Ngày 16/11, cầu thủ Enes Kanter của Boston Celtics đã lên tiếng chỉ trích vấn nạn giết hại tù nhân lương tâm để lấy nội tạng của Bắc Kinh. Đây có thể xem là một động thái mới của cầu thủ bóng rổ, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ cuộc thập tự chinh trên mạng xã hội của anh chống lại chế độ Trung Quốc trước những vi phạm nhân quyền trên diện rộng.

Embed from Getty Images

Cầu thủ người Thổ Nhĩ Kỳ đồng loạt viết trên các tài khoản Twitter, Facebook và Instagram của mình: “Hãy ngừng giết người để lấy nội tạng. Đó là một tội ác chống lại loài người.”

Các bài đăng của cầu thủ Kanter bao gồm các bức ảnh về một đôi giày thể thao đặt làm riêng để truyền tải cùng một thông điệp. Trên đôi giày thể thao vẽ hình một bác sĩ mặc áo màu xanh lam, đang nắm chặt một cơ quan tạng vẫn còn đang rỉ máu. Gan, thận và tim được khắc họa trên phần mũi giày; mỗi bộ phận đều có bảng giá kèm theo. Xuyên suốt đôi giày thể thao còn được điểm xuyết bằng những vết máu loang lổ.

Một bên giày cũng in đậm khẩu hiệu: “Hãy ngừng mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.”

Các báo cáo chi tiết cáo buộc chế độ đã thu hoạch nội tạng từ các tù nhân còn sống và bán chúng trên thị trường cấy ghép lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2006. Một số người tố giác cũng đã tiếp cận Đại Kỷ Nguyên cùng năm để làm sáng tỏ hành vi bất hợp pháp.

Theo một số báo cáo chi tiết, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thu hoạch nội tạng từ các tù nhân còn sống và bán chúng trên thị trường cấy ghép, hiện tượng này đặc biệt nổi lên vào năm 2006. 

Năm 2019, Tòa án London đã xác nhận các cáo buộc về vấn nạn mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc, sau một cuộc điều tra kéo dài một năm. Theo tòa, Bắc Kinh đã tham gia cưỡng bức thu hoạch nội tạng suốt nhiều năm “trên một quy mô đáng kể” và vẫn tiếp tục làm như vậy. Nguồn cung cấp nội tạng chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bị bức hại tàn bạo kể từ năm 1999.

Theo một số chuyên gia y tế, nỗi lo bị trả đũa kinh tế đã phần nào khiến cộng đồng y tế và quốc tế nhắm mắt làm ngơ trước vấn nạn này.

Ông Weldon Gilcrease, chuyên gia về tiêu hóa tại Đại học Utah cho biết, khi ông cố gắng thảo luận về phán quyết của tòa án với hệ thống y tế của trường mình, các lãnh đạo trường tỏ ra khá dè dặt. Họ lo sợ nếu nói ra, chế độ Trung Quốc sẽ ngăn dòng sinh viên quốc tế đến trường đại học này. Trong cuộc phỏng vấn với The Epoch Times hồi tháng 9, ông Gilcrease nói: “Các bạn chắc chắn nhận được sự ủng hộ ở cấp độ cá nhân, nhưng khi cố gắng nâng điều đó lên cấp độ của tổ chức, hết thảy sẽ trở nên im lặng đến khó tin.”

Các doanh nghiệp Mỹ cũng tỏ ra miễn cưỡng trong việc lên tiếng về vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc. Coca-Cola, Airbnb, Procter & Gamble và Visa — các nhà tài trợ chính của Hoa Kỳ cho Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2022 đều từ chối phản hồi về việc liệu họ có ủng hộ việc chuyển Thế vận hội đến một địa điểm khác hay không, khi bị các nhà lập pháp Hoa Kỳ thúc ép vào tháng 7 vừa qua.

Tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ,  ông Andrea Fairchild Phó Chủ tịch cấp cao về chiến lược tài trợ toàn cầu tại Visa Inc. nhấn mạnh: “Miễn sao chính phủ cho phép các vận động viên tham dự các trận đấu, chúng tôi sẽ ở đó để hỗ trợ và tài trợ cho họ.”

Trong 2 năm qua, NBA đã 2 lần phải hứng chịu cơn thịnh nộ của chính quyền Trung Quốc về các vấn đề nhân quyền.

Tháng 10/2019, ông Daryl Morey, tổng giám đốc khi đó của đội Houston Rockets đã đăng một bài viết trên Twitter nhằm ủng hộ các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, từ đó khiến NBA mất các nhà tài trợ lớn của Trung Quốc. 

Đài truyền hình nhà nước CCTV và gã khổng lồ internet Tencent trước đó đã ký thỏa thuận 5 năm để phát trực tuyến các trận đấu NBA. Tuy nhiên, sau vụ việc, 2 cơ quan truyền thông này đã tạm thời ngừng phát sóng các chương trình của giải đấu tại Trung Quốc. 

Tencent đã lặng lẽ tiếp tục phát trực tiếp ngay sau đó. Nhưng kể từ khi ông Morey chuyển đến công tác tại đội bóng Philadelphia 76ers vào tháng 11/2021, các trận đấu của chỉ còn được đưa tin thông qua các bản cập nhật bằng hình ảnh tĩnh và nội dung chữ.

Hồi tháng 10, những bình luận của cầu thủ Kanter về vấn đề Tây Tạng đã dẫn đến một đợt trả đũa khác từ Trung Quốc. Sau khi anh Kanter đăng tải một video dài 2 phút trên Twitter chỉ trích ĐCSTQ đàn áp tự do tôn giáo trong khu vực này, các lượt phát sóng trực tiếp các trận đấu có sự tham gia của đội Celtics đã biến mất trên Tencent.

Bản thân anh Kanter cũng bị cắt giảm đáng kể thời gian thi đấu ở mùa giải này. Đến nay, anh mới chỉ ra sân chơi 2 trận với thời gian trung bình mỗi trận khoảng 5 phút trên sân bóng. Điều này không khỏi khiến người hâm mộ nghi ngờ có liên quan đến các hoạt động ủng hộ nhân quyền tích cực của anh ấy.

Cầu thủ Kanter dường như ngụ ý rằng, tình thế hiện nay của anh là như vậy. Anh viết trên Twitter hai ngày trước đó: “Hãy tiếp tục giới hạn tôi trên sân bóng, tôi sẽ phơi bày các vị tại tòa án.”

Dù vậy, huấn luyện viên trưởng của đội anh ấy là ông Ime Udoka lại lập luận, quyết định giới hạn số phút của Kanter trên sân là “hoàn toàn dựa trên [chuyên môn] bóng rổ”, ông đồng thời chỉ ra điểm yếu của anh Kanter trong khả năng phòng ngự.

Minh Ngọc (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: