Tổng thống Joe Biden trước đây đã chỉ trích hai tuyên bố của cựu Tổng thống Trump về nguồn gốc virus Vũ Hán và cáo buộc Nga trao thưởng cho Taliban giết lính Mỹ, nhưng hiện nay chính quyền Biden lại thúc đẩy các đánh giá tương tự như những gì ông Trump đã nói.

Embed from Getty Images

Chính quyền Biden tuần này đã tiết lộ thông tin tình báo Mỹ có “độ tin cậy từ thấp tới vừa phải” rằng chính phủ Nga đã treo thưởng cho Taliban để giết hại lính Mỹ đang chiến đấu tại Afghanistan. Cáo buộc này bị rò rỉ vào năm ngoái và đã kéo theo làn sóng chỉ trích dữ dội tổng thống Trump từ báo chí thiên tả và Đảng Dân chủ.

Ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden khi đó đã sử dụng thông tin rò rỉ nêu rên làm “vũ khí” chống lại ông Trump trong suốt cuộc đua tranh cử. Ông Biden tuyên bố rằng việc ông Trump không hành động gì khi có thông tin tình báo liên quan đến Nga và Taliban cho thấy rằng chức vụ tổng thống của ông ấy đã đang là “một món quà cho [ông] Putin”.

Đó là sự phản bội lại nhiệm vụ thiêng liêng nhất mà chúng ta mang theo khi là một quốc gia để bảo vệ và trang bị cho những binh lính của chúng ta khi chúng ta điều động họ vào nơi nguy hại”, ông Biden nói vào thời điểm đó. “Đó là sự phản bội lại mọi gia đình Mỹ có người thân yêu đang làm nhiệm vụ tại Afghanistan hoặc bất cứ nơi nào khác ở nước ngoài”.

Ông Trump khi đó đã tuyên bố ông chưa từng nhận được báo cáo về vấn đề Nga treo thưởng cho Taliban giết lính Mỹ. Ông lập luận rằng thông tin tình báo về điều đó là không đáng tin cậy và rằng những cáo buộc đó chính là “tin giả”.

Tuyên bố của chính quyền Biden tuần này về “tính tin cậy thấp và vừa phải” của thông tin tình báo liên quan đến cáo buộc Nga trao thưởng cho Taliban giết lính Mỹ, rõ ràng đã xác thực một phần cho những tuyên bố của ông Trump về sự vụ này từ năm ngoái.

Chính quyền Biden tiếp tục để ngỏ khả năng COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm

Cùng với cáo buộc Nga và Taliban, một vấn đề khác cũng đang nổi lên như là một sự xác nhận dè dặt của chính quyền Biden đối với tuyên bố trước đây của ông Trump, đó là những phát biểu hiện tại từ Nội các Biden đề cập rằng virus SARS-Cov-2 có thể đã rò rỉ từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc.

Tổng thống Trump khi còn tại nhiệm năm 2020 đã khẳng định nhiều lần từ sớm rằng virus corona có thể đã bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, Trung Quốc trước khi lây lan ra toàn thế giới. Các hãng tin tức phần lớn đã đưa tin tiêu cực về những tuyên bố này của ông Trump. Họ báo cáo rằng ông Trump “đã không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào” để bảo vệ cho giả thuyết của mình và chỉ ra rằng ông Trump “đã đi ngược lại với cộng đồng tình báo Mỹ” khi đưa ra tuyên bố như vậy, và liên kết các cáo buộc đó của ông với “những tin đồn trên internet và các chương trình phát thanh cánh hữu”.

Nhưng giả thuyết virus corona bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm đã tồn tại kéo dài suốt năm qua, và gần đây đã được thúc đẩy một phần bởi sự nghi ngờ của các nhà khoa học toàn cầu về một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong đó kết luận rằng giả thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm là gần như không có khả năng xảy ra.

Dù vậy giả thuyết đó gần đây đã nhận được sự tán đồng của Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines của chính quyền Biden. Bà Avril Haines, trong phiên điều trần tại Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ gần đây, đã xác nhận rằng cộng đồng tình báo Mỹ “không biết chính xác virus COVID-19 đã truyền nhiễm ban đầu ở đâu, khi nào và như thế nào”.

Bà Avril Haines thừa nhận rằng hai kịch bản dường như có khả năng xảy ra nhất, theo các quan chức tình báo Mỹ, là virus “đã bùng phát tự nhiên từ người tiếp xúc với các động vật bị nhiễm hoặc nó là một sự cố phòng thí nghiệm”.

Bộ Ngoại giao Mỹ của chính quyền Biden cũng đã ra dấu rằng cơ quan này coi kịch bản rò rỉ từ phòng thí nghiệm là giả thuyết được chấp nhận. Vào tháng Hai, phản ứng với kết luận điều tra của WHO, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng họ sẽ “làm việc với các đối tác và cũng sẽ lấy thông tin do cộng đồng tình báo của chúng tôi thu thập và phân tích để đánh giá về báo cáo này” bằng chính quan điểm của chúng tôi.

Ngoài chính quyền Biden, thậm chí cả lãnh đạo cao nhất của WHO cũng đã khẳng định rằng kịch bản rò rỉ từ phòng thí nghiệm vẫn đang được xem xét. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 30/3 đã tuyên bố thẳng thừng rằng cuộc điều tra của đội ngũ WHO “là không đủ độ rộng” và rằng “sẽ cần phải có thêm dữ liệu và các nghiên cứu để đưa ra thêm những kết luận chắc chắn”.

Mặc dù đội ngũ [điều tra của WHO] đã kết luận rằng sự rò rỉ từ phòng thí nghiệm là giả thuyết ít khả năng nhất, nhưng điều này đòi hỏi điều tra thêm nữa, khả năng có thêm các phái đoàn có sự tham gia của những chuyên gia đặc biệt. Tôi sẵn sàng triển khai phái đoàn này”, ông Tedros nói.

Cựu Tổng thống Donald Trump chưa lên tiếng về kết luận điều tra virus corona của phái đoàn WHO. Nhưng cựu giám đốc CDC Robert Redfield dưới thời Trump, vẫn tiếp tục tuyên bố ủng hộ giả thuyết virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn trên CNN hồi tháng Ba, ông Robert Redfield tuyên bố rằng: “Tôi vẫn cho rằng nguyên nhân khả dĩ nhất của mầm bệnh tại Vũ Hán là từ phòng thí nghiệm”.

Đáng chú ý, bất chấp việc chính quyền Biden và WHO tiếp tục để ngỏ về giả thuyết virus corona bị rò tỉ từ phòng thí nghiệm, nhiều hãng truyền thông thiên tả tại Mỹ đã hoàn toàn bác bỏ những tuyên bố của ông Robert Redfield.

Chẳng hạn, tờ Politico, đã tuyên bố ông Robert Redfield “đi ngược lại đánh giá của WHO và hầu hết các chuyên gia y tế cộng đồng”. Trong khi đó, CNN khẳng định quan điểm của cựu giám đốc CDC thời Trump là “giả thuyết không có bằng chứng gây tranh cãi”.

Xuân Thành (Theo Just the News)

Xem thêm: