Các nhà lập pháp cấp tiến da đen hôm Chủ nhật đã đặt câu hỏi về các quyền tự do được tôn vinh trong Ngày Độc lập.

Khi Nhà Trắng chuẩn bị pháo hoa và bánh mì kẹp thịt cho lễ kỷ niệm quốc khánh hàng năm của Hoa Kỳ, những người cấp tiến đã bày tỏ quan điểm của họ về ý nghĩa của ngày 4/7 theo quan điểm của người Mỹ da đen.

“Khi họ nói rằng ngày 4/7 là về tự do của người Mỹ, hãy nhớ điều này: tự do mà họ đang đề cập đến là dành cho người da trắng. Vùng đất này là vùng đất bị đánh cắp và người da đen vẫn không được tự do”, dân biểu da đen Cori Bush viết trên Twitter.

Chiến dịch tranh cử vào quốc hội của Bush năm 2020 gắn liền với phong trào Black Lives Matter. Cô trở thành nữ dân biểu da đen đầu tiên từ Missouri. Cô thường xuyên có những tuyên bố chính trị theo các thuật ngữ chủng tộc, sử dụng các cụm từ như “da trắng thượng đẳng,” “phân biệt chủng tộc có hệ thống”, “giải phóng người da đen”, “công bằng chủng tộc” và “bất bình đẳng về cơ cấu”.

Cori Bush cũng thường xuyên kêu gọi “bồi thường” cho người da đen để có được “công bằng”. Theo Bush, sự phản đối mô hình tân Mác-xít “lý thuyết chủng tộc phê phán” là một “tiếng còi cho nạn phân biệt chủng tộc.”

Vào tháng 5, cô đã sử dụng học thuyết cánh tả cấp tiến “người sinh nở” (birthing people) thay thế cho từ “mẹ” (mother). Cô cáo buộc các bác sĩ không quan tâm đến “nỗi đau” của người da đen. Cô đã tweet khi đó: “Mỗi ngày, những người sinh nở da đen và những đứa trẻ của chúng ta đã phải chết vì các bác sĩ không tin nỗi đau của chúng ta.”

canh ta cap tien
Cori Bush (Ảnh: Wikimedia), Maxine Waters (Ảnh: Wikimedia), Toure (Ảnh: Twitter cá nhân)

Dân biểu Maxine Waters (bang California), chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện, một người da đen, cũng đã đăng dòng tweet, “Ngày 4 tháng 7 … Tuyên ngôn Độc lập nói rằng mọi con người đều được sinh ra bình đẳng. Bình đẳng với cái gì? Người nào? Hay chỉ là những người da trắng? Đây có phải là [bản tuyên ngôn] họ viết vào năm 1776 khi người Mỹ gốc Phi bị bắt làm nô lệ sao? Lúc đó họ không nghĩ về chúng tôi, nhưng chúng tôi đang nghĩ về chúng tôi vào lúc này!”

Năm nay, chính quyền Biden đã chỉ định ngày 19/6 (Juneteenth) là ngày lễ liên bang, nhưng trong nhiều thập kỷ, cộng đồng người da đen đã luôn kỷ niệm ngày 19/6 – ngày kỷ niệm giải phóng nô lệ người Mỹ gốc Phi.

Trong một bài xã luận trên theGrio, Touré, một người da đen và là cựu dẫn chương trình của MSNBC, đã chỉ trích ngày 4/7, cho rằng đây “không phải là Ngày Độc lập của người Da đen.” Ông này viết rằng so với ngày 19/6 thì Ngày Độc lập 4/7 “trông giống như một kẻ đạo đức giả và một kẻ ngu ngốc chết tiệt.”

“Độc lập cho ai?” Touré hỏi. “Đó không phải là độc lập cho người da đen, cho tổ tiên của chúng tôi, vậy tại sao chúng ta lại tổ chức lễ kỷ niệm ngày 4/7?”

Ông cũng trích dẫn bài luận đoạt giải Pulitzer cho “dự án 1619” của Nikole Hannah-Jones, trong đó lưu ý rằng các thuộc địa tìm cách giải phóng khỏi Anh Quốc một phần để bảo vệ thể chế nô lệ.

“Nước Mỹ muốn bảo vệ con bò sữa của mình và hơn thế nữa, sự giàu có từ chế độ nô lệ đã cho phép các thuộc địa có đủ khả năng chi trả cho Chiến tranh giành độc lập”, Touré viết. “Sự thành lập của đất nước này gắn liền với chế độ nô lệ. Tại sao chúng ta lại kỷ niệm điều đó?”

Trước đó, trong buổi vận động ở Florida hôm 3/7, cựu TT Donald Trump đã truyền đi thông điệp về chủ nghĩa yêu nước trước thềm kỳ nghĩ Ngày Độc lập, cựu Tổng thống Donald Trump đã cam kết ngày 4/7/1776 “sẽ không bị xóa bỏ”, những bậc khai quốc và những người yêu nước “sẽ không bao giờ bị thanh trừng khỏi lịch sử hay bị xóa sổ khỏi trái tim của chúng ta”.

Ông Trump lên án văn hóa xóa sổ và tâm lý chống Mỹ đến từ các nhóm hoạt động vốn đang tìm cách hủy bỏ các biểu tượng và các bức tượng lịch sử Mỹ.

Sau đó, cựu tổng thống đã đưa ra cam kết sẽ tiếp tục truyền thống của kỳ nghỉ lễ 4/7, trong bối cảnh chính quyền Biden năm nay đã cấm bang Nam Dakota bắn pháo hoa tại Núi Rushmore lịch sử trong Ngày Độc lập. Thống đốc Nam Dakota Kristi Noem đã xin phép chính quyền liên bang để thực hiện việc này như đã làm dưới thời Trump, nhưng Tổng thống Biden đã từ chối mà không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào.

Xuân Lan (t/h)

Xem thêm: