quyết định chính trị của chính phủ các nước. IOC giữ thái độ trung lập về chính trị và hoàn toàn tôn trọng quyết định của các nước. 

Trước đó, Litva (Lithuania) đã tuyên bố rằng họ sẽ tẩy chay ngoại giao đối với Olympic Bắc Kinh. New Zealand cũng tuyên bố sẽ không cử đại diện ngoại giao tới Bắc Kinh vào tháng 2 năm sau, chủ yếu vì dịch bệnh.

Chính phủ Úc và Nhật Bản đều thông báo sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề đại diện ngoại giao cho Olympic vào năm sau. Bộ Ngoại giao Canada tuyên bố rằng họ “quan ngại sâu sắc” về tình hình vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, đã biết về quyết định của Mỹ và sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này với các đối tác và đồng minh.

Ngoài ra, Chính phủ Mỹ cũng đã đảm bảo rằng các doanh nghiệp liên quan đến Olympic sẽ đưa ra các quyết định liên quan sau khi họ “hiểu đầy đủ” về vấn đề diệt chủng ở Tân Cương.

Sau khi Nhà Trắng tuyên bố tẩy chay ngoại giao đối với Olympic Bắc Kinh, việc này đã nhận được sự ủng hộ của các nghị sĩ của cả 2 đảng. Các nghị sĩ nói rằng Mỹ đang gửi một tín hiệu đến thế giới rằng họ không thể đứng yên trước những hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ.

Sau khi “Thỏa thuận đình chiến Olympic mùa đông Bắc Kinh” do Bắc Kinh và IOC cùng soạn thảo được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, 20 quốc gia trong đó có Mỹ, Canada, Anh, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản đã từ chối ký vào thỏa thuận này, nhằm gửi thông điệp không hài lòng về việc Bắc Kinh xâm phạm nhân quyền Tân Cương và Hồng Kông. Không loại trừ khả năng các quốc gia này sẽ theo Mỹ đưa ra biện pháp tẩy chay. 

Sydney Morning Herald cũng đưa tin, thỏa thuận này không được 20 quốc gia ủng hộ. Các thành viên của “Đối thoại An ninh 4 bên” gồm Mỹ, Ấn Độ, Úc, Nhật Bản từ chối ký. Thành viên của “Liên minh Ngũ nhãn”  ngoại trừ New Zealand ra, các nước Anh, Mỹ, Canada và Úc đều từ chối ký. Cường quốc Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ cũng quyết định không ký thỏa thuận này để bày tỏ không hài lòng trước việc Trung Quốc xâm phạm nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Chuyên gia: Tẩy chay Olympic khiến toàn cầu chú ý đến việc Bắc Kinh xâm phạm nhân quyền

Có chuyên gia cho rằng việc Mỹ tẩy chay ngoại giao Olympic sẽ khiến cho thế giới chú ý hơn nữa tới việc ĐCSTQ xâm phạm nhân quyền. 

Chuyên gia về luật Trung Quốc tại Đại học Hoàng đế London, bà Eva Pils nói với Washington Post rằng: “Ở Trung Quốc, xã hội dân sự hiện im lặng hơn, nhưng đồng thời, việc Trung Quốc (ĐCSTQ) chà đạp nhân quyền và xâm phạm nhân quyền một cách có hệ thống đã thu hút được sự chú ý hơn nữa trên toàn cầu.”

Cựu quan chức ngoại giao Úc tại Bắc Kinh, bà Natasha Kassam, nói với Washington Post rằng đối với ông Tập Cận Bình, Thế vận hội mùa đông là một dấu hiệu quan trọng cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc. Phản ứng của Bắc Kinh trước việc tẩy chay Olympic nêu bật sự nhạy cảm của nước này đối với tính hợp pháp của việc cầm quyền của ĐCSTQ. Một số nhà hoạt động nhân quyền cho rằng phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh thực sự quan tâm đến Olympic và hình ảnh của họ. 

Bài báo trên tờ Washington Post cho biết, Bắc Kinh lo lắng hơn về động thái này của Mỹ sẽ gây ra hiệu ứng thị phạm cho các nước dân chủ phương Tây. Nhiều quốc gia hiện đang xem xét làm theo Mỹ. Dự kiến cuộc họp giữa bộ trưởng các nước G7 sẽ tổ tại nước Anh vào cuối tuần này, chủ đề này cũng sẽ được thảo luận tại hội nghị.

Báo cáo chỉ ra rằng tẩy chay ngoại giao cho thấy, ĐCSTQ đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc đối xử tàn bạo với người Duy Ngô Nhĩ, đàn áp phong trào dân chủ của Hồng Kông và khiến người dân im lặng. Gần đây, những ảnh hưởng quốc tế do việc Bành Soái tố cáo cựu Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ xâm hại công tình dục cũng đã khiến Bắc Kinh gặp nhiều khó khăn hơn.

BBC dẫn phân tích của chuyên gia cho biết, Thế vận hội Mùa đông 2022 sẽ là màn trình diễn để ĐCSTQ vươn ra toàn cầu, nhưng sự tẩy chay ngoại giao của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Bắc Kinh trên thế giới ở một mức độ nhất định.

Trí Đạt (t/h)

Xem thêm: