Gần đây, cảnh sát Canberra (thủ đô của Úc) đã lập hồ sơ 2 người đàn ông gốc Hoa bị tình nghi đánh đập một nữ học viên Pháp Luân Công và vẽ bậy lên chiếc xe riêng có gắn khẩu hiệu kêu gọi “Đả đảo ác ma Trung Cộng” của cô ấy. Luật sư Sophie York cho rằng hành động của 2 người này vi phạm luật hình sự.

id13843617 310085473 3231879620417874 1186735524655897172 n 600x400 1
Hai người đàn ông gốc Hoa bị tình nghi đánh một nữ học viên Pháp Luân Công và vẽ bậy lên chiếc xe riêng có gắn khẩu hiệu kêu gọi “Đả đảo ác ma Trung Cộng” của cô. (Ảnh do đương sự cung cấp)

Vụ việc xảy ra lúc 16h10 ngày 4/10 tại Bãi đậu xe Acton Park, cạnh Công viên Commonwealth trên bờ hồ Burley Griffin ở thủ đô Canberra của Úc.

Nạn nhân của vụ việc, nữ học viên Pháp Luân Công Nancy Dong đã ghi hình lại sự việc bằng điện thoại di động của mình.

Đoạn video do Epoch Times thu được cho thấy 2 người đàn ông gốc Hoa mặc áo đen dùng bình sơn xịt vào hai bên xe của cô Nancy, và phun đen lên các biểu ngữ “Trung Cộng ≠ Trung Quốc”, “CCP ≠ CHINA” và “END THE EVIL CCP” trên nóc xe.

id13843611 zhonggguo 600x450 1
Những tấm bảng trên nóc xe của Nancy Dong ghi khẩu hiệu “Đả đảo ác ma Trung Cộng” đã bị phun đen. (Ảnh do đương sự cung cấp)
id13843609 07e3336b3859b1b11c5fcfd07149e50a 600x277 1
Người đàn ông gốc Hoa đang phun đen lên tấm bảng trên nóc xe của cô Nancy ghi khẩu hiệu “Đả đảo ác ma Trung Cộng”. (Ảnh do đương sự cung cấp)
id13843610 4ff3d70c6029e15ca7cce6911adde2a3 600x277 1
Người đàn ông gốc Hoa đang phun đen lên tấm bảng trên nóc xe của cô Nancy ghi khẩu hiệu “Đả đảo ác ma Trung Cộng”. (Ảnh do đương sự cung cấp)

Tại Úc, những chiếc xe mang biểu ngữ “End CCP” (Đả đảo ác ma Trung Cộng) đã nhiều lần đi qua các thành phố lớn, và cả những vùng xa xôi hẻo lánh trên khắp nước Úc.

Hành động này được các học viên Pháp Luân Công gọi là “Chuyến đi nói lên sự thật bằng ô tô”, để hưởng ứng sáng kiến ​​toàn cầu về “End CCP” (Đả đảo ác ma Trung Cộng) được phát động vào tháng 6/2020 bởi “Trung tâm Dịch vụ thoái ĐCSTQ toàn cầu”, một tổ chức phi lợi nhuận tổ chức đã đăng ký tại Hoa Kỳ.

Báo The Washington Times đã đăng bản nghị quyết, trong đó có liệt kê hơn 30 tội ác của ĐCSTQ từ khi thành lập vào năm 1921 đến nay, như Phong trào “Cải cách Ruộng đất trong những năm 1940, chiến dịch Đại Nhảy Vọt”, cuộc “Cách mạng Văn hóa“, vụ Thảm sát Thiên An Môn năm 1989“, và cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương…

Kể từ khi cướp chính quyền ở Trung Quốc Đại Lục, ĐCSTQ đã yêu cầu giới tinh hoa gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong, Đoàn Thanh niên Cộng sản và ĐCSTQ. Những người tuân theo có thể đạt được một địa vị xã hội nhất định. Do đó, đại đa số người Trung Quốc đều tham gia 3 tổ chức này.

Ngày 3/8, với tư cách là một luật sư đã hành nghề ở Trung Quốc nhiều năm, Luật sư nhân quyền Ngô Thiệu Bình hiện đang sống ở Hoa Kỳ, đã nói với phóng viên của Epoch Times rằng: “ĐCSTQ là một thế lực tà ác, một thế lực của quỷ Satan,” và là “ung nhọt của xã hội.”

Ngày 2/8, bà Dịch Dung, chủ tịch của Trung tâm Dịch vụ thoái ĐCSTQ Toàn cầu, nói với Epoch Times: “Thoái ĐCSTQ, đối với cá nhân, là xóa bỏ lời thề độc. Những người Trung Quốc trước kia gia nhập đảng, đoàn, đội từng nắm tay, thề rằng họ sẽ cống hiến cuộc đời mình cho ĐCSTQ. Đây đều là những lời thề độc, tương đương với việc giao mạng sống của mình cho tà ác. Thoái ĐCSTQ chính là tránh xa cái ác… Thoái xuất khỏi ĐCSTQ là một điều rất tốt cho người dân Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa.”

Screen Shot 2020 12 21 at 1.16.42 am 600x376 1
Ngày 20/12/2020, đoàn xe nói sự thật gồm 23 chiếc xe “Đả đảo ác ma Trung Cộng” đã tổ chức cuộc tuần hành nói lên sự thật đầu tiên tại thành phố Gold Coast, bang Queensland của Úc. (Ảnh: Lại Niệm Chân / Epoch Times)

Đại dịch virus Trung Cộng (COVID-19) đã giúp nhiều người trên khắp thế giới nhận ra bản chất của ĐCSTQ. Trung tâm Dịch vụ thoái ĐCSTQ Toàn cầu đã kêu gọi người Hoa tham gia hành động “End CCP” (Kết thúc Trung Cộng) trên trang web EndCCP.com.

Gần đây, Cơ quan Lập pháp Bang New York tại Hoa Kỳ đã ban hành lệnh khen thưởng cho trung tâm thoái ĐCSTQ này dựa trên tinh thần nỗ lực, cùng những cống hiến lâu dài và thành công toàn diện mà tổ chức này mang lại.

Vụ đánh đập cô Nancy Dong là vụ đầu tiên hành hung người tham gia Chiến dịch “End CCP” ở Úc. Trong lời khai, cô Nancy đã mô tả quá trình trước và sau khi bị đánh.

Cô kể: “Trong lúc cãi nhau với hai tên côn đồ, một người bất ngờ giật điện thoại của tôi từ phía sau rồi bỏ chạy. Theo bản năng, tôi túm lấy cô gái trẻ đang đứng rất gần tôi (cùng một nhóm với 2 người đàn ông kia).”

“Tên côn đồ cướp điện thoại bảo tôi để cô gái kia đi, nhưng tôi không chịu, hắn bèn ném điện thoại của tôi xuống đất.”

“Lúc tôi buông cô gái kia ra, một tên côn đồ bất ngờ tiến tới, dùng cùi chỏ kẹp chặt cổ tôi và nhấc bổng tôi lên, ném tôi xuống đất rất mạnh, và đè lên người tôi mà đấm.”

Hình ảnh cô Nancy cung cấp cho Epoch Times cho thấy nạn nhân bị thương ở cánh tay và khuỷu tay với nhiều vết bầm tím. Cô Nancy cho biết bị đau nhức khắp người, đi lại khó khăn. Kết quả chẩn đoán của bác sĩ là đa chấn thương tứ chi, dẫn đến tổn thương mô mềm, tụ máu và bầm tím.

id13843608 Nancy injury 1 600x800 600x800 1
Bức ảnh cho thấy cánh tay và khuỷu tay của Nancy Dong bị thương, bầm dập và thâm tím. (Ảnh do đương sự cung cấp)

Cảnh sát ACT ra thông báo kêu gọi người dân trình báo

Ngày 12/10, Sở Cảnh sát ACT đã đưa ra thông báo trên truyền thông, nhờ công chúng xác định giúp danh tính 2 người đàn ông và một phụ nữ gốc Hoa bị tình nghi trong vụ việc.

Trong một thông báo trên truyền thông, cảnh sát Úc kêu gọi bất kỳ ai chứng kiến ​​vụ việc hãy liên hệ với đường dây nóng chống tội phạm theo số 1800 333 000, đồng thời công bố ảnh về những người gốc Hoa liên quan đến vụ việc.

id13844033 Do you recognise these people banner 600x300 1
Chiều ngày 12/10/2022, Cảnh sát ACT đã ban hành một thông báo trên truyền thông, kêu gọi người dân đứng ra tố cáo. (Ảnh: Trang web của Cảnh sát ACT)

Cô Ngụy, bạn của nạn nhân, cho biết khi cô cùng nạn nhân đến đồn cảnh sát để hỗ trợ điều tra vào thứ Hai (ngày 10/10), cảnh sát nói rằng một khi danh tính của những người tình nghi được tìm thấy, họ sẽ bị đưa ra tòa. 

Luật sư: Hai người đàn ông đã vi phạm luật hình sự

Hôm thứ Tư (12/10), cô Sophie York, giảng viên luật kiêm luật sư của Đại học Sydney, nói với Epoch Times rằng 2 người đàn ông này đã vi phạm luật hình sự khi tấn công thân thể học viên Pháp Luân Công và phá hủy tài sản cá nhân.

Theo Mục 24 của Bộ luật Hình sự 1900 của Úc, kẻ hành hung người khác gây tổn hại đến thân thể có thể bị phạt tù 5 năm.

Ngoài ra, cô Sophie York còn cho biết hành động của 2 người đàn ông này có thể cấu thành Tội Thù hận (Hate Crime).

Theo định nghĩa của Cảnh sát bang New South Wales (NSW), “Tội Thù hận” là một hành vi phạm tội chống lại con người, tài sản hoặc xã hội, được thúc đẩy toàn bộ hoặc một phần bởi lòng căm thù của một người, hoặc một nhóm người, tôn giáo, quốc tịch, v.v.

Theo mục 93Z của Bộ luật Hình sự bang NSW 1900, cá nhân vi phạm có thể phải đối mặt với hình phạt tối đa là 3 năm tù.

Luật sư Mark Tarrant, người biện hộ cho nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Úc Drew Pavlou, nói rằng điều này thực sự “đáng lo ngại” khi xảy ra ở Úc.

Hôm thứ Tư (12/10), ông nói với Epoch Times rằng hành vi của 2 người đàn ông gốc Hoa hủy hoại tài sản riêng của người khác, là hoàn toàn vi phạm luật hình sự; hành vi bạo lực của người đàn ông tấn công phụ nữ sẽ dẫn đến những tội danh nghiêm trọng hơn, có thể khiến họ phải ngồi tù.

Nancy Dong cho biết cô rất đau lòng trước những sự việc như vậy xảy ra ở Úc.

“Cơ thể tôi đau đớn, nhưng trái tim tôi còn đau hơn”, cô nói trong lời khai của mình.

“Tại Úc, một quốc gia tôn trọng dân chủ, pháp quyền và nghiêm minh, tôi đã bị tấn công và đánh đập dã man bởi những kẻ ác của ĐCSTQ ngay giữa ban ngày.”

“Trải nghiệm này của tôi nhắc nhở xã hội Úc một lần nữa rằng không thể bỏ qua các thế lực ngầm của ĐCSTQ ở Úc, và Chính phủ Úc nên có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và chống lại nó.”

Bình Minh (t/h)