Ngày 10/10, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, ông Matthew Pottinger, cảnh báo rằng ý định sáp nhập Đài Loan của ông Tập Cận Bình sắp xảy ra.

shutterstock 1184492305
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Alexander Khitrov / Shutterstock)

Đối mặt với các vấn đề bên trong và bên ngoài như suy thoái kinh tế Trung Quốc và cạnh tranh Mỹ – Trung, liệu ông Tập Cận Bình có sử dụng vũ lực với Đài Loan nhằm giảm áp lực chính trị trong nước hay không là điều đáng lo ngại.

Đài Á Châu Tự Do đưa tin tại cuộc hội thảo do RAND Corporation – tổ chức tư vấn của Hoa Kỳ, tổ chức hôm thứ Hai, cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, ông Matthew Pottinger, đã chỉ ra rằng chiến tranh thường xảy ra vì kẻ xâm lược quá lạc quan vào sức mạnh của chính mình.

Đặc biệt, ông cảnh báo rằng “hai bờ eo biển nên thiết lập nhiều đường dây nóng hơn để tránh các cuộc chiến tranh ngoài ý muốn.” Tiền đề này không đúng với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Nhà bình luận các vấn đề thời sự Yokogawa nói với Epoch Times rằng việc ĐCSTQ bắt nạt Đài Loan chưa bao giờ bị thúc đẩy bởi Đài Loan, và Đài Loan không có mối đe dọa nào đối với Đại Lục.

Ông Yokogawa cho biết: “Ngay cả khi Đài Loan không làm gì, ĐCSTQ sẽ vẫn tìm ra lý do để đàn áp họ. Đối với ĐCSTQ, sự tồn tại của Đài Loan chính là lý do để đàn áp, và Đài Loan không có lựa chọn nào khác. Việc ĐCSTQ có kế hoạch thu hẹp không gian sống của Đài Loan được quyết định bởi bản chất của ĐCSTQ, không phải bởi thái độ của Đài Loan.”

Ông Pottinger nhấn mạnh lý do vì sao một quốc gia chọn bắt đầu chiến tranh, là vì họ tin rằng những lợi ích do chiến tranh mang lại có thể lớn hơn việc giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình.

Ông tin rằng ông Tập Cận Bình có tham vọng nhưng thiếu nhận thức về thế giới. Mục tiêu của ông Tập là để ĐCSTQ nắm quyền điều hành trật tự quốc tế toàn cầu, và bước đầu tiên để đạt được bá chủ thế giới sẽ là thôn tính Đài Loan.

Matthew Pottinger
Ông Matthew Pottinger (Ảnh: Chụp màn hình video)

Ông Pottinger kêu gọi nếu cộng đồng quốc tế muốn tránh một cuộc chiến tranh xuyên eo biển, thì các đồng minh phương Tây như Hoa Kỳ và Nhật Bản nên làm suy yếu lòng tự tin của ĐCSTQ trong cuộc chiến này, khiến họ nhận ra rằng bắt đầu một cuộc chiến tranh có thể sẽ thất bại và lãng phí thời gian vô ích.

Ông gợi ý rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản nên đưa ra các cam kết an ninh rõ ràng hơn để bảo vệ Đài Loan, ngăn chính quyền Trung Quốc đánh giá sai và tùy tiện sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan.

Tại hội thảo, ông Cortez Cooper, một nhà nghiên cứu cấp cao về các vấn đề quốc tế và quốc phòng tại RAND Corporation, Hoa Kỳ, chỉ ra rằng Đài Loan có 3 tầm quan trọng đối với thế giới.

Họ cho rằng vị trí địa lý của Đài Loan nằm ở giữa chuỗi đảo thứ nhất. “Đây là tuyến đường quan trọng đối với hàng hải quốc tế, và rất quan trọng đối với Nhật Bản, Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực.”

Hôm thứ Ba (14/6), trong một email gửi cho Reuters, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price lưu ý: “Eo biển Đài Loan là một tuyến đường hàng hải quốc tế, có nghĩa là Eo biển Đài Loan là một khu vực mà các quyền tự do đi lại trên vùng biển chung, bao gồm tự do hàng hải và hàng không, được đảm bảo theo luật pháp quốc tế.”

Ông Price tiếp tục, thế giới có “sự quan tâm sâu sắc đối với hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan, và chúng tôi coi việc này là trọng tâm đối với an ninh và sự thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng lớn hơn.”

Tiếp theo, cộng đồng quốc tế cũng phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan và nước này là ngọn hải đăng dân chủ châu Á.

Ông Yasuhiro Matsuda, giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Tokyo, Nhật Bản, chỉ ra rằng nếu Đài Loan bị ĐCSTQ thôn tính, Nhật Bản cũng sẽ nghi ngờ về cam kết an ninh và khả năng quốc phòng của Hoa Kỳ.

Các học giả từ cả hai nước tin rằng Chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản nên cung cấp cho Đài Loan một cam kết an ninh rõ ràng hơn, và răn đe ĐCSTQ bằng cách thể hiện cái giá phải trả của chiến tranh, nhằm ngăn ông Tập Cận Bình đe dọa vũ lực đối với Đài Loan.

Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt trên chương trình “60 Minutes” của CBS vào tuần trước, cựu Tham mưu trưởng Đài Loan Lý Hỷ Minh (Lee Hsi-ming) cũng cảnh báo về vấn đề này.

Ông Lý nói rằng Đài Loan hiện cần hệ thống phòng không vác vai, và tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin mà Ukraine sử dụng trong cuộc chiến với Nga, để giúp chống lại sự xâm lược của ĐCSTQ.

CBS báo cáo rằng một trong những lý do quan trọng khiến nhiều người tin rằng ĐCSTQ sẽ không tấn công Đài Loan trong ngắn hạn, là ngành sản xuất mạnh mẽ của Đài Loan khiến ĐCSTQ lo ngại.

Đài Loan là một ‘gã khổng lồ’ về công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển chất bán dẫn. Hiện quốc đảo này là nguồn cung cấp duy nhất các vi mạch mỏng nhất thế giới, hầu hết đều do TSMC sản xuất.

Ông Trương Trung Mưu (Morris Chang), người sáng lập TSMC, từng giải thích: “Họ có thể nghĩ rằng công ty của chúng tôi cung cấp nhiều chip cho thế giới, nên người khác có thể tránh các cuộc tấn công vào Đài Loan. Nếu sự sung túc về tài chính là ưu tiên của họ, tôi nghĩ họ sẽ tránh các cuộc tấn công.”

Nhưng khi phóng viên hỏi liệu ưu tiên của ĐCSTQ có phải là xâm lược Đài Loan và quốc hữu hóa TSMC theo khuôn khổ của chính sách “Một Trung Quốc” hay không, ông Trương thẳng thừng nói: “Nếu có chiến tranh, ý tôi là, nó sẽ bị phá hủy. Mọi thứ sẽ bị phá hủy.”

Bình Minh (t/h)