Bộ trưởng Bộ Điện lực và Năng lượng Sri Lanka cho biết quốc đảo này sẽ hạn chế nhập khẩu nhiên liệu trong 12 tháng tới do tình trạng thâm hụt ngoại hối trầm trọng và chính phủ mới đang tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.

Sri Lanka vỡ nợ thiếu nhiên liệu và thực phẩm Sri Lanka vỡ nợ 2170801541
Người dân Sri Lanka xếp hàng dài trong nhiều ngày liền chỉ để mua được nhiên liệu. (Ảnh: Sebastian Castelier/Shutterstock)

Đất nước 22 triệu dân này đã phải vật lộn với tình trạng thiếu các nhu yếu phẩm, bao gồm nhiên liệu và thuốc men trong nhiều tháng, sau khi dự trữ ngoại hối cạn kiệt vì quản lý kinh tế yếu kém và tác động của đại dịch COVID-19 (Viêm phổi Vũ Hán).

“Do các vấn đề ngoại hối, nhập khẩu nhiên liệu phải bị hạn chế trong 12 tháng tới”, Bộ trưởng Bộ Điện lực và Năng lượng Sri Lanka, Kanchana Wijesekera cho biết trong một tweet, giải thích lý do đằng sau hệ thống phân phối nhiên liệu sẽ được thực hiện trong tuần này.

Hệ thống phân phối là một trong những bước đầu tiên mà tân Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe sẽ thực hiện để giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng ngay sau nhậm chức vào tuần trước.

Lanka IOC, nhà bán lẻ nhiên liệu lớn thứ hai của đất nước, sẽ nhập khẩu hai lô hàng nhiên liệu khoảng 30.000 tấn mỗi chuyến vào tháng 8, giám đốc điều hành Manoj Gupta cho biết.

“Chúng tôi đang làm việc tập thể với chính phủ để giảm bớt nỗi đau và ưu tiên của chúng tôi là cung cấp cho các ngành công nghiệp”, Gupta nói với Reuters.

Sri Lanka cũng đã mở cửa trở lại các trường học vào thứ Hai sau khi tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng và bất ổn chính trị khiến họ đóng cửa trong gần một tháng.

Người tiền nhiệm của ông, Gotabaya Rajapaksa, đã chạy trốn khỏi đất nước và sau đó từ chức vào đầu tháng 7 sau các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối việc ông quản lý nền kinh tế yếu kém.

Tuy nhiên, các nhân viên khu vực công đã được yêu cầu tiếp tục làm việc tại nhà thêm một tháng nữa, chính phủ cho biết trong một thông tư được ban hành vào Chủ nhật.

Sri Lanka đang đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế về gói cứu trợ trị giá lên tới 3 tỷ USD, đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đồng minh, bao gồm cả nước láng giềng Ấn Độ và Trung Quốc.

Tỷ lệ lạm phát của Sri Lanka đã tăng vọt khoảng 50%, thậm chí giá lương thực cũng tăng 80% so với một năm trước, đồng rupee mất giá mạnh.

Gần đây, Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) đã cảnh báo rằng nguy cơ vỡ nợ có chủ quyền ở các thị trường biên giới ở châu Á đang gia tăng do nguy cơ lạm phát tăng nhanh và chi phí đi vay tăng. Giờ đây, Lào và Mông Cổ có thể sẽ tiếp bước Sri Lanka trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2026, và Myanmar là một quốc gia tiềm ẩn nhiều rủi ro.