Các bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy kể từ khi quân đội Mỹ rút khỏi Căn cứ Không quân Bagram ở Afghanistan vào tháng 7, căn cứ này đã chìm trong bóng tối. Gần đây, nó đột nhiên được chiếu sáng vài giờ, đã có nhiều báo cáo về sự xuất hiện của máy bay quân sự tại Căn cứ Không quân Bagram.

p3016451a261070734
Căn cứ Không quân Bagram, vào thời kỳ Mỹ đóng quân tại Afghanistan. (Nguồn ảnh: SSGT Ricky A. Bloom / USAF)

Theo báo cáo của Daily Mail vào ngày 3/10, các hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy đèn pha của căn cứ không quân đang chiếu sáng ở phía xa. Có báo cáo nói rằng gần đây, trong vài tiếng đồng hồ có vài máy bay quân sự cất cánh và hạ cánh tại căn cứ này.

Một số nguồn tin chỉ ra rằng đây là máy bay quân sự của Trung Quốc, vì ngoại giới tin rằng Taliban không có đủ năng lực chuyên môn cần thiết để cung cấp hoặc duy trì năng lượng cho căn cứ và điều khiển một số máy bay quân sự.

Căn cứ không quân sáng dèn
Căn cứ Không quân Bagram sáng đèn (Ảnh: Twitter)

Ông Tajuden Soroush, một phóng viên cấp cao của đài truyền hình Iran International, có trụ sở tại London, Vương quốc Anh, cho biết trên Twitter của mình vào tối ngày 2/10: “Tối nay (ngày 2/10), hai tháng đã trôi qua kể từ khi quân đội Mỹ rút quân, ánh đèn tại căn cứ không quân Bagram lần đầu tiên được bật lên. Một số người dân địa phương cho rằng người Trung Quốc vào ở đó, nhưng cho đến nay, không có nguồn tin đáng tin cậy nào để xác nhận rằng quân đội Trung Quốc đã đóng quân.”

Ngày 3/10, ông Natiq Malikzada, một nhà báo tự do có bằng thạc sĩ quan hệ quốc tế, trả lời rằng: “Có thể tin tức là thật. Người Trung Quốc đã đến Bagram. Đêm qua, nhiều máy bay đã cất cánh và hạ cánh từ đó….”

Ngày 3/10, Taliban đã bác bỏ thông tin nói rằng Căn cứ Không quân Bagram đã bị quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chiếm đóng, nhưng họ không đề cập đến việc ai có thể chiếu sáng đèn căn cứ, cũng như không đề cập đến nguồn gốc của những chiếc máy bay đã hạ cánh tại sân bay.

Trước đó, bà Tôn Vân (Sun Yun), Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson, cho rằng sau khi Mỹ rút quân, Trung Quốc có thể rất quan tâm đến việc chiếm đóng căn cứ không quân.

Quân đội Mỹ ở Afghanistan đã từ bỏ căn cứ chính của họ tại sân bay Bagram vào một đêm tháng 7. Họ đã tắt đèn và bỏ đi mà không báo cho lực lượng Chính phủ Afghanistan được cho là sẽ tiếp quản.

Sân bay quân sự cách thủ đô Kabul khoảng 1 giờ lái xe, ban đầu được Liên Xô thành lập trong thời gian họ chiếm đóng Afghanistan, sau đó bị quân đội Mỹ chiếm giữ và sử dụng làm một trong những căn cứ hoạt động chính trong 20 năm.

Theo USNews & World Report, Trung Quốc vẫn đang cân nhắc cử quân nhân và quan chức phát triển kinh tế đến Căn cứ Không quân Bagram, và đã tiến hành “nghiên cứu tính khả thi” về hiệu quả của kế hoạch này, coi đó như một phần của sáng kiến “Vành đai và Con đường” của họ.

Việc chiếm đóng Căn cứ Không quân Bagram sẽ giúp tăng cường quan hệ với Taliban và khiến Mỹ thêm lúng túng.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ thông tin trên. Ông Vương Văn Bân nói với các phóng viên vào tháng trước: “Điều tôi có thể nói với các bạn là đây hoàn toàn là tin giả.”

Tuy nhiên, bà Tôn Vân bày tỏ nghi ngờ về sự phủ nhận của Trung Quốc và nói rằng quân đội ĐCSTQ sẽ rất quan tâm đến việc chiếm đóng căn cứ. Bà nói: “Với kinh nghiệm trong quá khứ của họ, người Trung Quốc phải thực sự muốn lấy được bất cứ thứ gì mà Mỹ đã để lại ở căn cứ.”

Các chiến binh Taliban đã chiếm sân bay sau khi Mỹ rút quân, nhưng ngoại giới tin rằng Taliban không có thiết bị hoặc chuyên môn để khôi phục nguồn điện cần thiết của toàn bộ căn cứ, chưa nói đến tiến hành các hoạt động bay trong và ngoài sân bay.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Thống đốc tiểu bang Nam Carolina, bà Nikki Haley, dường như đã dự đoán được tình huống này sau khi Mỹ rời đi.

Trả lời phỏng vấn Fox News, bà Nikki Haley nói: “Chúng ta cần chú ý đến Trung Quốc, vì tôi nghĩ bạn sẽ thấy Trung Quốc có hành động đối với Căn cứ Không quân Bagram.” Bà đưa ra lý do để kết nối lại các đồng minh thất vọng vì sự rút lui đột ngột không hợp lý của phía Mỹ.

Bà còn nói: “Tôi nghĩ rằng họ (ĐCSTQ) cũng đã bắt đầu có hành động ở Afghanistan, cố gắng lợi dụng Pakistan để trở nên mạnh hơn để chống lại Ấn Độ. Vì vậy, chúng ta có rất nhiều vấn đề. Điều lớn nhất mà ông ấy (Biden) nên làm là tăng cường sức mạnh của các đồng minh của chúng ta, củng cố các mối quan hệ đồng minh này, hiện đại hóa quân đội của chúng ta và đảm bảo rằng chúng ta chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tội phạm mạng và tội phạm khủng bố đang hướng đến chúng ta.”

Trong khi các nước phương Tây sơ tán đại sứ quán của họ, thì phái đoàn Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động tại Afghanistan. Nhân viên an ninh của họ được thay thế từ lực lượng an ninh của Chính phủ Afghanistan thành các tay súng Taliban.

Taliban đã bắt đầu kế hoạch thảo luận hợp tác với Bắc Kinh.

Một phát ngôn viên của Taliban nói với một tờ báo Ý rằng nhà cầm quyền mới của Afghanistan sẽ chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ Trung Quốc, vì nước này muốn tránh một cuộc khủng hoảng nhân đạo sắp xảy ra và bắt đầu tái thiết.

Người phát ngôn của Taliban Zabihullah Mujahid cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất của chúng tôi. Đó là cơ hội cơ bản và phi thường đối với chúng tôi, bởi vì họ sẵn sàng đầu tư và xây dựng lại đất nước của chúng tôi.”

Ông Zabihullah Mujahid cũng ca ngợi “Con đường tơ lụa mới”, đây là một phần mà ĐCSTQ dùng để mở các tuyến đường thương mại của sáng kiến ​​”Vành đai và Con đường”, ông còn nói rằng đầu tư của Bắc Kinh có thể giúp mở lại các mỏ đồng.

Theo một báo cáo, việc triển khai quân đội của Bắc Kinh có thể không diễn ra trong vòng hai năm, và họ sẽ không tiếp quản căn cứ, mà sẽ cử người theo lời mời của Taliban.

Bà Tôn Vân nói rằng Bắc Kinh có khả năng sẽ sử dụng sự giúp đỡ của Pakistan để hiện thực hóa những dã tâm mới nhất của họ đối với Bagram, “Tôi tin chắc rằng họ muốn giảm thiểu người trung gian. Nếu Taliban yêu cầu Trung Quốc cung cấp viện trợ, tôi cho rằng Trung Quốc sẽ có xu hướng cung cấp nhân lực. Điều có khả năng nhất là họ sẽ định nghĩa đó là hỗ trợ kỹ thuật hoặc hỗ trợ hậu cần.”

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: