Trong chuyến thăm Nga của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình vào tháng 3 năm nay, Bắc Kinh và Moscow đã ký thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân dài hạn, thu hút chú ý từ châu Âu và Mỹ.

GettyImages 1248996591
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nâng ly chúc mừng trong tiệc chiêu đãi sau cuộc hội đàm tại Điện Kremlin ở Moscow vào ngày 21/3/2023. (Nguồn ảnh: PAVEL BYRKIN/SPUTNIK/AFP Qua Getty Images)

Xây dựng mới lò phản ứng neutron nhanh

Hồi tháng trước, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã thăm Nga và ký tuyên bố chung Trung-Nga với ông Putin. Vào ngày 22/3, trang web Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã công bố tuyên bố chung Về việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện trong kỷ nguyên mới giữa chính quyền Bắc Kinh và Liên bang Nga.

Về phần năng lượng, tuyên bố chung nêu rõ: “Hai bên sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác năng lượng chặt chẽ hơn, hỗ trợ các công ty của hai bên thúc đẩy các dự án hợp tác năng lượng như dầu khí, than, điện và năng lượng hạt nhân, đồng thời thúc đẩy thực hiện các sáng kiến ​​giúp giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm Sử dụng năng lượng phát thải thấp và năng lượng tái tạo”.

Dựa trên các thông tin của Hãng Thông tấn Vệ tinh Nga (Sputnik), Mạng Năng lượng và Tin tức Hạt nhân Thế giới (World Nuclear News) của Trung Quốc đưa tin vào tháng 3, trong chuyến thăm Nga của ông Tập Cận Bình từ ngày 20 – 22/3, Tổng Giám đốc Alexey Likhachev của Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nhà nước Nga (Rosatom) và Chủ nhiệm Trương Khắc Kiệm (Zhang Kejian) của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc gia ĐCSTQ đã ký một thỏa thuận hợp tác. Thỏa thuận bao gồm việc mở rộng hợp tác năng lượng hạt nhân hiện có, xây dựng dự án mới trong lĩnh vực lò phản ứng neutron nhanh, sản xuất nhiên liệu uranium và plutonium, và tái xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Về vấn đề này, thông cáo báo chí của Rosatom cho biết Moscow và Bắc Kinh sẽ xây dựng lộ trình hợp tác trong 10 năm tới (hạn 2024) về lĩnh vực lò phản ứng neutron nhanh và chu trình khép kín về nhiên liệu hạt nhân.

Các cơ quan truyền thông phương Tây như New York Times, AxiosThe Times… đưa tin rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới ở khu vực ven biển của Trung Quốc Đại Lục, còn vật liệu cần thiết cho lò phản ứng hạt nhân sẽ lấy từ Nga, trong công bố trước cộng đồng quốc tế cho biết là dành cho mục đích dân dụng. Được biết, trong vài tháng qua, Moscow đã chuyển cho Trung Quốc 25 tấn uranium có độ làm giàu cao.

Lò phản ứng neutron nhanh của Trung Quốc cách Đài Loan 217 km không chỉ mang nghĩa là sự hợp tác giữa hai bên có lợi cho dự án hiện đại hóa hạt nhân mà còn cho thấy ý định mở rộng vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ.

Trợ lý John F. Plumb của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về chính sách không gian gần đây đã nói với Quốc hội Mỹ rằng lò phản ứng neutron nhanh có thể sản xuất plutonium, thành phần hàng đầu trong bom nguyên tử. Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính dự án của Nga và Trung Quốc có thể đe dọa ưu thế vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Mỹ lo ngại về quy mô kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc

Kể từ khi Trung Quốc hoàn thành vụ thử hạt nhân đầu tiên ở Lop Nur vào tháng 10/1964 để chính thức gia nhập câu lạc bộ vũ khí hạt nhân, số lượng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc luôn chỉ giới hạn ở mức vài trăm. Theo phát hiện của Hiệp hội Nhà khoa học Mỹ (Federation of American Scientists), Trung Quốc hiện có khoảng 410 đầu đạn hạt nhân.

Đại hội 20 của ĐCSTQ vào năm 2022 đã công bố “nhu cầu xây dựng lực lượng răn đe chiến lược mạnh mẽ”. Khi căng thẳng với Washington gia tăng, chính quyền Bắc Kinh càng quyết tâm xây dựng một lực lượng răn đe hạt nhân mạnh mẽ để chống lại xu thế “ngăn chặn toàn diện” của phương Tây do Mỹ dẫn đầu. Gần đây, 3 khu hầm chứa tên lửa khổng lồ đã được xây dựng ở tây bắc Trung Quốc, có thể chứa và phóng 350 Tên lửa liên lục địa (ICBM) được trang bị nhiều đầu đạn.

Vào tháng 11/2022, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa ra một báo cáo nêu rõ, nếu cứ theo tốc độ phát triển hiện tại thì Trung Quốc sẽ có 1000 đầu đạn hạt nhân trước năm 2030 và số lượng đầu đạn hạt nhân sẽ tăng lên 1500 vào năm 2035. Ngoài ra, để tiếp tục nâng cao khả năng vũ khí hạt nhân cả trên biển, hải quân Trung Quốc đang phát triển một thế hệ tàu ngầm phóng bom hạt nhân mới.

Phóng viên Dave Lawler về tin tức thế giới của tờ Axios Mỹ lập luận rằng, cho đến nay Mỹ vẫn tập trung vào việc duy trì sự ngang bằng hạt nhân, ít nhất là với Nga. Mỹ hiện đang lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang tay không thể tránh giữa 3 bên trong việc Trung Quốc hợp tác với Nga về chương trình vũ khí hạt nhân. Trong cuộc đua này, cả 3 bên đều cho rằng họ cần tiếp tục chế tạo thêm nhiều đầu đạn hạt nhân để luôn dẫn đầu, khiến xu thế kinh khủng này không ngừng leo thang.