Hôm thứ Hai (30/7), chuyên gia phân tích kinh tế quốc tế độc lập Michael Ivanovitch đã trả lời tờ truyền thông tài chính CNBC, ông cho rằng “Xét lại vấn đề thặng dư thương mại đối với Mỹ là phù hợp với lợi ích của Trung Quốc, nó vượt quá mức giới hạn nên không thể cứ tiếp tục kéo dài mãi được”. “Mặt khác, nếu nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc muốn biến vấn đề thương mại thành vấn đề địa chính trị, họ sẽ thấy rằng không thể có đường nào để đi.”

Embed from Getty Images

Ảnh minh họa từ Getty Images 

Ivanovitch với vai trò là một chuyên gia kinh tế cao cấp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhà kinh tế quốc tế thuộc Ngân hàng dự trữ liên bang New York, và từng giảng dạy tại Học viện Thương mại Columbia. Ông cho biết, nhìn từ quy mô và độ phức tạp, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc có thể xem là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà trong lịch sử nền kinh tế Mỹ chưa từng gặp.

Phải hành động phù hợp chuẩn mực quốc tế để hai bên cùng thắng

Ông cho biết, nhìn từ cả hai thỏa thuận, đầu tiên là của IMF và sau đó là các nước G20 tiếp tục kêu gọi đảm bảo cân bằng nền kinh tế toàn cầu, thế nhưng một số nước vẫn tiếp tục bỏ qua quy tắc điều chỉnh cán cân thương mại quốc tế.

Ông cho rằng, trở ngại của việc tiếp cận thị trường và vi phạm quy tắc sở hữu trí tuệ chỉ là một phần của vấn đề, vấn đề nữa là các nước có thặng dư thương mại lớn như Trung Quốc sẽ phải xem xét tuân thủ các quy định quốc tế.

“Một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng là có những nước lớn, với hệ thống được thực hiện để có được thặng dư thương mại, đang có những chính sách kinh tế không phù hợp”. Ivanovich cho rằng họ cố tình sản xuất ra hàng hóa vượt xa lượng tiêu thụ trong nước, qua đó bán đổ bán tháo hàng hóa dư thừa tới các khu vực khác trên thế giới, làm cho các nước khác được “thiết kế” trở thành các đối tác thương mại phụ thuộc vào các nền kinh tế định hướng xuất khẩu.

Ông nói rằng đây là lý do tại sao sau chiến tranh thế giới thứ Hai hệ thống kinh tế toàn cầu phải thực hiện quy tắc điều chỉnh thương mại đối xứng cho các nước thặng dư và thâm hụt. Theo các quy định này, các nước thặng dư phải kích thích tăng trưởng qua các phương tiện trong nước, chẳng hạn như tiêu thụ trong gia đình, chi tiêu công, đầu tư khu dân cư và chi tiêu vốn kinh doanh, mà không phải là chỉ biết tập trung xuất khẩu.

Chẳng hạn như trong việc tuân thủ các quy tắc hoạt động, nhu cầu nhập khẩu ở các nước này phải tăng lên để làm giảm thặng dư và thâm hụt ngân sách với nước ngoài nhằm bù đắp các chính sách kinh tế hạn chế, trung hòa bút toán đỏ quốc gia, đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế thế giới.

Ivanovich nói “Bắc Kinh biết điều này” nhưng “Rõ ràng, Bắc Kinh không làm theo nguyên tắc hai bên cùng thắng.”

Tác động của thâm hụt thương mại quá lớn giữa Mỹ và Trung Quốc

“Nhà Trắng đang cố gắng bảo vệ nền kinh tế của mình để tránh phải chịu tình trạng bị lạm dụng kéo dài của trật tự thế giới sau Thế chiến thứ Hai”, Ivanovich nói. Ông giải thích rằng thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc với Mỹ đã gây tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Mỹ (làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ), nhưng thặng dư này đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc kích thích nền kinh tế của Trung Quốc (tăng trưởng GDP của Trung Quốc được tăng thêm).

Các nước dư thừa tài khoản vãng lai như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã trở nên giàu có hơn bằng cách tích lũy tài sản ròng nước ngoài, bao gồm cả lợi nhuận khổng lồ có được từ nước Mỹ. Ngược lại, nợ nước ngoài của Mỹ đã giảm 8 nghìn tỷ USD (Đô la Mỹ).

Thực tế đơn giản là vấn đề thu chi toàn cầu cần phải được cân bằng – có nghĩa là số dư phải bằng 0 (có thể điều chỉnh được bằng các sai số đo lường nhỏ) và không gây vấn đề lợi thế không công bằng trong một khái niệm kinh tế cụ thể nào đó. Ivanovich cho biết Trung Quốc cũng nên xem xét vấn đề này.

Một yếu tố khác là phần lớn hạng mục đầu tư lớn trong và ngoài nước của Trung Quốc là do số tiền kiếm được từ xuất khẩu sang Mỹ. Nói cách khác, hình thức đầu tư toàn cầu tăng cao của Trung Quốc đã phản ánh thặng dư thương mại khổng lồ mà Trung Quốc có được từ Mỹ.

Năm ngoái, thương mại Mỹ – Trung đạt 366 tỷ USD, trong đó Trung Quốc xuất khẩu 505,6 tỷ USD sang Mỹ.

Tuyên truyền chống Mỹ cho thấy Trung Quốc tiếp tục sai lầm

Ivanovich cũng chỉ ra, điều chỉnh lại quan hệ thương mại mà phần lợi ích chỉ dành cho Trung Quốc là hợp lý, thế nhưng những động thái của chính phủ Trung Quốc lại cho thấy tình trạng thù địch trong quan hệ với Mỹ không thể được khắc phục.

Ông cho biết các nhà chức trách Trung Quốc đã dán nhãn thủ đoạn thương mại chống Mỹ của họ là “hợp pháp” và đẩy mạnh tuyên truyền. Nếu chính quyền Trung Quốc tiếp tục khoanh vùng rộng hơn đối với các vấn đề chính trị Mỹ-Trung thì hệ quả có thể sẽ là họ tự đưa bản thân vào đường cùng.

Ông đề nghị các nhà chức trách Cộng sản Trung Quốc nên suy nghĩ lại về hậu quả của bài toán tranh thủ nhờ sự ủng hộ của EU để chống lại Mỹ trong thương mại và các tranh chấp khác.

Ngày 25/7, Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Junker (Jean-Claude Juncker) đã cùng nhau tuyên bố chống lại bên thứ ba “thực hiện thương mại không công bằng”. Mặc dù hai nhà lãnh đạo không nêu danh tính cụ thể nước nào, nhưng đa số giới quan sát cho rằng tuyên bố hàm nghĩa “Mỹ và Liên minh châu Âu sẽ cùng nhau ngăn chặn mô hình bảo hộ của Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Hiện nay, các nhà chiến lược đầu tư cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-EU đã giảm xuống tới mức xác suất thấp không còn đáng kể nữa. Ngược lại, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã thể hiện rõ ràng hơn.

Kết quả bầu cử giữa kỳ Mỹ có thể thuận lợi cho Trump

Giới quan sát bên ngoài cho rằng các tính toán chính trị của Trung Quốc đối với cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ có thể một lần nữa rơi vào hụt hẫng. Trước đó Trung Quốc nhắm vào “kho phiếu” đảng Cộng hòa, tăng thuế quan đối với nông dân và chủ trang trại Mỹ để gây áp lực đối với Chính phủ Trump nhằm ép phải từ bỏ cuộc chiến tranh thương mại.

Ivanovich chỉ ra, một chính phủ có lý trí bình thường phải đòi hỏi sự cân bằng giữa các tài khoản thương mại nước ngoài của mình. “Nếu nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc dự tính Trump có thể từ bỏ các yêu cầu thương mại của ông trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng Mười Một thì có thể thêm một lần nữa Bắc Kinh lại đánh giá sai”. Ông nói, “Ngược lại, khả năng lớn hơn là cuộc xung đột thương mại với Trung Quốc lại biến Trump trở thành điểm tựa đoàn kết giữa hai đảng”.

Ông giải thích rằng, trước hết, không có cử tri Mỹ nào lại ủng hộ tăng trưởng có hệ thống thặng dư thương mại của của Trung Quốc đối với Mỹ; thứ hai, họ sẽ không xem việc Washington nỗ lực ngăn chặn thâm hụt thương mại thành phá hoại hệ thống thương mại đa phương.

Ông cho rằng giải pháp cho tranh chấp thương mại Trung-Mỹ là hai bên sẽ nhanh chóng đạt được thỏa thuận, đồng ý thu hẹp đáng kể chênh lệch thương mại. Ông tin rằng Bắc Kinh có thể nhanh chóng bắt đầu quá trình này rất tốt, bởi vì thặng dư thương mại lớn hiện tại không thể kéo dài mãi được và không có lợi ích trong việc trì hoãn nó.

Ivanovich chỉ ra, trên thực tế, nếu Trung Quốc cố gắng đưa tranh chấp thương mại với Mỹ vào bối cảnh địa chính trị rộng lớn hơn thì Trung Quốc sẽ thấy rằng không thể có đường nào để đi.

Huệ Anh

Xem thêm: