Thất bại ở Ukraine khiến sự thất vọng trong nước đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin có dấu hiệu ngày càng tăng, đặt ra thách thức quyền lực nghiêm trọng chưa từng có. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về Nga cho biết, ông Putin đang mắc kẹt trong vũng lầy chính trị do chính ông tạo ra, điều này đe dọa uy tín của ông, nhưng trong ngắn hạn sẽ không dẫn đến việc từ chức.

Vladimir Putin address to citizens 2020 04 02
(Nguồn: Văn phòng Tổng thống Nga/ Wikipedia)

Theo trang tin The Hill đưa tin ngày 16/9, cuộc phản công đáng kinh ngạc của quân đội Ukraine buộc quân đội Nga phải vội vàng tháo chạy, cho phép Ukraine chiếm lại phần lớn lãnh thổ. Điều này đã khiến người dân Nga đặt câu hỏi về chiến lược của Ukraine, được phát trên sóng truyền hình nhà nước. Đài truyền hình quốc gia Nga được cho là nằm dưới sự kiểm soát của ông Putin.

Các nhà lập pháp địa phương tại thành phố Saint Petersburg, quê hương của ông Putin, kêu gọi bãi miễn chức vụ tổng thống của ông. Bên cạnh đó, ông Ramzan Kadyrov, đồng minh thân mật của ông Putin và là người đứng đầu Chechnya, cũng gọi việc Nga rút lui trong tuần này là một “cú sốc“.

Các chuyên gia Nga cho biết, tất cả những điều này đặt ông Putin vào trung tâm của một vũng lầy chính trị do chính ông tạo ra, và đe dọa đến danh tiếng bản thân, xét về lâu dài rất có khả năng đe dọa đến sự sinh tồn chính trị của ông.

Ông Timothy Frye, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Columbia (Mỹ) cho rằng ông Putin có nhiều khả năng mất quyền lực hơn bao giờ hết, mặc dù đó “không phải là một con số khổng lồ”.

Giáo sư Timothy Frye nói: “Ông Putin đã mạo hiểm thành tựu quan trọng nhất trong 20 năm cầm quyền của mình bằng cách khai chiến ở Ukraine. Đó là cảm giác trở lại ổn định và kỳ vọng rằng chiến tranh sẽ kết thúc trong vòng một tuần – điều mà lẽ ra là được coi là một thắng lợi dễ dàng, không gây nguy hiểm cho sự ổn định. Nhưng hiện giờ nó hiển nhiên đang gây nguy hiểm cho sự ổn định.”

Ngay cả sau khi hàng chục ngàn người thiệt mạng, ông Putin vẫn từ chối gọi cuộc xung đột ở Ukraine là một cuộc chiến và ông có rất ít lựa chọn hấp dẫn cho tương lai. Điều này làm gia tăng khả năng “hoạt động quân sự đặc biệt” của ông ở Ukraine sẽ tiếp tục được kéo dài.

Ông Mark Galeotti, giảng viên và nhà văn tại London quan tâm đến vấn đề an ninh Nga. Ông cũng là tác giả của cuốn sách sắp xuất bản “Cuộc chiến của Putin” (Putin’s War), cho biết: “Ông Putin là một người cứng rắn, nhưng lại không giỏi trong việc đưa ra những quyết định khó khăn. Khi không thấy câu trả lời hay, ông ấy có xu hướng bị tê liệt. Và vào lúc này, ông ấy thực sự không có bất cứ lựa chọn nào tốt cả.”

Ông Putin đã tránh tạo ra một dự thảo luật để hỗ trợ quân đội Nga vì sợ nó sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ ủng hộ ông ở trong nước. Ông Galeotti nói, việc tìm kiếm hòa bình cũng có thể tạo thành hậu quả mang tính thảm họa về mặt chính trị.

Ông nói: “Vì vậy, ông ấy (Putin) có lẽ chỉ là được ngày nào hay ngày ấy, về cơ bản hy vọng rằng Ukraine sẽ tự hủy diệt hoặc phương Tây sẽ mất hứng thú trong việc hỗ trợ Ukraine.”

Đây là hy vọng của Nga và nỗi sợ hãi của Ukraine, nhưng giờ đây, điều này dường như khó xảy ra hơn bao giờ hết.

Những tiến triển của Ukraine trong việc phản công và giành lại vị trí đã mất xung quanh thành phố lớn thứ hai của họ – Kharkiv, chỉ khuyến khích sự ủng hộ hơn nữa của phương Tây đối với Ukraine. Nhà sử học và nhà báo người Nga Anne Applebaum lập luận trên tờ The Atlantic tuần này, rằng việc Ukraine giải phóng khoảng 6.000 km2 lãnh thổ bị chiếm đóng là điều chuẩn bị cho thắng lợi cuối cùng của Ukraine và khả năng ông Putin hạ đài.

Trên truyền hình nhà nước Nga tuần này, những người nổi tiếng đang thảo luận về lý do tại sao “hoạt động quân sự đặc biệt” thất bại. Thông thường họ sẽ đổ lỗi cho các tướng lĩnh quân đội cố vấn cho ông Putin, trong khi người dẫn chương trình lại báo cáo một cách trang nghiêm rằng đây là tuần khó khăn nhất của cuộc chiến cho đến nay.

Ông Mark Schrad, giám đốc nghiên cứu khu vực Nga tại Khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Villanova (tiểu bang Pennsylvania, Mỹ), nói rằng: “Bản thân điều này có tính gợi mở. Ồ, tôi không ngờ tình huống này lại xảy ra trong thế giới hư cấu của họ!”

Tuy nhiên, Schrad lập luận trong một bài báo trên tạp chí Foreign Policy tuần này rằng những dự đoán về việc ông Putin hạ đài là quá sớm. Ông lưu ý rằng những dự đoán của phương Tây về việc ông Putin sắp hạ đài đã xảy ra đôi khi trong nhiệm kỳ của ông và trong khi cuộc chiến ở Ukraine tiềm ẩn những rủi ro mới. Ông Putin đang thực hiện các biện pháp chưa từng có để duy trì quyền kiểm soát và trấn áp bất đồng chính kiến.

Đề cập đến những thách thức mà ông Putin sẽ phải đối mặt nếu tiếp tục chịu tổn thất ở Ukraine, ông Schrad nói: “Tôi có thể sai, nhưng tôi không nghĩ nó (việc ông Putin hạ đài) xảy ra, tôi nghĩ nó sẽ rất xấu hổ. Bạn biết đấy, tất nhiên, nó chắc chắn không tốt cho sự nổi tiếng của ông ấy.”

Giáo sư Frye cũng tin rằng ngay cả khi danh tiếng của ông Putin trong cuộc chiến Ukraine xác thực là bị ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài – cả trong quần chúng và giới tinh hoa – thì điều này không nhất thiết có nghĩa là ông ấy gặp vận hạn về mặt chính trị.

Ông Frye nói: “Mọi người thường nhầm lẫn giữa khả năng giảm sút của các nhà lãnh đạo trong việc đạt được mục tiêu với khả năng họ có thể từ chức. Hai việc này thông thường là khác nhau. Sự bất mãn của những tinh hoa trong quần chúng cũng không nhất định sẽ dẫn đến hành động.”

Ông nói thêm: “Với quỹ đạo hiện tại của cuộc chiến, tôi nghĩ đây là tình huống có khả năng xảy ra nhất: Hiện tại địa vị của ông Putin không bị đe dọa, nhưng năng lực khiến công chúng đồng ý với những gì ông ấy muốn làm và khiến giới tinh hoa hy sinh lợi ích của mình để phục vụ chương trình nghị sự của ông sẽ càng trở nên khó khăn hơn.”

Sự bất ổn xã hội và kinh tế ngày càng được cảm nhận trên khắp nước Nga. Bloomberg đưa tin trong tháng này, một tài liệu nội bộ của Điện Kremlin cho biết, nền kinh tế Nga sẽ thu hẹp 10% so với mức năm 2021 trong vài năm tới và có thể chỉ trở lại mức trước cuộc chiến Nga – Ukraine vào cuối thế kỷ này.

Ông Frye chỉ ra rằng trong khi có rất ít cuộc thăm dò về cuộc chiến của ông Putin, người Nga đã liên tục thể hiện thái độ tiêu cực về việc đưa quân vào các cuộc xung đột ở nước ngoài.

Ông Chris Miller, phó giáo sư lịch sử Nga tại Đại học Tufts (ở tiểu bang Massachusetts, Mỹ) cho rằng mối đe dọa lớn nhất đối với ông Putin là mất đi sự ủng hộ của giới tinh hoa – khu vực an ninh, khu vực tư nhân và các nhà môi giới quyền lực trong khu vực. Hiện tại, ông Putin đang cố gắng đạt được sự cân bằng giữa phe diều hâu và phe bồ câu – phe diều hâu muốn thấy ông tăng gấp đôi nỗ lực của mình ở Ukraine, trong khi phe bồ câu muốn thấy được tiến trình giải quyết hòa bình.

Ông Miller nói: “Ông ấy (Putin) nhìn ra một con đường trung dung, tôi nghĩ chúng ta nên mong đợi giới tinh hoa vẫn tiếp tục ủng hộ ông Putin (dù có nghi ngờ) trong vài tháng tới. Chiến tranh không thuận lợi giống như những gì họ hy vọng. Nhưng trong vài tháng tới, cuộc chiến là có thể kiểm soát được, ngoại trừ những người muốn leo thang (chiến tranh), trong quá trình Chính phủ Nga hoạch định chính sách không có nhiều ý tưởng tốt, tức là từ quan điểm về các mục tiêu của Chính phủ Nga, lựa chọn những cách những cách làm nào sẽ có kết quả tốt hơn ở Ukraine.”

Ông Miller cũng tin rằng ông Putin được hưởng lợi từ việc thiếu người kế nhiệm rõ ràng, ông cũng rất giỏi đối đầu với giới tinh hoa, sử dụng một loạt công cụ để kiểm soát quân nổi dậy – từ việc trừng phạt các quan chức đi ngược lại với chính sách của ông, cho đến cái chết bí ẩn của giới tinh hoa kinh doanh.

Ông Miller cũng lưu ý rằng chỉ hai tháng trước, quan điểm ở Nga và ở nước ngoài về cuộc chiến đã rất khác nhau, khi đó Nga đang dần giành được lãnh thổ ở Ukraine.

Ông nói, “Tôi nghĩ bài học của cuộc chiến này và nhiều cuộc chiến khác là: có rất nhiều khúc quanh. Xu thế trong 7 tháng qua đã có nhiều lần thay đổi, nếu lại có sự thay đổi nữa, thì chúng ta không nên cảm thấy ngạc nhiên.”