Chuyên gia an ninh mạng tại Mỹ cho biết, dù không có công ty của Trung Quốc như Huawei, ZTE thì các nước khác vẫn cho ra mắt mạng 5G; nhưng ngược lại, không có công nghệ của Mỹ, thì công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE khó có thể sản xuất sản phẩm công nghệ 5G.

trạm phát sóng
Ảnh minh họa từ Shutterstock

Ông James Lewis, Phó Giám đốc, nhà nghiên cứu an ninh mạng thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược quốc tế Mỹ nói trong bản báo cáo có tựa đề “Mạng 5G định hình đổi mới và bảo mật như thế nào: Điều khái quát” (How 5G Will Shape Innovation and Security:A Primer) rằng, các nước giữ thái độ cảnh giác với việc Huawei và ZTE phát triển mạng 5G, không phải là sợ cạnh tranh và bị Trung Quốc vượt trước, mà có sự thực là Trung Quốc đang giám sát người dân trong nước, khiến các nước lo lắng doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc sẽ đem đến rủi ro gián điệp.

Báo cáo nói, mạng 5G đều rất quan trọng đối với dân dụng và quân dụng, tương lai tiêu điểm của cạnh tranh là quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn và sở hữu bản quyền mạng 5G. Doanh nghiệp phương Tây có ưu thế cạnh tranh rõ ràng, do đầu tư vượt xa Trung Quốc, tức tổng hòa số lượng bản quyền 5G đều gấp 10 lần công ty Trung Quốc.

Cổ chai Huawei, ZTE

Thiết bị đầu cuối của mạng 5G là các thiết bị của các nhóm người dùng khách hàng khác nhau, như điện thoại, máy tính, thiết bị mạng, xe ô tô tự lái, v.v, các thiết bị này thông qua liên kết đến mạng 5G để tiến hành trao đổi dữ liệu.

Thành phần cốt lõi của mạng 5G gồm: mảng ăng ten nhỏ, chip chuyển đổi dữ liệu, chipset nhỏ, chip chuyển mạch Ethernet, bộ khuếch đại công suất nhỏ, bộ xử lý mạng, mảng cổng lập trình trường (FPGA) và máy chủ.

Doanh nghiệp Âu, Mỹ, đặc biệt là công ty công nghệ lớn của Mỹ là những nhà tham dự quan trọng vào mạng 5G. Huawei, ZTE có điểm nghẽn trong công nghệ 5G là: mảng ăng ten, chip chuyển đổi dữ liệu, FPGA 

Công nghệ mảng ăng ten là thế mạnh của 2 công ty châu Âu Alpha Wireless và Ericsson, sau đó là công ty Galtronics của Mỹ.

Chip chuyển đổi dữ liệu chỉ có hai công ty Mỹ dẫn đầu gồm Texas Instruments và Analog Devices. Trung Quốc đã cố gắng xây dựng bộ chuyển đổi dữ liệu của riêng mình, nhưng không thành công.

Các bóng bán dẫn công suất thấp và bộ khuếch đại công suất gần như được độc quyền bởi bốn công ty Mỹ và một công ty châu Âu.

Hai nhà cung cấp chính của mảng cổng lập trình trường (FPGA) đến từ Mỹ, đó là Intel và Xilinx.

Từ góc nhìn của các nhà sản xuất chipset nhỏ, Qualcomm, Intel và Cavium ở Mỹ, và NXP và Ericsson ở châu Âu là những người chơi chính. Huawei không chiếm vị trí thống lĩnh. Đồng thời, châu Âu, Mỹ và Nhật Bản đã thống trị việc cung cấp linh kiện cho các chipset này.

“Trong hầu hết các mô-đun trong mạng 5G, công nghệ Mỹ và châu Âu vẫn chiếm một phần lớn.” Báo cáo của ông Lewis kết luận, nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức của các công ty Trung Quốc ở một số khía cạnh.

Chuỗi cung ứng 5G phức tạp 

Bắc Kinh muốn trở thành nước đứng đầu nên đã để Huawei bước vào lĩnh vực 5G, và đã có sự phát triển trong chế tạo thiết bị mạng quan trọng, đối thủ cạnh tranh của của Huawei là Ericsson và Nokia.

James Lewis cho biết, chuỗi cung ứng 5G phức tạo, không có mô đun quan trọng của nhà sản xuất Mỹ, mạng 5G của doanh nghiệp Trung Quốc sẽ không hoạt động được, tuy nhiên những mô đun quan trọng của doanh nghiệp Mỹ lại sử dụng linh kiện do Trung Quốc sản xuất.

James Lewis cho rằng, Huawei, ZTE được chính phủ Trung Quốc trợ cấp và có được ưu thế tình báo nên đã phát triển mạnh và nhanh chóng, điều này khiến cho 5G không còn là sự cạnh tranh giữa các công ty, mà sự cạnh tranh giữa quốc gia có nền kinh tế thị trường và quốc gia có nền kinh tế do chính phủ chủ đạo.

Vì sao phương Tây dần loại Huawei và ZTE khỏi cuộc chơi

Về việc vì sao phương Tây đang dần tẩy chay Huawei và ZTE, ông James Lewis cho biết, ví dụ như một người giúp bạn làm nhà lại muốn xông vào nhà của bạn, như vậy họ sẽ có ưu thế. Bởi vì họ biết được bố cục, hệ thống điện, điểm vào, có khả năng anh ta còn để lại cả chìa khóa ở chỗ nào đó, thậm chí là lén vào nhà mà chủ nhà không hay biết.

James Lewis cho biết, trong lĩnh vực 5G, giữa các công ty, giữa các quốc gia cạnh tranh nhau kịch liệt thì không có gì là lạ. Nếu công ty Trung Quốc cũng giống như các công ty khác, lấy công nghệ làm cơ sở để cạnh tranh trên toàn thị trường, rất có thể họ sẽ làm rất tốt, nhưng chính quyền Trung Quốc không cho phép.

Trung Quốc là nơi có hoạt động gián điệp mạnh mẽ nhất, gián điệp trong công nghiệp, đánh cắp sở hữu trí tuệ đến những đoàn thể mà chính quyền cho là đe dọa đến họ.

“Công nghệ tốt và giá thấp có chính phủ đứng sau trợ cấp, đã khiến cho Huawei trở nên thu hút hơn đối với nhiều quốc gia, thêm nữa Huawei lại là nhà cung cấp thiết bị viễn thông dẫn đầu thế giới, nhưng có thể họ lại mang theo gián điệp Trung Quốc đằng sau những công nghệ này”.

Huệ Anh

Xem thêm: