Trong ngày ông Biden nhậm chức tổng thống Mỹ, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố chế tài 28 quan chức chủ chốt trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên thực tế công bố chỉ có 10 người. Mới đây, ông Thẩm Húc Huy (Simon Shen Xu-hui), một học giả Hồng Kông đã tiến hành so sánh sự khác biệt trong biện pháp chế tài của Mỹ và của Trung Quốc. Ông chỉ ra, hai loại chế tài bề mặt gần giống nhau, nhưng đủ để phản ánh ra hai loại văn hóa chính trị hoàn toàn khác nhau, ngoài ra, con số 28 này cũng có ẩn ý đằng sau.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Ảnh từ trang web của Bộ ngoại giao Trung Quốc)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Ảnh từ trang web của Bộ ngoại giao Trung Quốc)

ĐCSTQ vẫn chưa công bố danh sách chế tài hoàn chỉnh? 

Mặc dù ĐCSTQ tuyên bố chế tài 28 quan chức chủ chốt trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng lại chỉ công bố tên của 10 người bao gồm Ngoại trưởng Mike Pompeo, Cố vấn chính sách kinh tế Peter Navarro, Cố vấn An ninh Quốc gia Robert C. O’Brien, Trợ lý Ngoại trưởng David Stilwell, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Matthew Pottinger, ông John Bolton và ông Bannon, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar, Thứ trưởng Ngoại giao Keith Krach, Đại sứ Mỹ thường trú tại Liên Hiệp Quốc Kelly Craft.

Ông Thẩm Húc Huy cho biết, chế tài của Bắc Kinh trên bề mặt là tham khảo cách làm của Mỹ, ví dụ như cấm nhập cảnh, cấm sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp của nước mình. Tuy nhiên sự khác biệt là, chế tài của Mỹ “định nghĩa chính xác”, còn tuyên bố của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ lại “qua loa”. Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, có phóng viên hỏi bà Hoa Xuân Oánh rằng những quan chức còn lại bị chế tài gồm những ai, bà Hoa trả lời: “Còn có những người nào đã làm việc xấu, trong lòng họ hiểu rất rõ ràng rồi”. 

Ông Thẩm Húc Huy chỉ ra, nếu chiếu theo cách làm thông lệ của Mỹ, là sẽ liệt kê hết tên tuổi tiếng Anh, tiếng Trung, tên từng dùng (nếu có), số hộ chiếu, địa chỉ cư trú, tội mà người bị chế tài phạm phải, và đăng tải trên trang web chính thức, “Phía Mỹ không ắt phải nhấn mạnh con số, nhưng họ sẽ liệt kê rõ ràng tên từng người cho công chúng thấy”. 

Vì sao ĐCSTQ lại chú trọng con số 28?

Ông Thẩm Húc Huy cho rằng, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ nhiều lần nhấn mạnh con số 28, nguyên nhân nằm ở đâu? Ngày 11/11 năm ngoái, Thường ủy Nhân đại ĐCSTQ (Quốc hội Trung Quốc) thông qua nghị quyết chỉ ra, nếu nghị viên Hội đồng lập pháp Hồng Kông bị nhận định là “không bảo vệ ‘Luật cơ bản’” hoặc “không trung thành với đặc khu Hồng Kông Trung Quốc”, thì sẽ mất tư cách nghị viên. Vì thế, trong cùng ngày, Chính phủ Hồng Kông đã lập tức tước tư cách của 4 nghị viên phe dân chủ, sau đó dẫn đến việc từ chức để kháng nghị của hơn 15 nghị viên phe dân chủ khác. Sự kiện này đã khiến Mỹ quan ngại, Ngày 8/12, Bộ Tài chính Mỹ đã chế tài 14 phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, bao gồm ông Vương Thần – kiêm chức vụ ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ. Phía Mỹ chỉ ra, họ có góp phần dẫn đến 4 nhân sĩ phe dân chủ nói trên bị tước đoạt tư cách nghị viên Hội đồng lập pháp Hồng Kông.

Phó ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại trong thể chế của ĐCSTQ là cán bộ cấp phó quốc, “mặc dù không có thực quyền, nhưng có ý nghĩa tượng trưng rất lớn”, ông Thẩm Húc Huy phân tích, 14 nhân đôi là 28, nên suy đoán đây chính là nguyên nhân đằng sau con số 28 được đưa ra trong thông báo chế tài của ĐCSTQ đối với quan chức chính quyền Tổng thống Trump. “Ông chế tài 14 người của tôi, tôi sẽ tăng gấp đôi bằng cách chế tài 28 người của ông”, “nhưng danh sách 28 người này, ĐCSTQ không nói rõ, cũng cho thấy kiểu chế tài rất đặc sắc Trung Quốc”. 

Cấm nhập cảnh không bao gồm Đài Loan?

Chính quyền ĐCSTQ tuyên bố, 28 người bị chế tài và người nhà của họ bị cấm nhập cảnh vào nội địa Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao.

Ông Thẩm Húc Huy cho rằng, điều này đã xuất hiện logic sai lầm, “Bắc Kinh vẫn luôn nhấn mạnh Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc”, về lý luận lệnh chế tài nên bao gồm cả cấm đến Đài Loan, “Vậy thì người bị chế tài liệu có thể nhập cảnh Đài Loan không? Hay là Bắc Kinh không thừa nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc? Nếu thừa nhận thì sao lại không bao gồm cả Đài Loan trong lệnh chế tài?”

Phương diện này cũng phản ánh ra sự thực ĐCSTQ không có quyền quản lý Đài Loan.

Chế tài liên quan đến cả người nhà?

Chế tài của Mỹ thông thường đều nhắm vào cá nhân, rất ít nhắm vào cả người nhà. Bộ Ngoại giao ĐCSTQ lại đưa cả người nhà của 28 người bị chế tài vào lệnh chế tài. Nhưng họ lại không bắt chước Mỹ là công bố rõ ràng định nghĩa người nhà, “khái niệm người nhà của Trung Quốc có ý nghĩa rộng, cổ nhân có câu ‘tru di cửu tộc’. ‘Thế nào là người nhà?’ Cháu ngoại, cô bác (đằng ngoại) liệu có phải đều được coi là người nhà?”

Theo tuyên bố chính thức của ĐCSTQ, doanh nghiệp và tổ chức liên quan đến người bị chế tài cũng bị hạn chế giao thiệp và làm ăn với Trung Quốc.

Ông Thẩm Húc Huy cho rằng, đây lại là một khái niệm mơ hồ, “Định nghĩa giao thiệp như thế nào? Gửi thư điện tử, chào hỏi có được tính là giao thiệp?” Ngoài ra, ông cho biết, Bắc Kinh cũng không có định nghĩa rõ ràng đối với “doanh nghiệp và tổ chức liên quan”, “nơi mà những người này làm việc có được tính là doanh nghiệp liên quan?”. “Nếu bê nguyên tuyên bố này áp dụng cho phía Bắc Kinh, thì chế tài đối với 14 Phó ủy viên trưởng Nhân đại trước đó của Mỹ, thì Nhân đại toàn quốc Trung Quốc chính là đã trở thành tổ chức liên quan đến 14 người này, liệu có phải biểu thị rằng toàn bộ Nhân đại đều không được tiếp tục giao thiệp với Mỹ nữa?”

Chế tài của ĐCSTQ có khả thi?

Do định nghĩa chế tài của ĐCSTQ thể hiện một cách mơ hồ, lại dây dưa đến vấn đề khác, nếu đến lúc đó, những quan chức này quay trở lại giới chính trị, thì chế tài của ĐCSTQ liệu có thể thực thi không? Nếu 4 năm sau, ông Pompeo trúng cử tổng thống, vậy thì chính phủ Mỹ liệu có phải đã trở thành “tổ chức liên quan” giống như trong tuyên bố của ĐCSTQ? Liệu Trung – Mỹ có cần cắt đứt quan hệ ngoại giao? Ngoài ra, trong số 28 người này không thiếu ngôi sao sáng, là nhân tài mà lưỡng đảng cần giành lấy, hoặc được chính quyền khóa này tuyển dụng trở thành cố vấn hoặc được giữ chức vụ nào đó, vậy thì ĐCSTQ liệu có vì thế mà chế tài cả chính phủ Mỹ luôn?

Ông Thẩm Húc Huy cho rằng, chế tài của ĐCSTQ bị nghi ngờ về tính khả thi, so sánh với việc chế tài của Mỹ nhắm vào tài khoản ngân hàng của cá nhân và tổ chức tài chính giúp đỡ người đó, thì cách làm có thể thực hiện một cách hiệu quả. Ông cũng chỉ ra, động cơ chế tài của ĐCSTQ, là lấy sức ảnh hưởng của Trung Quốc để ngăn cản doanh nghiệp hoặc tổ chức nào đó qua lại với người bị chế tài, ví như doanh nghiệp Mỹ hoặc tổ chức Mỹ có chi nhánh tại Trung Quốc, do đó định nghĩa mập mờ, không nói rõ, mà chỉ ám thị.

Ngoài ra, ông Lâm Tùng, một học giả Hồng Kông định cư tại Úc cho rằng, chế tài của ĐCSTQ thuần túy là làm theo hình thức. Do kiêng dè những thành viên quan trọng trong chính quyền như ông Pompeo, nên thời điểm chế tài cũng được đưa ra sau khi chính quyền Trump mãn nhiệm, điều này đúng là làm trò cười cho thiên hạ.

Lý Hoài Quất, Vision Times

Xem thêm: