Kể từ năm 2018, cảnh sát Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) đã mở trái phép ít nhất 2 văn phòng ở Hà Lan mà không thông báo cho Chính phủ Hà Lan. Bộ ngoại giao Hà Lan “rất chú trọng” việc này và đã mở một cuộc điều tra.

id13853441 signal 2022 10 26 171608 600x400 1
Hình ảnh Quầy dịch vụ 110 ở nước ngoài được thiết lập bởi Văn phòng Công an Phúc Châu ở Rotterdam (số 370, Van der Sluysstraat), không có bất kỳ biển hiệu nào. (Ảnh: Epoch Times)

ĐCSTQ đang mở rộng mạng lưới công an không chính thức của mình trên khắp thế giới — Các trạm dịch vụ cảnh sát ở nước ngoài, trong đó ít nhất 2 trạm đã được mở ở Hà Lan. Một là “Trạm Amsterdam thuộc Trạm cảnh sát Hoa kiều Lệ Thủy (Lishui)”, bề mặt là dựa vào Hội đồng hương Thanh Điền ở Hà Lan. Trạm này tự xưng là phục vụ công dân Trung Quốc tại Hà Lan gia hạn bằng lái xe Trung Quốc của họ và báo cáo những thay đổi về quốc tịch. Đây thực chất là một chi nhánh ở nước ngoài của Cục Công an thành phố Lệ Thủy tỉnh Chiết Giang, được điều khiển từ xa thông qua Internet.

Cơ quan còn lại là Quầy dịch vụ báo cảnh sát 110 ở nước ngoài do Công an Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến) thiết lập ở Rotterdam, Hà Lan. ĐCSTQ chưa bao giờ thông báo cho Chính phủ Hà Lan về việc thành lập một tổ chức như vậy.

Bộ Ngoại giao Hà Lan cho biết: “Các cơ quan này là bất hợp pháp.”

“Chúng tôi sẽ điều tra những gì họ đã làm ở đây và có hành động thích hợp”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hà Lan nói với Epoch Times, “Chúng tôi rất chú ý đến điều này.”

Các nguồn tin trước đó nói với Epoch Times rằng Bộ Ngoại giao Hà Lan sẽ “mở một cuộc điều tra”.

Ngoài ra, qua điều tra xác nhận, phóng viên của Epoch Times thấy rằng ĐCSTQ cũng đang sử dụng những chi nhánh này để gây áp lực với những người bất đồng chính kiến. Một nhà bất đồng chính kiến ​​đến Hà Lan vì cuộc đàn áp của ĐCSTQ tại quê nhà cho biết: “Tôi nghĩ rằng tôi ở đây rất an toàn, nhưng họ theo dõi tôi khắp nơi.”

Những người quen thuộc với vấn đề này cũng nhắc nhở các những người tập Pháp Luân Công ở Hà Lan rằng “có một đồn cảnh sát Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Rotterdam”.

Safeguard Defenders cho biết trong một báo cáo vào tháng 9 rằng trạm cảnh sát ở nước ngoài của ĐCSTQ thực tế chính là cánh tay đen tư pháp của ĐCSTQ vươn ra nước ngoài, để đe dọa người Trung Quốc chạy trốn khỏi sự thống trị của họ và xuất khẩu phương thức đàn áp ra nước ngoài. Truyền thông ở Trung Quốc Đại Lục cũng đưa tin rằng trạm cảnh sát Hoa kiều đã “mở rộng mặt trận dịch vụ tư pháp vụ liên quan đến Hoa kiều từ trong nước ra nước ngoài”.

“Có một đồn cảnh sát ĐCSTQ ở Rotterdam”

Nhà bất đồng chính kiến ​​Vương Tĩnh Du (Wang Jingyu) từ Trùng Khánh, hiện đang sống lưu vong ở Hà Lan, đã bị cảnh sát Trung Quốc truy nã trong 3 năm vì chỉ trích chính quyền ĐCSTQ trên mạng xã hội. Sau khi ông đến Hà Lan, cuộc đàn áp của cảnh sát ĐCSTQ vẫn theo ông như hình với bóng.

Ông tiết lộ với Epoch Times: “Vào tháng 2 năm nay, đồn cảnh sát ĐCSTQ ở Rotterdam đã giả làm nhân viên tài chính và liên lạc với tôi, tuyên bố rằng anh ta rất ủng hộ tôi, sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho tôi và muốn hẹn gặp tôi ở gần Ga Trung tâm Rotterdam. Tôi cảm thấy có điều gì đó không ổn nên không đồng ý, sau đó Cộng phỉ tức giận và quấy rối tôi, ngày nào họ cũng sử dụng Telegram gọi cho tôi từ sáng đến tối.”

Gần đây, ông đã được các phương tiện truyền thông lớn phỏng vấn để vạch trần cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với ông. Ông nói: “Đại sứ quán Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Hà Lan đã rất tức giận, và họ đã báo cáo với cảnh sát Hà Lan rằng tôi sẽ cho nổ Đại sứ quán ĐCSTQ tại Hà Lan.” Ông nói: “Trong ngày xảy ra vụ việc (tố cáo) này, cảnh sát Hà Lan đã phong tỏa nhiều khu vực trong đó có Cathouse, gây ảnh hưởng rất lớn.”

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hà Lan Maxime Hovenkamp nói với Epoch Times rằng Chính phủ Trung Quốc không cho Chính phủ Hà Lan biết về những hành động này thông qua các kênh ngoại giao. “Đây là việc bất hợp pháp”, bà nói, một cuộc điều tra sẽ được tiến hành trước khi có phản ứng thích hợp.

Bà nói thêm: “Điều rất đáng lo ngại là một công dân Trung Quốc đã bị đe dọa và quấy rối ở Hà Lan. Cảnh sát đang nghiên cứu phương án bảo vệ ông ấy (Vương Tĩnh Du).”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm thứ Tư (26/10) cho biết cái gọi là các đồn cảnh sát ở nước ngoài “thực tế là các trạm phục vụ công dân Trung Quốc ở nước ngoài”.

Ông Vương Tĩnh Du không phải là trường hợp cá biệt. Gần đây, một người tập Pháp Luân Công là Trương Diễm Hoa (Zhang Yanhua), khi phát tờ rơi nói rõ sự thật cuộc đàn áp của ĐCSTQ trên Quảng trường Dam ở Amsterdam, đã trò chuyện với một người đàn ông nói giọng Quảng Đông. Ông nói rằng ông là người Hồng Kông, do ĐCSTQ tước đoạt tự do của người Hồng Kông nên ông đã rời khỏi nơi đó.

“Sau đó, ông ấy cảnh báo tôi rằng có một đồn cảnh sát Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Rotterdam, sử dụng ‘luận điệu gian dối’ để ‘thuyết phục’ những người Trung Quốc bảo vệ nhân quyền và sống ở Hà Lan quay trở lại Trung Quốc.” Cô Trương Diễm Hoa với Epoch Times rằng theo ông ấy nói, một số người vì thế mà đã quay trở lại Trung Quốc nhưng không thể quay lại (Hà Lan) được.

“Đồn cảnh sát” Rotterdam, tức Quầy cung cấp dịch vụ báo cảnh sát 110 ở nước ngoài do cơ quan công an thành phố Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến) thiết lập ở Rotterdam. Cơ quan này đã không trả lời cuộc gọi yêu cầu bình luận của Epoch Times. Bộ phận bảo vệ Hoa kiều của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Lan tránh thảo luận về vấn đề này, nói rằng họ chỉ giúp đỡ những người Trung Quốc gặp khó khăn; điện thoại của bộ phận chính trị và thư ký của Đại sứ cũng không có người nhấc máy.

id13853442 signal 2022 10 26 171508 600x338 1
Hình ảnh Quầy dịch vụ 110 ở nước ngoài được thiết lập bởi Văn phòng Công an Phúc Châu ở Rotterdam (số 370 Van der Sluysstraat), không có bất nhận dạng nào. (Ảnh: Epoch Times)

230.000 công dân Trung Quốc được “khuyên quay về nước”

Truyền thông Hà Lan RTL NieuwsFollow the Money đã điều tra chi tiết về đồn cảnh sát của ĐCSTQ ở Hà Lan. Để làm như vậy, họ đã xem xét các trang web của Chính phủ Trung Quốc, thông tin công khai trên mạng xã hội Trung Quốc, các bài báo trên các trang web tin tức Trung Quốc và các ấn phẩm nhắm mục tiêu đến người Hoa ở Hà Lan.

Hai kênh truyền thông này đưa tin rằng Đại sứ quán ĐCSTQ tại Hà Lan đã trả lời qua email rằng họ không biết về sự tồn tại của “đồn cảnh sát”. Điều đáng chú ý là truyền thông Trung Quốc Đại Lục từng đưa tin một quan chức cấp cao của Đại sứ quán đã tham dự cuộc họp bàn về việc thành lập đồn cảnh sát ở Amsterdam.

Theo tài khoản WeChat có liên quan, vào tối ngày 6/9, Hội đồng hương Thanh Điền (Qingtian) tại Hà Lan đã tổ chức lễ thay đổi ban lãnh đạo, ông Chu Hướng Vinh (Zhou Xiangrong) giữ chức hội trưởng khóa mới. Ông nói rằng ông đặc biệt biết ơn Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Lan vì đã “quan tâm và chỉ đạo”. Vào năm 2021, Trạm Hà Lan của “Cảnh sát Hoa kiều Lệ Thủy” sẽ được công an thành phố Lệ Thủy (tỉnh Chiết Giang) đánh giá là “một trong 10 trạm ưu tú”.

id13853928 Screenshot 2022 10 25 at 23.07.36 480x400 1
Theo tài khoản WeChat có liên quan, vào tối ngày 6/9, Hội đồng hương Thanh Điền (Qingtian) tại Hà Lan đã tổ chức lễ thay đổi ban lãnh đạo, ông Chu Hướng Vinh (Zhou Xiangrong) giữ chức hội trưởng khóa mới. Ông cảm ơn sự hỗ trợ không ngừng của Đại sứ quán Trung Quốc. Thông tin trên trang web hiện đã bị xóa. – (Ảnh chụp màn hình trang web)

Thanh Điền là một huyện trực thuộc thành phố Lệ Thủy, tỉnh Chiết Giang. Vào tháng 9/2018, phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ là trang Chinanews.com đã đưa tin rằng Trạm Hà Lan của “Cảnh sát Hoa kiều Lệ Thủy”, trực thuộc Hội đồng hương Thanh Điền tại Hà Lan phụ trách, được thành lập vào tháng 6 cùng năm. Mục đích là để làm các dịch vụ công chứng trong nước và gia hạn bằng lái xe trong nước cho Hoa kiều ở Thanh Điền. Theo báo cáo của Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Tây Ban Nha, “Trạm cảnh sát Hoa kiều Lệ Thủy” hiện có 46 trạm ở 39 thành phố ở 29 quốc gia.

RTL NieuwsFollow the Money đưa tin, Cục Công an Lệ Thủy đã chọn đặt đồn cảnh sát ở Hà Lan trước, có lẽ vì ở đây có nhiều người Hoa, và nhiều người trong số họ đến từ miền nam Trung Quốc.

Vào đầu năm 2022, cảnh sát Phúc Châu cũng đã mở một chi nhánh ở Hà Lan, văn phòng của họ là trong một ngôi nhà nhiều hộ gia đình và không có gì nổi bật ở Rotterdam, trước cửa không có bất cứ biển hiệu nào.

id13853345 signal 2022 10 26 112830 002 533x400 1
Hình ảnh cho thấy Quầy dịch vụ 110 ở nước ngoài do Văn phòng Công an Phúc Châu ở Rotterdam thiết lập, bên ngoài cửa không có bất kỳ dấu hiệu nào. (Ảnh: Epoch Times)

Văn phòng sẽ không chỉ được sử dụng để giải quyết các công việc của Chính phủ Trung Quốc, mà còn giúp “chống lại các hoạt động tội phạm địa phương và bất hợp pháp ở Phúc Châu liên quan đến Hoa kiều.” Công an Phúc Châu hiện có ít nhất 30 quầy dịch vụ 110 ở nước ngoài thuộc 21 quốc gia, từ Dublin và Barcelona đến New York và Ontario (Canada).

Báo cáo của Safeguard Defenders đã đề cập rằng một địa điểm ở Madrid, Tây Ban Nha đã tích cực hợp tác với cảnh sát ĐCSTQ để tham gia vào các hoạt động an ninh công cộng bí mật và bất hợp pháp. Một nghi phạm tên Liu, sống ở Tây Ban Nha, bị truy nã vì liên quan đến ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc. Cuối cùng, Liu  đã được tìm thấy và “giáo dục” thông qua Trạm Dịch vụ Hải ngoại Madrid.

Chính quyền ĐCSTQ tuyên bố rằng từ tháng 4/2021 đến tháng 7/2022, 230.000 công dân Trung Quốc đã được “khuyên quay trở về nước”, tại Trung Quốc họ sẽ đối mặt với các thủ tục tố tụng hình sự ở Trung Quốc.

Các vấn đề như gia hạn hộ chiếu là do đại sứ quán hoặc lãnh sự quán xử lý

“Các quốc gia khác chỉ có thể làm những điều ở đây nếu Chính phủ Hà Lan cho phép,” bà Willemijn Aerdts nói với truyền thông Hà Lan. Bà là giảng viên và nhà nghiên cứu tại Viện An ninh và Các vấn đề Toàn cầu thuộc Đại học Leiden, Hà Lan.

Theo Công ước Viên, các vấn đề như thay hộ chiếu phải do đại sứ quán hoặc lãnh sự quán xử lý. Quy tắc ngoại giao này đã được cả Trung Quốc và Hà Lan chấp nhận.

Các trang web và nền tảng tin tức của Chính phủ Trung Quốc đưa tin rằng các văn phòng được thiết kế để thúc đẩy các chính sách của ĐCSTQ ở nước ngoài và thu thập thông tin tình báo. Bà Willemijn Aerdts nói rằng: “Điều này hoàn toàn không được phép. Nếu bạn đang thực hiện công tác trị an ở đây với tư cách là một chính phủ nước ngoài, thì đó là sự can thiệp không được chào đón.”

Sau khi ông Vương Tĩnh Du biểu tình trước Đại sứ quán ĐCSTQ vào tháng 6, ông đã nhận được các cuộc gọi và tin nhắn đe dọa từ những số không xác định. Hiện vẫn chưa rõ liệu các cá nhân đe dọa có liên quan đến văn phòng cảnh sát hay không. Họ còn lấy danh nghĩa của ông để nhiều lần đe dọa đánh bom. Cảnh sát Hà Lan sau đó đã đột kích vào nhà của ông Vương nhưng kết luận rằng ông không liên quan gì đến việc này.

Ngoài ra, ông còn bị quấy rối khi đang đi dạo trên phố hoặc khi ngồi uống cà phê tại Starbucks. Cho đến nay, ông đã 6 lần báo án với cảnh sát Hà Lan.

Sở cảnh sát Rotterdam ở Hà Lan đã từ chối phỏng vấn qua điện thoại, và Bộ Tư pháp Hà Lan đã không trả lời yêu cầu bình luận của Epoch Times.

Một trạm dịch vụ ở nước ngoài của cảnh sát Phúc Châu đã xuất hiện ở Dublin (Ireland) vào đầu năm nay, trong một tòa nhà văn phòng trên phố Capel ở Dublin, cùng chia sẻ văn phòng với các cơ quan khác của Trung Quốc.

Sau khi truyền thông phơi bày, bảng chỉ dẫn của trạm dịch vụ đã được dỡ bỏ khỏi lối vào của tòa nhà vào tuần trước, và không biết liệu trạm dịch vụ có còn hoạt động hay không. Các cuộc gọi của tờ Irish Times đến Đại sứ quán ĐCSTQ và số điện thoại mà trạm 110 ở người nước ngoài này để lại giờ đã không có người trả lời.

Ngoài “Ngôi nhà Cảnh sát Hoa kiều” do công an của ĐCSTQ thành lập ở nước ngoài, còn có “Ngôi nhà Viện Kiểm sát Hoa kiều” do viện kiểm sát của ĐCSTQ thành lập ở nước ngoài. Ví dụ, kể từ tháng 7/2018, Viện Kiểm sát huyện Thanh Điền và Liên đoàn Hoa kiều cùng thành lập “Ngôi nhà Viện Kiểm sát Hoa kiều”. Đến nay, nó đã có 8 trạm liên lạc và có 33 liên lạc viên ở nước ngoài.