Dự luật gây tranh cãi nhất tại Quốc hội Hoa Kỳ là dự luật cải cách bầu cử H.R.1. Hiện vẫn chưa rõ dự luật này có được Thượng viện thông qua hay không. Ông Hans A. von Spakovsky, một nhà nghiên cứu tại Quỹ Di sản, một tổ chức tư vấn của Mỹ, đã chỉ trích dự luật H.R.1 là phản dân chủ và gây nguy hiểm cho sự công bằng của bầu cử ở 8 khía cạnh.

bo phieu qua thu shutterstock 1800830245
Nhận đơn đăng ký bỏ phiếu qua đường bưu điện trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 qua Bưu điện. (Ảnh: Kristen Prahl
/ Shutterstock)

Ông Hans A. von Spakovsky là nhà nghiên cứu pháp lý cấp cao tại Quỹ Di sản, thành viên của Ủy ban Bầu cử Liên bang từ năm 2006 đến năm 2007, kiêm cựu luật sư của Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp về Quyền Dân sự tại Bộ Tư pháp. Ông tin rằng H.R.1, được biết đến với cái tên “Đạo luật Vì Nhân dân”, là dự luật bầu cử nguy hiểm và vô trách nhiệm nhất mà ông từng thấy.

“Một khi trở thành luật, dự luật này sẽ cản trở khả năng của các bang và người dân trong việc xác định tư cách cử tri, tính chính xác và hợp lệ của sổ đăng ký cử tri – những điều nhằm đảm bảo tính công bằng cho các cuộc bầu cử, khả năng tự do tham gia và phát biểu trên sân khấu chính trị.

H.R.1 là một tài liệu đồ sộ dài 800 trang đã đoạt quyền của các tiểu bang. Nó không chỉ loại bỏ những thỏa thuận bảo mật cơ bản mà còn cưỡng chế thực thi các quy tắc và thủ tục bầu cử mới. Dưới đây là 8 điều khoản tồi tệ nhất của dự luật này:

  1. Dự luật này sẽ khiến các quy định về việc nhận dạng cử tri của mỗi tiểu bang trở nên mơ hồ, bởi luật của tiểu bang yêu cầu xác minh danh tính cử tri. Nhưng H.R.1 sẽ buộc các bang cho phép bất kỳ ai cũng được phép bỏ phiếu, miễn là họ tuyên bố rằng họ là người mà họ tuyên bố khi ký vào biểu mẫu. Khi kết hợp với nhiệm vụ thực hiện đăng ký cử tri trong cùng một ngày của các tiểu bang, thì điều đó có nghĩa là tôi có thể đi đến bất kỳ điểm bỏ phiếu nào vào ngày bầu cử, đăng ký tên là John Smith và ký một tuyên bố rằng tôi thực sự là John Smith và tiến hành bỏ phiếu. Ngay cả các quan chức bầu cử cũng không thể ngăn cản hoặc chứng minh rằng tôi không phải là John Smith, tôi còn có thể lặp lại điều này ở nhiều địa điểm bỏ phiếu nhất trong khả năng của mình.
  1. Khiến các lá phiếu vắng mặt càng trở nên kém an toàn hơn hiện nay. Các tiểu bang không những không được áp đặt bất kỳ yêu cầu nhận dạng nào đối với các lá phiếu vắng mặt, mà còn không được đưa ra bất kỳ yêu cầu nào về việc xác nhận chữ ký của nhân chứng hoặc công chứng. Các tiểu bang cấm một cách khôn ngoan các ứng cử viên, nhà vận động tranh cử, phần tử đảng cấp tiến và nhân viên điều hành chính trị xử lý hoặc gửi phiếu bầu vắng mặt ấy, sẽ thấy rằng lệnh cấm của tiểu bang họ đã không còn hợp lệ.

H.R.1 còn yêu cầu các tiểu bang cho phép những người lạ thuộc bên thứ ba có thể liên quan đến kết quả bầu cử, được lấy phiếu bầu vắng mặt. Tất cả các tiểu bang cũng phải tạo một danh sách các lá phiếu vắng mặt vĩnh viễn cho những người muốn bỏ phiếu hoàn toàn qua đường bưu điện, trong tất cả các cuộc bầu cử, và gửi đơn xin bỏ phiếu vắng mặt qua đường bưu điện cho tất cả các cử tri đã đăng ký. Trong khi sổ đăng ký cử tri của tiểu bang không hề chính xác, điều này thực sự sẽ gây ra các rắc rối.

  1. Vấn đề sổ đăng ký không chính xác ngày càng nghiêm trọng. Sổ đăng ký đầy những người đã chết, đã chuyển đi, những tội phạm trọng tội không đủ tiêu chuẩn, những người không phải là công dân, hoặc những người đã đăng ký nhiều lần. H.R.1 hạn chế nghiêm trọng khả năng của các tiểu bang khi thực thi các biện pháp cơ bản, nhằm duy trì tính chính xác của danh sách cử tri của mình. Chẳng hạn như so sánh danh sách với lá phiếu của các tiểu bang khác hoặc sử dụng Hệ thống Thay đổi Địa chỉ Quốc gia của Bưu điện Hoa Kỳ, nhằm tìm kiếm các cá nhân đã chuyển đi.
  1. Tước quyền quyết định xem liệu bạn có đăng ký bỏ phiếu hay không. Thay vào đó, dự luật này yêu cầu các bang tự động đăng ký cho các cá nhân có tương tác với các cơ quan nhà nước (chẳng hạn như Sở quản lý cơ giới (DMV) và Cục Phúc lợi) cùng nhiều cơ quan liên bang khác. Điều này không chỉ dẫn đến việc đăng ký nhiều lần cho một cá nhân trong cùng một tiểu bang và nhiều tiểu bang khác nhau, mà cả người nước ngoài và các cá nhân không đủ tiêu chuẩn khác có tên trong danh sách đăng ký này.
  1. Buộc các tiểu bang cho phép đăng ký trực tuyến, khiến hệ thống đăng ký cử tri mở ra cánh cửa cho sự gian lận quy mô lớn cho tin tặc và tội phạm Internet. Tệ hơn nữa, điều này sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng từ chối đơn đăng ký dành cho cử tri của các quan chức tiểu bang, ngay cả khi những quan chức này tin rằng những cá nhân đó không đủ tư cách bỏ phiếu.
  1. Dự luật này áp đặt các hạn chế kiểm duyệt nghiêm ngặt mới đối với các phát ngôn và hoạt động chính trị (gồm cả phát ngôn trực tuyến và liên quan đến chính sách) của các ứng cử viên, công dân, nhóm công dân, công đoàn, công ty và tổ chức phi lợi nhuận.

Các quy định trong dự luật này còn yêu cầu tiết lộ thông tin các tổ chức thành viên như Hiệp hội Súng trường Quốc gia Hoa Kỳ (NRA) và công dân trọn đời, cũng như các tổ chức khác mà người Mỹ thuộc mọi đảng phái chính trị đều tham gia, nhằm bày tỏ ý kiến ​​về các vấn đề quan trọng. Điều này sẽ khiến các nhà tài trợ bị đe dọa và quấy rối. Nó còn giống với nỗ lực của chính quyền bang vào những năm 1950, khi yêu cầu các nhà tài trợ từ các tổ chức dân quyền tiết lộ thông tin. Điều này đã bị Tòa án Tối cao cho là vi hiến.

  1. Dự luật này ủy quyền cho Sở Thuế vụ Hoa Kỳ điều tra và xem xét các lập trường chính trị và chính sách của các tổ chức phi lợi nhuận khi nộp đơn xin miễn thuế. Như vậy sẽ cho phép các đảng chính trị đang kiểm soát Nhà Trắng lợi dụng Sở Thuế vụ Hoa Kỳ để nhắm mục tiêu vào bất kỳ ai phản đối các chính sách của họ.
  1. Một chương trình tài trợ công cộng sẽ được thiết lập cho các ứng cử viên tranh cử vào Quốc hội. Có nghĩa là người đóng thuế sẽ buộc phải trợ cấp cho các chiến dịch chính trị của những cá nhân mà có thể họ sẽ phản đối mạnh mẽ và không bao giờ bỏ phiếu cho người này.

Các thượng nghị sĩ ủng hộ dự luật H.R.1 nên nhận ra rằng, về cơ bản họ đang ủng hộ việc nghi ngờ tính hợp lệ và độ tin cậy của các cuộc bầu cử trong tương lai, đồng thời tước quyền của cử tri ở mỗi bang, nhằm tự quyết định cách thức tiến hành cuộc bầu cử.

Thử hỏi còn điều gì phản dân chủ hơn dự luật này hay không?”

Ngày 3/3, Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua dự luật H.R.1 dài 800 trang, bất chấp sự phản đối của tất cả thành viên đảng Cộng hòa. Thượng viện Quốc hội sẽ sớm tiến hành thảo luận, cần 60 thượng nghị sĩ ủng hộ, dự luật này mới được phép thông qua. Điều đó có nghĩa là trừ khi 10 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa quay lưng lại với đảng mình, thì Đảng Dân chủ mới có thể giành chiến thắng trước pháp luật.

Tổng chưởng lý của 20 tiểu bang đã viết một bức thư chung, chỉ ra rằng nếu dự luật vi hiến này trở thành luật, họ sẽ kháng cáo lên Tòa án Tối cao.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: